Mì ăn liền của Việt Nam ra khỏi diện sản phẩm chịu kiểm soát của EU

Ảnh minh họa.
Ảnh minh họa.
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) -  Mì ăn liền Việt Nam đã chính thức được đưa ra khỏi diện kiểm soát an toàn thực phẩm tại Liên minh châu Âu (EU) nhưng vẫn bị kiểm tra tần suất tại cửa khẩu 20%.

Thương vụ Việt Nam tại Bỉ và EU (Bộ Công Thương) cho biết, ngày 12/6, Ủy ban châu Âu (EC) đã đăng Công báo Quy định số 2024/1662 ký ngày 11/6/2024 về rà soát áp dụng các biện pháp tăng cường kiểm tra bổ sung, biện pháp khẩn cấp quản lý nhập khẩu hàng nông sản, thực phẩm từ các nước thứ 3 vào thi trường EU theo quy định 2019/1973.

Theo đó, việc đưa mì ăn liền của Việt Nam ra khỏi diện kiểm soát an toàn thực phẩm tại EU vì đáp ứng các quy định của EU. Quy định này có hiệu lực từ ngày 2/7/2024.

Cũng theo Thương vụ Việt Nam tại Bỉ và EU, EU áp dụng tăng tần suất kiểm tra tại biên giới đối với Thanh long từ 20% lên 30%, đồng thời kèm theo các lô hàng là Giấy chứng nhận an toàn thực phẩm và kết quả phân tích kiểm nghiệm về dư lượng thuốc BVTV tồn dư trong sản phẩm (Thanh long vẫn nằm trong phụ lục II của Quy định và tăng tần suất kiểm tra từ 20% lên 30%).

Mặt hàng ớt được chuyển từ Phụ lục I (kiểm soát 50%) sang Phụ lục II (kiểm soát 50% và kèm theo Giấy chứng nhận an toàn thực phẩm, kết quả phân tích kiểm nghiệm về dư lượng thuốc bảo vệ thực vật tồn dư trong sản phẩm).

Đậu bắp được giữ nguyên tần suất kiểm tra 50% và kèm theo Giấy chứng nhận an toàn thực phẩm, kết quả phân tích kiểm nghiệm về dư lượng thuốc bảo vệ thực vật tồn dư trong sản phẩm.

Mặt hàng sầu riêng vẫn giữ nguyên tần suất kiểm tra 10%.

Riêng mặt hàng ớt có nguồn gốc xuất xứ Việt Nam, các lô hàng được xuất khẩu đã rời cảng từ Việt Nam hoặc từ nước thứ ba trước ngày Quy định 2024/1662 này có hiệu lực thì vẫn áp dụng theo Quy định 2024/286 ngày 6/2/2024 chưa phải kèm theo Giấy chứng nhận an toàn thực phẩm, kết quả phân tích kiểm nghiệm về dư lượng thuốc BVTV tồn dư trong sản phẩm.

Các Lô hàng mới xuất khẩu sau thời hiệu trên sang EU sẽ có hiệu lực từ ngày 2/ 9/2024.

Theo Thương mại Việt Nam tại Bỉ và EU, việc mì ăn liền được đưa ra khỏi diện kiểm soát an toàn thực phẩm tại EU đây là kết quả của nỗ lực không ngừng nghỉ của Bộ Công Thương, các cơ quan chức năng liên quan và các doanh nghiệp trong việc nâng cao chất lượng và đảm bảo an toàn thực phẩm cho sản phẩm mì ăn liền xuất khẩu sang EU.

Để tiếp tục xuất khẩu ổn định vào EU cũng như bảo vệ uy tín hàng xuất khẩu của Việt Nam, Thương mại Việt Nam tại Bỉ và EU khuyến cáo các doanh nghiệp sản xuất hàng nông sản, lương thực thực phẩm cần nâng cao công tác quản lý chất lượng sản phẩm, đáp ứng các yêu cầu của EU.

Vào tháng 1/2022, EU đưa các loại bún, miến, mỳ của Việt Nam vào phụ lục II về kiểm soát an toàn thực phẩm.

Sáu tháng sau, tháng 7/2022, Việt Nam thành công thuyết phục EU đưa các loại Bún, miến, mỳ làm từ gạo ra khỏi kiểm soát an toàn thực phẩm với lý do các nội dung kiểm soát của EU vượt quá nhu cầu cần thiết theo thông lệ SPS.

Một năm tiếp theo, vào tháng 6/2023, với nỗ lực kiểm soát chất lượng sản phẩm rất tốt của Bộ Công Thương, Việt Nam đã thuyết phục thành công EU đưa mỳ ăn liền từ kiểm soát từ phụ lục II sang phụ lục I với tần suất kiểm tra là 20%.

Tháng 6/2024, (tức là 1 năm sau chuyển từ phụ lục II sang phụ lục I), mỳ ăn liền Việt Nam đã được đưa ra khỏi diện kiểm soát an toàn thực phẩm.

Đọc thêm

Công tác cải cách, hiện đại hóa hải quan góp phần thúc đẩy tiến trình hội nhập kinh tế của đất nước

Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan Trần Đức Hùng. (Ảnh: Nụ Bùi)
(PLVN) -  Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan Trần Đức Hùng nhấn mạnh, công tác cải cách, hiện đại hóa của cơ quan Hải quan đã góp phần quan trọng vào việc tạo thuận lợi cho hoạt động thương mại quốc tế của Việt Nam; thúc đẩy tiến trình hội nhập kinh tế của đất nước; nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về hải quan.

Thông tư số 04 không gây khó cho việc nhập khẩu

Thông tư số 04 không gây khó cho việc nhập khẩu
(PLVN) - Trước lo ngại về việc Thông tư số 04/2024/TT-BNNPTNT gây khó khăn cho việc nhập khẩu thịt của các nước, đại diện Cục Thú y khẳng định, việc triển khai Thông tư này không gây khó khăn cho các doanh nghiệp nhập khẩu cũng như không làm ảnh hưởng tới số lượng sản phẩm động vật từ các nước xuất khẩu vào Việt Nam. 

Không để thiếu điện trong năm 2025

Tăng trưởng điện năm 2025 dự đoán có thể lên đến 13,4%. (Ảnh: EVN).
(PLVN) -   Cung ứng điện năm 2025 vẫn đáp ứng được nhu cầu ở hầu hết các tháng trong năm, nhưng còn tiềm ẩn một số rủi ro cho khu vực miền Bắc trong các thời điểm cao điểm cuối mùa khô.

Nâng cao vai trò làm chủ kinh tế của phụ nữ dân tộc thiểu số

Phụ nữ DTTS có nhiều tiềm năng phát triển. (Ảnh minh họa - Nguồn: Báo DTPT)
(PLVN) - Tại nhiều bản làng của một số dân tộc thiểu số (DTTS), người phụ nữ thường đóng vai trò then chốt. Tuy nhiên, vì nhiều lý do, họ vẫn không có tiếng nói trong cuộc sống. Vì vậy, việc nâng cao vai trò làm chủ kinh tế sẽ khẳng định vị thế của phụ nữ DTTS trong gia đình và xã hội.

'Tướng trận' Sông Đà kể chuyện băng rừng, vượt sông vì dòng điện đất nước

Sông Đà 11 đã thi công 4 cột (mỗi cột cao 145 mét, trọng lượng 426 tấn) vượt sông Hồng và Sông Luộc, đoạn qua Nam Định, Thái Bình, Hải Dương.
(PLVN) - “Trên đỉnh cột cao bằng đỉnh của một tòa nhà 40 tầng, trời nắng, gió to; phía dưới, sông Hồng nước vẫn cuộn chảy… nhưng lính thợ Sông Đà vẫn hô “Quyết tâm!”, để chinh phục cho được điểm cao 145 mét dựng cột, kéo dây đưa điện ra miền Bắc”, kĩ sư Nguyễn Văn Dũng - Phó Tổng Giám đốc Công ty CP Sông Đà 11 nhắc lại những ngày không thể quên trên công trường đường dây 500kV mạch 3 Quảng Trạch - Phố Nối.

Ngân hàng sau chuyển giao bắt buộc sẽ hoạt động ra sao?

Sau chuyển giao, CB sẽ hoạt động độc lập. (ảnh: Tuổi trẻ)
(PLVN) - Sau nhiều năm thực hiện quy trình và qua các bước phê duyệt, Ngân hàng Xây dựng (CB) và Ngân hàng Đại dương (OceanBank) đã chính thức được chuyển giao lần lượt cho Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) và Ngân hàng Quân đội (MB). Sau chuyển giao, các ngân hàng sẽ hoạt động như thế nào?

Thúc tiến độ các dự án lưới điện

Dự án đường dây 220kV Nậm Sum – Nông Cống phấn đấu hoàn thành trong tháng 10/2024. (Ảnh: EVNNPT)
(PLVN) -  Các dự án nguồn điện trong Quy hoạch điện VIII đang rất chậm trễ trong khâu triển khai. Trước tình hình này, các dự án lưới điện truyền tải nhập khẩu điện từ Lào và giải tỏa nhà máy nhiệt điện khí đang được yêu cầu phải đẩy nhanh tiến độ để sớm hoàn thành, đưa vào đóng điện.