Máy bay chiến đấu F-15 Nhật Bản biến mất trên biển

Tàu khu trục trực thăng Hyuga của Lực lượng Phòng vệ Hàng hải, một trong những tàu chiến lớn nhất của Nhật Bản, tìm kiếm máy bay chiến đấu F-15 được cho là đã rơi cách bờ biển tỉnh Ishikawa khoảng 5 km hôm thứ Hai. Ảnh: Kyodo News
Tàu khu trục trực thăng Hyuga của Lực lượng Phòng vệ Hàng hải, một trong những tàu chiến lớn nhất của Nhật Bản, tìm kiếm máy bay chiến đấu F-15 được cho là đã rơi cách bờ biển tỉnh Ishikawa khoảng 5 km hôm thứ Hai. Ảnh: Kyodo News
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Hôm thứ Ba, một phát ngôn viên của Chính phủ Nhật Bản cho biết công tác tìm kiếm hai thành viên phi hành đoàn từ máy bay chiến đấu F-15 của JASDF mất tích sau khi cất cánh hôm thứ Hai, đang được tiến hành ở vùng Biển Nhật Bản (biển đông Bán đảo Triều Tiên). 

Một máy bay chiến đấu F15 của Lực lượng Phòng vệ Trên không Nhật Bản (JASDF) đã biến mất trong quá trình huấn luyện trên Biển Nhật Bản hôm thứ Hai, JASDF cho biết. Máy bay phản lực mất liên lạc với radar sau khi cất cánh từ Căn cứ Không quân Komatsu ở quận Ishikawa, miền Trung Nhật Bản.

Máy bay chiến đấu biến mất vào khoảng 5:30 chiều giờ địa phương (08:30 GMT) khi nó đang tiến hành huấn luyện với phi hành đoàn gồm hai người trên biển, cách căn cứ khoảng 5 km về phía tây-tây bắc, theo một nguồn tin của Bộ Quốc phòng.

Văn phòng Cảnh sát biển Kanazawa ở tỉnh Ishikawa cho biết họ nhận được một cuộc gọi vào cùng thời điểm báo cáo về một đốm sáng đỏ ngoài khơi Kaga gần căn cứ không quân.

Một máy bay chiến đấu phản lực F-15 của Lực lượng Phòng vệ Trên không Nhật Bản cất cánh tại căn cứ không quân Nyutabal ở thị trấn Shintomi, tỉnh Miyazaki, vào ngày 17/11/2004 thực hiện tuần tra trên không. Ảnh: AFP

JASDF, Lực lượng Phòng vệ Hàng hải và lực lượng bảo vệ bờ biển đã huy động máy bay, trực thăng và tàu tìm kiếm - bao gồm cả tàu sân bay trực thăng Hyuga, một trong những tàu lớn nhất của Nhật Bản - ngoài khơi căn cứ không quân Komatsu ở tỉnh Ishikawa.

Một phần của máy bay chiến đấu và thiết bị cứu sinh được phát hiện trôi nổi trên vùng biển cách căn cứ khoảng 5 km. Đội cứu hộ cũng đã tìm thấy một số người được cho là trên máy bay chiến đấu mất tích nhưng chưa thể xác định chính xác số lượng và tình trạng của họ vào thời điểm này, theo Bộ Quốc phòng.

Bộ trưởng Quốc phòng Nobuo Kishi chỉ thị các máy bay của JASDF phải được kiểm tra cẩn thận trước và sau tất cả các chuyến bay. Ông Kishi nói trong một cuộc họp báo: “Chúng tôi không có kế hoạch dừng bất kỳ chuyến bay nào (F-15).

Máy bay chiến đấu F-15 của JASDF (trên cùng và thứ hai từ trên xuống) tiến hành cuộc tập trận trên không với máy bay F / A 18 Hornet của Hải quân Hoa Kỳ trên bầu trời phía trên (Ảnh được công bố ngày 13/11/2017)

Theo Bộ Quốc phòng Nhật Bản, F-15 thuộc nhóm huấn luyện chiến đấu cơ của căn cứ Komatsu. F-15 là máy bay chiến đấu chủ lực của JASDF. Nhóm huấn luyện chiến đấu cơ, được gọi là đơn vị xâm lược, được biên chế bởi các phi công ưu tú và đóng vai kẻ thù để huấn luyện cho các đơn vị JASDF trên khắp Nhật Bản.

Hầu hết các máy bay phản lực F-15 của Boeing do Nhật Bản chế tạo đều được Mitsubishi Heavy Industries chế tạo theo giấy phép và là máy bay chiến đấu tiền tiêu chủ lực của nước này trong suốt 4 thập kỷ, thường xuyên tác chiến để đáp trả các máy bay nước ngoài thăm dò không phận nước này.

Nhật Bản có khoảng 200 chiếc F-15, một nửa trong số đó sẽ được Boeing nâng cấp để kéo dài thời gian hoạt động và nâng cao năng lực. Hầu hết những chiếc F-15 đó là máy bay một chỗ ngồi, với biến thể hai chỗ ngồi được sử dụng để huấn luyện.

Phi đội F-15 của JASDF đã từng có ​​một số vụ tai nạn trong quá khứ. Vào tháng 7/2011, một chiếc F-15 của căn cứ không quân Naha ở tỉnh Okinawa đã bị rơi trong một chuyến bay huấn luyện trên Biển Hoa Đông, khiến phi công thiệt mạng. Vào tháng 9/2008, một chiếc F-15 của căn cứ không quân Tsuiki ở tỉnh Fukuoka đã lao xuống biển ngoài khơi tỉnh Yamaguchi lân cận, nhưng không ai bị thương.

Tin cùng chuyên mục

Giải thưởng Nhà giáo Ghana 2024 là một trong những giải thưởng cao quý nhất để công nhận, tôn vinh những đóng góp của các giáo viên khắp cả nước này. (Ảnh: UNICEF)

Nghề giáo bốn phương

(PLVN) - Giáo viên tại các quốc gia đang phát triển thường xuyên đối diện với nhiều thách thức lớn như nghèo đói, thiếu hụt nguồn lực, lớp học quá tải, điều kiện công nghệ hạn chế. Tuy nhiên, họ vẫn luôn kiên trì và tận tâm, không ngừng nỗ lực vượt qua mọi khó khăn để mang lại tri thức và hy vọng cho từng học sinh, dù cho điều đó đôi khi vượt xa trách nhiệm công việc của họ.

Đọc thêm

Nghề độc đáo ở Nhật Bản: Ra sức 'nhồi nhét' khách lên tàu, mỗi năm thu nhập trên 800 triệu đồng

 Số lượng người dân đi tàu điện ngầm ở Nhật Bản lúc nào cũng quá tải. (Ảnh: Japan Insider)
(PLVN) - Nhật Bản vốn nổi tiếng là đất nước sử dụng tàu điện ngầm là phương tiện giao thông chính và quan trọng, phục vụ hàng triệu người mỗi ngày. Với hệ thống tàu điện hiện đại, hiệu quả và có mặt khắp các thành phố lớn, việc sử dụng tàu điện là cách tốt nhất để di chuyển trong và ngoài thành phố.

Úc cấm trẻ em dưới 16 tuổi sử dụng mạng xã hội

Hình minh họa
(PLVN) - Chính phủ Úc vừa cam kết sẽ ban hành luật giới hạn độ tuổi sử dụng mạng xã hội là 16 tuổi, kèm theo hình phạt cho các nền tảng không tuân thủ. Tuy nhiên, vẫn chưa rõ làm thế nào để các ông lớn công nghệ như Facebook, Instagram, TikTok... có thể thực thi hiệu quả quy định này.