“Mấy anh công an xã "làm bậy" thường không được học hành”

Lý giải nguyên nhân của những vụ việc công an xã lạm dụng quyền hạn hành hung, nổ súng, bắt giữ người trái quy định…, Thượng tá, Nhà giáo ưu tú Bùi Quang Vũ (Trường Trung cấp Cảnh sát nhân dân I - Bộ Công an) cho rằng, phần lớn là do không được đào tạo bài bản, hoặc công an xã là những cán bộ ở những bộ phận khác được cấp ủy chính quyền phiên sang làm công tác công an xã nên xảy ra sai sót.

[links()]Lý giải nguyên nhân của những vụ việc công an xã lạm dụng quyền hạn hành hung, nổ súng, bắt giữ người trái quy định… khi thi hành nhiệm vụ trong thời gian gần đây, Thượng tá, Nhà giáo ưu tú Bùi Quang Vũ (Trường Trung cấp Cảnh sát nhân dân I - Bộ Công an) cho rằng, phần lớn là do không được đào tạo bài bản, hoặc công an xã là những cán bộ ở những bộ phận khác được cấp ủy chính quyền phiên sang làm công tác công an xã nên xảy ra sai sót.

Nhiều địa phương chưa quan tâm đào tạo 

Theo quy định hiện hành, kinh phí và cơ sở vật chất phục vụ hoạt động, đào tạo, huấn luyện, bồi dưỡng công an xã được huy động từ nguồn ngân sách nhà nước. Tuy nhiên, theo Thượng tá Bùi Quang Vũ, Trưởng Khoa nghiệp vụ Quản lý Hành chính về trật tự xã hội, Trường Trung cấp Cảnh sát nhân dân I (Bộ Công an) thì nhìn chung mức độ quan tâm của các địa phương dành cho công tác đào tạo công an xã vẫn còn hạn chế, do còn nhiều khó khăn về nguồn kinh phí, định biên…

Trường Trung cấp Cảnh sát I là một trong hai “lò” đào tạo, bồi dưỡng công an xã ở khu vực phía Bắc, nhưng trong khoảng từ 5 - 7 năm gần đây, nhà trường mới chỉ phối hợp với 8 tỉnh, thành phố, mở một số khóa đào tạo cho các học viên là Trưởng công an xã.
“Gần đây, nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng cho công an xã tăng lên. Ngoài việc đảm nhận công việc chính là đào tạo cho lượng học viên đang theo học tại trường khá lớn, nên nhà trường cũng gặp khó khăn trong việc bố trí đủ giáo viên về các địa phương để đào tạo, giảng dạy cho lực lượng công an xã.”- ông Vũ nói. 
Theo phân công của Bộ Công an, Trường Trung cấp Cảnh sát nhân dân I có trách nhiệm giúp các địa phương từ khu vực Bắc Trung bộ trở ra để đào tạo nguồn nhân lực này. Riêng vùng miền núi, vùng sâu, vùng xa… do có những đặc thù về an ninh trật tự, Bộ Công an giao Trường Trung cấp An ninh nhân dân I đảm nhận việc đào tạo, bồi dưỡng cho lực lượng công an xã.    
CAX Phước Hải (Ninh Thuận) tuần tra xử lý vi phạm an toàn giao thông.
Ảnh minh họa.
Có học sẽ bớt sai phạm
Lý giải nguyên nhân của những vụ việc công an xã lạm dụng quyền hạn hành hung, nổ súng, bắt giữ người trái quy định… khi thi hành nhiệm vụ trong thời gian gần đây, Thượng tá Bùi Quang Vũ cho rằng, phần lớn là do không được đào tạo bài bản, hoặc công an xã là những cán bộ ở những bộ phận khác được cấp ủy chính quyền phiên sang làm công tác công an xã nên xảy ra sai sót.
“Tôi đã chứng kiến, có nơi Bí thư đoàn xã, Chủ nhiệm Hợp tác xã hay thậm chí có nơi, một anh Kế toán xã… không hề có chuyên môn, nghiệp vụ gì trong lĩnh vực an ninh trật tự cũng được điều sang làm Trưởng, Phó công an xã”, ông Vũ dẫn chứng.
“Tôi đã chứng kiến, có nơi có Bí thư đoàn xã, Chủ nhiệm Hợp tác xã hay thậm chí có nơi, một anh Kế toán xã… không hề có chuyên môn, nghiệp vụ gì về lĩnh vực pháp luật, an ninh trật tự… cũng được điều sang làm Trưởng, Phó công an xã.
Nếu không được đào tạo, bồi dưỡng đến nơi đến chốn thì nguy cơ công an xã mắc sai phạm trong công tác là rất cao”, Thượng tá, Nhà giáo ưu tú Bùi Quang Vũ (Trường Trung cấp Cảnh sát nhân dân I).

Cũng theo nhà giáo Công an này, những người được đào tạo bài bản về chuyên môn và chính trị - tư tưởng sẽ không để xảy ra những sự cố đáng tiếc như đã nêu.

“Nếu được đào tạo, sau 2 năm, họ sẽ hiểu biết nhiều hơn về luật pháp, hiểu được phạm vi quyền hạn của mình, và từ đó sẽ tránh được tình trạng lạm quyền hoặc lạm dụng vũ khí, công cụ hỗ trợ mà nhà nước trang bị để làm bậy, làm bạ dẫn tới hành vi vi phạm pháp luật.

Tuy chỉ là lực lượng vũ trang bán chuyên trách nhưng nếu ai đã qua đào tạo khi trở về địa phương công, tác làm việc sẽ “chắc tay” hơn… Hình ảnh của người công an xã vì thế cũng trở nên thân thiện hơn trong mắt người dân ở những miền quê”, Thượng tá Bùi Quang Vũ nói. 

Sự cần thiết và ý nghĩa của công tác đào tạo, bồi dưỡng chuẩn hóa đội ngũ công an xã được Nhà giáo ưu tú Bùi Quang Vũ dẫn chứng tại một số địa phương thuộc khu vực phía Bắc như Hà Nam, Ninh Bình, Thái Bình Hải Phòng…
“Ai cũng biết, Thái Bình một thời là điểm nóng của cả nước về vấn đề về an ninh nông thôn, nhưng sau đõ đã thay đổi một cách rõ rệt. Lực lượng công an xã sau khi được đào tạo (4 khóa) trở về cơ sở đã thực sự trở thành lực lượng nòng cốt trong phòng trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc, làm thay đổi hẳn bộ mặt nông thôn về công tác an ninh trật tự so với những năm trước đây”, ông Vũ cho biết thêm.
Tuy nhiên, theo dõi quá trình công tác sau khi được đào tạo, đã có không ít học viên sau khi trở về địa phương đã không tham gia công tác tại các Ban CAX mà lại được điều động sang lĩnh vực khác. Thực tế này không chỉ gây  nên sự lãng phí nguồn lực mà yêu cầu chính quy hóa đội ngũ Trưởng, Phó CAX cũng rất khó thực hiện vì để có người đảm nhiệm các chức danh công an xã, các địa phương lại tiếp tục dùng những người chưa qua đào tạo để lấp chỗ trống.
Với kinh nghiệm nhiều năm làm công tác đào tạo, ông Vũ lưu ý, các địa phương cần cân nhắc trong quá trình quản lý, sử dụng, luân chuyển những cán bộ CAX và lực lượng dự nguồn đã qua đào tạo ở trình độ trung cấp. Bởi không dễ gì có được một cán bộ có trình độ, chuyên môn đủ khả năng đáp ứng yêu cầu của công tác bảo vệ an ninh trật tự tại địa bàn nông thôn trong bối cảnh mà chế độ, chính sách dành cho lực lượng này còn nhiều hạn chế, bất cập như hiện nay.
Gần 2.000 Trưởng công an xã và dự nguồn chưa qua đào tạo
Tính đến nay, các tỉnh thành trên toàn quốc đã tổ chức được hơn 140 lớp đào tạo Trưởng CAX cho hơn 1,4 vạn Trưởng CAX và cán bộ dự nguồn cho chức danh Trưởng CAX.
Trong đó, có 123 lớp trung cấp cho hơn 1,2 vạn học viên và 18 lớp sơ cấp cho 1.580 học viên. Kết thúc các khóa đào tạo, nhìn chung trình độ năng lực của CAX  được nâng lên, quá trình xứ lý công việc “chắc tay” hơn, tình hình an ninh trật tự tại địa bàn phụ trách có nhiều biến chuyển.
Tuy nhiên, đến nay trên toàn quốc vẫn còn 1.915 Trưởng CAX và dự bị, dự nguồn vẫn chưa được đào tạo chuẩn hóa; hơn 2 vạn CAX chưa được huấn luyện.

T. A-P.H.

Đọc thêm

Triệt phá đường dây chế độ vũ khí quân dụng

Các đối tượng bị bắt giam về tội "Tàng trữ, mua bán trái phép vũ khí quân dụng" cùng tang vật (Ảnh: CACC).
(PLVN) -  Cơ quan CSĐT quận 4 (TP HCM) vừa triệt phá đường dây “độ, chế”, tàng trữ, mua bán trái phép vũ khí quân dụng và công cụ hỗ trợ liên tỉnh/thành; khởi tố, bắt tạm giam 5 đối tượng về tội “Tàng trữ, mua bán trái phép vũ khí quân dụng”.

Kỷ luật 2 lãnh đạo tỉnh Đồng Tháp

Kỷ luật 2 lãnh đạo tỉnh Đồng Tháp
Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Hòa Bình đã ký các Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về việc thi hành kỷ luật đối với Phó Chủ tịch và nguyên Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Tháp.

Bắt đối tượng vận chuyển gần 12.000 viên ma túy tổng hợp

Tang vật vụ án.

(PLVN) - Ngày 13/1, thông tin từ Công an huyện Cam Lộ (tỉnh Quảng Trị) cho biết, Cơ quan Cảnh sát điều tra (CSĐT) thuộc đơn vị đang tiếp tục mở rộng điều tra về hành vi “Mua bán trái phép chất ma túy” đối với Lê Văn Q (SN 1980, trú tại xã Cam Nghĩa, huyện Cam Lộ).

Vụ án tại Trung tâm R&D thuộc BQL Khu CNC TP HCM: Cựu lãnh đạo Sở KH&ĐT nhận tiền tỷ khi duyệt dự án

Bị cáo Minh tại một phiên tòa hồi tháng 7/2024. (Ảnh: Hải Duyên)
(PLVN) - Dự kiến từ ngày 15/1, TAND TP HCM sẽ đưa bị cáo Trần Thị Bình Minh (cựu PGĐ Sở KH&ĐT), Phan Tất Thắng (cựu Phó phòng Kinh tế) ra xét xử về tội Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong thi hành công vụ trong vụ án xảy ra tại Trung tâm nghiên cứu triển khai Khu công nghệ cao (Trung tâm R&D) thuộc Ban Quản lý Khu công nghệ cao (BQLKCNC) TP HCM và các đơn vị liên quan.