Mê hồn những ngôi làng cổ

Làng cổ Shirakawa-go và Gokayama.
Làng cổ Shirakawa-go và Gokayama.
(PLO) - Ở Nhật có rất nhiều những ngôi làng miền quê cổ xưa yên bình và đẹp đến mê hồn và một trong số đó không thể không nhắc đến là Shirakawa-go và Gokayama. Đây là di sản văn hoá có diện tích 68 hecta ở thung lũng sông Shogawa, trải dài qua biên giới của quận Gifu và Toyama ở trung tâm Nhật Bản và là một di sản được UNESCO công nhận ở Nhật Bản vào năm 1995. 

Làng cổ Shirakawa-go và Gokayama hay còn gọi là Làng lịch sử Shirakawa-go và Gokayama. Theo tiếng Nhật, “Shirakawa” có nghĩa là làng của con sông trắng, còn “Gokayama” có nghĩa là năm quả núi. Hai làng này nằm tại vùng Tokai ở miền trung Nhật Bản. Làng Shirakawa-go nằm tại tỉnh Gifu và làng Gokayama nằm tại tỉnh Toyama.

Núi và rừng chiếm diện tích tới 96% đất ở cả hai làng Shirakawa-go và Gokayama do vậy cuộc sống của người dân nơi đây khó khăn, vất vả với chỉ có 4% đất trồng trọt. Từ năm 1950, Nhật bắt đầu có những bước tiến phát triển mạnh mẽ về kinh tế, người dân ở hai ngôi làng vẫn duy trì nhịp sống cũng như thói quen sinh hoạt mà tổ tiên nhiều đời của họ đã truyền lại.

Kiến trúc gassho-zukuri độc đáo

Đến Shirakawa-go và Gokayama, ngoài khung cảnh làng quê và đồng ruộng yên bình của cuộc sống gắn liền với thiên nhiên, sự nổi tiếng của các ngôi làng còn nằm ở chỗ, người ta xây nhà theo lối kiến trúc gọi là gassho-zukuri. 

Nhà tranh Gassho zukuri được làm bằng gỗ, lợp mái tranh với độ dày 50 cm. Nhà có màu đen mun đặc trưng được làm từ nhiều loại gỗ. Mỗi người dân ở đây sử hữu vài quả đồi nên lựa chọn gỗ để dựng nhà là điều không khó. Để hoàn thiện ngôi nhà này xưa người dân phải mất vài tháng. Nhà được thiết kế hình tam giác, ở giữa gian tầng 1 có một bếp củi đỏ lửa vừa để sưởi ấm vừa có tác dụng làm bền gỗ.

Tầng một còn được coi là phòng sum vầy. Đó vừa là phòng khách, phòng sinh hoạt chung và thậm chí còn là phòng ăn. Từ tầng 2 trở đi, nền giữa các gian nhà có các khe hở để khói từ tầng 1 thoát lên.


Điểm đặc biệt nhất của ngôi nhà đó là phần mái, được lợp bằng tranh trên dàn kèo gỗ được xây dốc xuống theo dạng giống như bàn tay đang chắp lại cầu nguyện. Người dân ở đây làm mái như vậy vì đây là 2 trong những địa điểm tuyết rơi nhiều nhất trên thế giới. Mái nhà có độ dốc cao là để tuyết có thể dễ dàng rơi xuống.

Khi khối lượng tuyết rơi dày đặc vào mùa đông, mái nhà ít nhất cũng sẽ nâng đỡ, bảo vệ ngôi nhà không bị đổ sập. Mái nhà cũng được thiết kế quay theo hướng Bắc hoặc Nam để tránh gió cấp và đón ánh sáng để tuyết có thể tan một cách nhanh chóng, mùa Đông thì ấm áp và mùa Hè lại mát mẻ dễ chịu. 

Ngoài ra, mái nhà đặc biệt không cần đến sự trợ giúp của những chiếc đinh, thay vào đó họ dùng dây thừng hay dây đay. Chiếc mái hình tam giác đã tạo ra một không gian gác mái rộng, giúp người dân có diện tích nuôi tằm. Căn gác mái đón trọn gió và ánh sáng từ cửa sổ nên thích hợp cho tằm sinh trưởng. Từ đây, trồng dâu nuôi tằm, chế tạo thuốc súng sử dụng chất thải từ con tằm trở thành nghề hỗ trợ cuộc sống của dân làng lúc bấy giờ. 

Nhưng hiện nay nơi nuôi tằm, chế tạo súng chỉ bày để khách thăm quan, 80% người dân làng cổ đã bỏ nghề nông nghiệp chuyển sang làm dịch vụ và du lịch. Hiện một số hộ gia đình vẫn đang trồng lúa nhưng để bảo vệ cảnh quan của làng vì cánh đồng lúa cũng thuộc di sản văn hóa thế giới. 

Nửa sau thế kỷ 19, có hơn 1.800 ngôi nhà gassho-zukuri nhưng do những nguyên nhân như nghề nuôi tằm suy thoái, dân số giảm nên số lượng nhà cũng ít dần theo và cho đến nay chỉ còn lại khoảng 150 ngôi nhà. Việc bảo tồn những ngôi nhà này từ kỹ thuật cho đến chi phí cũng không hề đơn giản chút nào. Phần mái nhà cứ 30-40 năm phải tiến hành thay cỏ một lần, gọi là “Fukikae”. Làm mái nhà rất tốn kém, nhà nào đến kỳ đổi mái sẽ được chính quyền địa phương hỗ trợ tiền làm lại, chủ hộ chỉ mất 10% số tiền sửa đó. 

Làng Shirakawago

Shirakawago ở tỉnh miền trung Gifu là một trong hai ngôi làng cổ độc đáo nhất Nhật Bản với tên gọi “Historic Villages of Shirakawa-gō and Gokayama”. Làng gồm hơn một trăm căn nhà cổ. Cụ thể ở đây có tổng cộng 114 mái nhà nằm kề nhau ở chân núi Haku-san ở tỉnh Gifu với dòng Shogawa chảy vắt ngang cùng những cánh đồng lúa. Shirakawago (có nghĩa Bạch giang quận cổ) mang trong mình một tinh thần Nhật Bản xưa cũ còn lưu lại đến bây giờ. Trước đây làng từng là nơi tu hành của các bậc ẩn tăng trước khi Phật giáo ở Nhật Bản kết hợp với Mật tông...

Làng Shirakawago có hàng trăm ngôi nhà cổ, nhưng trong số đó Ogimachi là ngôi làng lớn nhất và là điểm tham quan chính khi đến với Shirakawago. Để vào làng, bạn sẽ đi qua một cây cầu dây dài 107m với tên gọi Deaibashi (cầu Kỳ Duyên). Người dân nơi đây cho biết, cầu cũng là một trong những biểu tượng của làng thể hiện sự mong muốn luôn được sum vầy, hòa thuận. Cầu được bắc ngang con sông Shokawa có nước chảy trong vắt màu xanh ngọc.

Ngoài nhà cửa theo lối kiến trúc Gassho-zukuri, các công trình như chùa chiền, Koya (các ngôi nhà nhỏ được sử dụng làm nơi ở tạm của những cô gái đến thời kỳ kinh nguyệt), nhà kho làm bằng gỗ, đền thờ, thủy lộ đều được chỉ định là những tài sản văn hóa cần được bảo tồn. Ngôi làng vẫn giữ được phong cảnh thiên nhiên trù phú, các khu phố, cuộc sống sinh hoạt như ngày xưa nên nó được xem là một nơi bí ẩn chưa bị khám phá.

Bất chấp những suy thoái kinh tế, động đất, thiên tai  Shirakawa-go dường như đứng cách xa với hơi thở thời gian. Ở đó, như thể thời gian đứng chững lại, để nhìn, để ngắm, để nạp năng lượng sống. Những mái nhà Shirakawa-go như những bày tay cầu khấn, vừa mang tính tôn giáo, vừa để che đỡ những trận cuồng nộ của thiên nhiên, bão tuyết.

Làng Gokayama

Không được như Làng Shirakawa-go, làng Gokayama kém phát triển hơn và cũng không đông bằng Shirakawa-go. Những ngôi làng nông dân trong vùng này nhỏ hơn, tách biệt hơn và có rất ít bóng dáng những ngôi nhà hiện đại. Tại làng Gokayama lại phân cấp thành nhiều làng nhỏ, trong đó làng Suganuma và làng Ainokura được cho là đẹp nhất tại làng Gokayama. 

Làng Suganuma bao gồm: làng Suganuma và Gokayama Gassho no Sato. Nhiều ngôi nhà gassho-zukuri ở Suganuma hiện đã trở thành các bảo tàng nhỏ trưng bày hình ảnh cuộc sống thường nhật của nông dân, ngành sản xuất giấy washi và ngành sản xuất thuốc súng đang được duy trì tại nơi này. Ở Gokayama Gassho no Sato, phía bên kia đường hầm vẫn có một số ngôi nhà gassho-zukuri truyền thống được quy hoạch lại làm nơi ở cho các nhóm học sinh, sinh viên các trường học đến ăn ở và trải nghiệm cuộc sống Gokayama.

 

Làng Ainokura: Tận sâu phía trong thung lũng, Ainokura là ngôi làng xa xôi nhất của vùng Gokayama. Nó cũng là làng rộng nhất vùng này với gần 20 ngôi nhà gassho-zukuri. Nhiều ngôi nhà hiện vẫn là nơi cư trú của người dân. Dù kém phát triển, việc giao thông đi lại khó khăn và có rất ít các tiện nghi nhưng Ainokura rất yên tĩnh và hoàn toàn nguyên sơ. Do ở rất xa nên Ainokura cũng đã bảo tồn được rất nhiều truyền thống văn hóa của địa phương mình như âm nhạc và các điệu nhảy dân gian. 

Từ khi được UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới, những ngôi làng cổ càng ngày càng thu hút nhiều khách du lịch. Mỗi năm nơi đây đón khoảng gần 2 triệu khách đến thăm, trong đó số khách du lịch nước ngoài ngày một tăng. Với những lễ hội truyền thống, những món ăn địa phương, người dân đã biết tận dụng để phát triển du lịch.

Đặc biệt là lễ hội lớn nhất trong Dobudo, uống rượu gạo mới mừng vụ mùa và cầu mong các vị thần chở che để dân làng có thu hoạch tốt ở vụ mùa sau, đã thu hút hàng nghìn du khách tới tham quan. Ngoài ra, trong hai tháng 1 và 2 vào các tối thứ bảy hằng năm làng tổ chức thắp sáng điện trong tất cả các ngôi nhà cổ tạo nên lễ hội ánh sáng thu hút khách du lịch.

Tin cùng chuyên mục

Điện ảnh Việt và nỗi lo tăng thuế

Điện ảnh Việt và nỗi lo tăng thuế

(PLVN) - Những năm qua, điện ảnh Việt Nam đã có những bước tiến, tăng trưởng hàng năm và có những tác phẩm “ăn khách”.Tuy nhiên, bên cạnh những thành tích đáng ghi nhận, ngành điện ảnh vẫn đang đối mặt với những khó khăn, rào cản về chi phí, đặc biệt vấn đề dự thảo Luật Thuế giá trị gia tăng - GTGT (sửa đổi) sắp tới.

Đọc thêm

'Ông vua chân dung' của nhiếp ảnh Việt Nam

Bức ảnh Đại tướng Võ Nguyên Giáp ngồi bên nhạc sĩ Văn Cao vào ngày mùng 6 Tết Nhâm Thân 1992. (Ảnh: Nguyễn Đình Toán)
(PLVN) - Sở hữu tư liệu đồ sộ với hàng vạn bức ảnh quý giá chụp chân dung các văn nghệ sĩ, nghệ sĩ nhiếp ảnh Nguyễn Đình Toán được người trong nghề gọi với cái tên thân thương là “ông vua chân dung”. Đây không chỉ là một nghệ danh, mà còn là sự ghi nhận cho những đóng góp không ngừng nghỉ của ông trong việc lưu giữ và tôn vinh vẻ đẹp nghệ thuật qua từng khuôn mặt, từng nhân vật mà ông đã có cơ hội ghi lại trong suốt mấy chục năm qua.

'Multiverse - Đa vũ trụ' - Khám phá một vũ trụ bên trong mỗi con người

"Multiverse - Đa vũ trụ” ẩn chứa những câu hỏi về bản chất con người (Ảnh: BTC)
(PLVN) - Album “Multiverse - Đa vũ trụ” của Tùng Dương có các ca khúc ẩn chứa những câu hỏi về bản chất con người, về sinh tồn và ý nghĩa cuộc sống, về khả năng vượt thoát khỏi không gian sống chật hẹp để vươn tới những vũ trụ xa xăm hoặc để trở về khám phá một vũ trụ bên trong mỗi con người…

Khát khao làm phim điện ảnh “bom tấn”

Bộ phim "Khóc hay cười" thu hút nhiều khán giả.
(PLVN) - “Chúng tôi cố gắng một năm sẽ làm 3 - 4 phim chiếu rạp. Chúng tôi mong muốn làm phim điện ảnh bom tấn, kiểu Hollywood ”. Đó là lời chia sẻ của Đạo diễn Phạm Đức Dũng tại họp báo ra mắt Hãng phim Bạch Mã ngày 13/11/2024 tại Hà Nội.

Huỳnh Thị Thanh Thủy- Tự hào nhan sắc Việt

Huỳnh Thị Thanh Thủy- Tự hào nhan sắc Việt
(PLVN) -  Xuất sắc vượt qua nhiều đại diện đến từ các quốc gia trên thế giới, Huỳnh Thị Thanh Thủy đã đăng quang ngôi vị cao nhất, mang về chiếc vương miện danh giá Hoa hậu Quốc tế đầu tiên cho Việt Nam, đây là sự kiện quan trọng, đánh dấu tên tuổi Việt Nam trên bản đồ nhan sắc thế giới.

'Giọng hát hay Hà Nội năm 2024' - khơi dậy tình yêu Hà Nội

Cuộc thi “Giọng hát hay Hà Nội năm 2024” chính thức trở lại, tiếp tục hành trình tìm kiếm và vinh danh những giọng ca trẻ đầy tài năng của Thủ đô. (ảnh Thùy Dương)
(PLVN) - Cuộc thi “Giọng hát hay Hà Nội năm 2024” không chỉ là sân chơi nghệ thuật, mà còn là dịp để các thí sinh cũng như người dân Hà Nội ôn lại những trang sử hào hùng và khơi dậy tình yêu, niềm tự hào về quê hương trong trái tim mỗi người.

Văn hóa kinh doanh là giải pháp quan trọng để phát triển đất nước

Các đại biểu thảo luận tọa đàm: "Doanh nghiệp thời 4.0: Chuyển đổi văn hóa số tạo nên sự khác biệt."(Ảnh: BTC).
(PLVN) -  “Trong giai đoạn hiện nay, trước các cơ hội và thách thức đặt ra, chúng ta đã xác định văn hóa là nguồn lực nội sinh quan trọng. Bảo vệ bản sắc văn hóa, phát huy tiềm năng sức mạnh văn hóa dân tộc trong xây dựng văn hóa doanh nghiệp, văn hóa kinh doanh là giải pháp quan trọng để phát triển đất nước”.

200 tác phẩm "Hiện Linh" khám phá thế giới của đất mẹ

200 tác phẩm "Hiện Linh" khám phá thế giới của đất mẹ (ảnh P.V)
(PLVN) - Triển lãm gốm "Hiện Linh" mang tới công chúng, những người yêu nghệ thuật gần 200 tác phẩm lần đầu được ra mắt của Giáo sư, họa sĩ Ngô Xuân Bính. Trong không gian đương đại tại Bảo tàng Hà Nội, các tác phẩm gốm ‘Hiện Linh’ sẽ dẫn dắt người xem bước vào thế giới vừa quen thuộc, vừa mới lạ của đất Mẹ.