Mạng ảo, lỗi thật

Mạng ảo, lỗi thật
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Hôm qua (16/4), Thanh tra Sở TT&TT TP HCM đã ban hành Quyết định xử phạt vi phạm hành chính với một phụ nữ ngụ tại địa phương này số tiền 7,5 triệu đồng vì đã cung cấp thông tin sai sự thật, xúc phạm uy tín của UBND tỉnh và danh dự Chủ tịch UBND tỉnh Bình Thuận. 

Trước đó, trên mạng xã hội xuất hiện clip do tài khoản có tên “Hoa Lệ Sài Gòn” đăng tải. Trong clip, người phụ nữ này cho rằng lãnh đạo tỉnh Bình Thuận bao che cho một “thần y” là người đang có mâu thuẫn với bà.

Sau xác minh, Sở Y tế khẳng định việc cấp chứng chỉ hành nghề khám chữa bệnh cho “ông lang” này được thực hiện đúng quy định; phát ngôn của người phụ nữ trong clip không có căn cứ, thiếu chính xác, sai sự thật.

Bình Thuận đã chuyển các căn cứ, hồ sơ sai phạm đến TP HCM đề nghị phối hợp làm việc, yêu cầu người phụ nữ xin lỗi, đính chính lại nội dung clip và cơ quan chức năng đã đưa ra cách xử lý như trên.

Cũng trong ngày hôm qua, một sự việc nghiêm trọng khác đã xảy ra, khi một nữ doanh nhân tại Bình Dương đã có đơn gửi Cục An ninh mạng và Phòng chống Tội phạm sử dụng công nghệ cao Bộ Công an (A05), tố cáo bị kênh YouTube Tin tức Tài chính và Pháp luật vu khống, xuyên tạc, nhục mạ.

Kênh này sử dụng nick ảo (tài khoản gmail ảo); ẩn hết mọi thông tin cơ bản về kênh; sử dụng giọng đọc “kỹ thuật số” là giọng đọc nhân tạo. Chỉ sau vài tháng, kênh này đã đăng tải 84 clip vu khống bôi nhọ Cty và cá nhân nữ doanh nhân.

Có ngày như 14/4/2021, chỉ trong vòng 7 tiếng, kênh này đã đăng tải 4 clip xuyên tạc. Nạn nhân cho rằng đây là sự việc cố ý, có tổ chức, được thuê mướn, được thực hiện bởi một số đối tượng có trình độ kinh nghiệm trong lĩnh vực truyền thông; thực hiện có êkip, bài bản, chuyên nghiệp: Người tìm hình ảnh của nạn nhân trên mạng để sử dụng bất hợp pháp; người viết nội dung xuyên tạc; người cắt ghép dựng hình; người tải các clip lên YouTube… nên mới có thể sản xuất ra hàng loạt clip với tốc độ nhanh, nhiều như vậy.

Các đối tượng làm các clip vu khống bịa đặt rất “có nghề”, nội dung vu khống, bịa đặt, mạt sát, nhục mạ nghiêm trọng cá nhân, còn bóp méo, xuyên tạc một số chỉ đạo của cơ quan TW và Bình Dương, ảnh hưởng đến sự điều hành đúng đắn của cơ quan Nhà nước.

Sau khi mời Thừa phát lại tới lập Vi bằng theo quy định để làm chứng cứ phục vụ công tác điều tra xử lý của cơ quan chức năng, nạn nhân đã gửi đơn tố giác đến cơ quan chức năng, đề nghị khởi tố vụ án “lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân” theo Điều 331 BLHS; xác định ai là người thuê các đối tượng làm các clip xấu độc này, ai trực tiếp thực hiện, đối tượng thực hiện có phải là người có kinh nghiệm truyền thông chuyên nghiệp hay không… và xử lý các đối tượng đúng quy định pháp luật.

Hai sự việc lợi dụng mạng ảo để vi phạm xảy ra trong cùng một ngày cho thấy vấn nạn “tội phạm mạng” ngày càng nhức nhối. Đây chính là một dạng “tội phạm mới sử dụng công nghệ cao” mà Ban Chấp hành TW đã chỉ ra trong Chỉ thị 48/CT-TW ngày 22/20/2010. Nếu các sự việc không bị điều tra xử lý nghiêm minh thì có thể sẽ là một tiền lệ vô cùng nguy hiểm để tội phạm mạng có thể học theo tấn công các cá nhân, doanh nghiệp khác nhằm đạt được mục đích xấu, ảnh hưởng đến môi trường đầu tư kinh doanh và sự bình yên của xã hội, của đất nước.  

Đọc thêm

Có nên đẩy mạnh tư nhân hóa dịch vụ công tại Việt Nam?

Dịch vụ công và quản lý cung ứng dịch vụ công. (Ảnh nguồn Tạp chí Quản lý Nhà nước)
(PLVN) - Từ sau đổi mới đến nay, chủ trương khuyến khích khu vực tư nhân tham gia cung cấp dịch vụ công đã góp phần giảm ngân sách, nâng cao chất lượng dịch vụ và khơi dậy tiềm năng cạnh tranh. Dù vậy, việc phát triển còn gặp nhiều khó khăn do hệ thống chính sách tài chính (thuế, phí, tín dụng, quản lý giá, đất đai, bảo hiểm xã hội…) thiếu đồng bộ, chưa đủ khuyến khích kinh doanh nghiệp tư nhân tham gia. Để người dân tiếp cận tối đa những tiện ích công cộng, câu hỏi đặt ra, liệu có nên đẩy mạnh tư nhân hóa dịch vụ công tại Việt Nam.

Thủ tục khởi kiện khi người vay tiền không trả?

Luật sư Đoàn Trung Hiếu.
(PLVN) - Bạn đọc Nguyễn Mạnh Thắng (Hải Phòng) hỏi: Bạn tôi có nhắn tin qua zalo vay tôi số tiền 50 triệu đồng và hứa sẽ trả trong vòng 1 tháng. Tôi đã chuyển khoản số tiền trên cho bạn vay nhưng đến nay sau 1 năm và nhiều lần tôi thúc giục bạn tôi vẫn không chịu trả số tiền này lại cho tôi, khiến tôi rất bức xức. Xin hỏi, trường hợp này tôi có thể khởi kiện bạn tôi vì không trả tiền vay cho tôi được không? Thủ tục khởi kiện như thế nào?

Quy định mới nhất về việc tổ chức học thêm, dạy thêm

Ảnh minh họa
(PLVN) - Thông tư 29/2024 quy định rõ, giáo viên đang dạy học tại các nhà trường không được dạy thêm ngoài nhà trường có thu tiền của học sinh đối với học sinh mà giáo viên đó đang được nhà trường phân công dạy học theo kế hoạch giáo dục của nhà trường.

Bộ Quốc phòng trả lời kiến nghị của cử tri Quảng Ninh và Đồng Nai

Ảnh minh họa
(PLVN) -  Bộ Quốc phòng vừa có phản hồi các kiến nghị của cử tri tỉnh Quảng Ninh và Đồng Nai liên quan đến chế độ đãi ngộ cho sĩ quan công tác tại vùng biên giới và chính sách hỗ trợ người dân sinh sống tại hải đảo. Theo đó, các chính sách hiện hành đã thể hiện sự quan tâm, ưu đãi của Đảng và Nhà nước đối với lực lượng vũ trang và người dân ở các vùng biển đảo.

Không giải thích rõ ràng cho bên mua về quyền lợi bảo hiểm bị phạt tới 100 triệu đồng

Ảnh minh hoạ.
(PLVN) - Theo quy định tại  Nghị định số 174/2024/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm vừa được Chính phủ ban hành, hành vi không giải thích rõ ràng, đầy đủ cho bên mua bảo hiểm về quyền lợi bảo hiểm, điều khoản loại trừ trách nhiệm bảo hiểm bị phạt tới 100 triệu đồng.