Malaysia phát tán 6.000 con muỗi biến đổi gene

Malaysia vừa hoàn tất việc phóng thả thử nghiệm 6.000 con muỗi biến đổi gene trong một nỗ lực được gọi là "chống lại bệnh sốt xuất huyết". Vụ việc này đã vấp phải sự chỉ trích từ các tổ chức môi trường.

Malaysia vừa hoàn tất việc phóng thả thử nghiệm 6.000 con muỗi biến đổi gene trong một nỗ lực được gọi là "chống lại bệnh sốt xuất huyết". Vụ việc này đã vấp phải sự chỉ trích từ các tổ chức môi trường.

Viện nghiên cứu Y khoa IRM ở nước này vừa cho biết đã thả 6.000 con muỗi GMO vào cuối tháng 12/2010.

Hồi đầu tháng 1/2011, Malaysia có thông tin hoãn việc phát tán muỗi biến đổi gene (GMO) nhằm đối phó bệnh sốt xuất huyết (SXH) và sẽ tổ chức các buổi lấy ý kiến cũng như giải trình với công chúng địa phương về cuộc thử nghiệm.

Muỗi vằn lây truyền bệnh SXH có thể gây tử vong nếu không điều trị kịp thời   (Ảnh: PENSATI)
Muỗi vằn lây truyền bệnh SXH có thể gây tử vong nếu không điều trị kịp thời (Ảnh: PENSATI)

“Tôi ngạc nhiên họ đã làm điều đó mà không thông báo trước, điều này đã gây lo lắng cao độ cho các tổ chức môi trường lẫn các nhà khoa học và cư dân địa phương” – nhà nghiên cứu Lim Li Ching thuộc tổ chức Mạng lưới thế giới thứ ba TWN cho biết. (TWN là một phần trong 29 tổ chức môi trường và sức khỏe cộng đồng liên tục yêu cầu chính phủ hủy việc thí nghiệm vì nhiều rủi ro khôn lường).

“Chúng tôi không đồng tình khi thí nghiệm được tiến hành không minh bạch như vậy. Vẫn còn nhiều nghi vấn, đồng thời các nghiên cứu cũng không được tiến hành đầy đủ để có thể đánh giá hết hậu quả của thí nghiệm này”, bà Lim nói.

Theo công bố vào ngày 25/1 của Viện IMR, 6.000 con muỗi vằn đực được thả tại khu vực không người sinh sống ở trung tâm tỉnh Pahang. Thí nghiệm này được tiến hành vào ngày 21/12 để “nghiên cứu sự phân tán và tuổi thọ của những con muỗi này trong vùng thí nghiệm” và “kết thúc thành công vào ngày 5/1/2011”. Viện  IMR nói thêm rằng sẽ không có thêm một đợt phát tán muỗi GMO nào nữa cho đến khi kết quả thử nghiệm được phân tích.

Các nhà nghiên cứu đã áp dụng những kỹ thuật gene lên muỗi vằn khiến vòng đời của thế hệ con cháu của chúng ngắn hơn. Điều này giúp kiềm chế tăng trưởng số lượng muỗi vằn và tiến đến tiêu diệt hoàn toàn. Muỗi vằn cái chính là nguyên nhân lây truyền bệnh SXH – căn bệnh làm chết ít nhất 134 người Malaysia vào năm ngoái.

Theo Báo Đất Việt

Đọc thêm

Đoàn kiều bào thăm, động viên quân, dân Huyện đảo Trường Sa và Nhà giàn DK-I

Đoàn công tác số 11 do Chuẩn Đô đốc Phạm Văn Luyện, Phó Chủ nhiệm Chính trị Quân chủng Hải quân, ra thăm Trường Sa.
(PLVN) - Nhân dịp kỷ niệm 49 năm thống nhất Tổ quốc (30/4/1975 – 30/4/2024) và giải phóng quần đảo Trường Sa (29/4/1975), 69 năm thành lập Hải quân nhân dân Việt Nam (7/5/1955), Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài (NVNONN), Bộ Ngoại giao phối hợp với Bộ Tư lệnh Hải quân tổ chức Đoàn đại biểu kiều bào đi thăm, động viên cán bộ, chiến sĩ và người dân Huyện đảo Trường Sa và Nhà giàn DK-I trong khuôn khổ Đoàn công tác số 11.

Tiết lộ khẩu pháo phòng không nguy hiểm nhất của Nga

Pháo phòng không bắn nhanh ZU-23-2 của Nga.
(PLVN) - Pháo phòng không bắn nhanh ZU-23-2 của Nga không chỉ là phương tiện phòng không chống lại trực thăng, máy bay không người lái cỡ lớn và máy bay chiến đấu bay thấp mà còn là vũ khí đất đối đất “sát thủ” cả trên bộ và trên biển.

Mỹ chế tạo máy bay 'Ngày tận thế' mới

Một máy bay chỉ huy và điều khiển E-4B.
(PLVN) - Mỹ sẽ phát triển một máy bay “Ngày tận thế” mới để cho phép tổng thống Mỹ tiếp tục lãnh đạo đất nước trong trường hợp xảy ra chiến tranh hạt nhân hoặc thảm họa lớn khác phá hủy các trung tâm chỉ huy và kiểm soát trên mặt đất.