'Ma Trận' mua bán người

Một nạn nhân bị lừa bán sang Myanmar với thủ đoạn việc nhẹ, lương cao được Công an tỉnh Bạc Liêu giải cứu vào đầu tháng 9/2023. (Ảnh: Bộ Công an)
Một nạn nhân bị lừa bán sang Myanmar với thủ đoạn việc nhẹ, lương cao được Công an tỉnh Bạc Liêu giải cứu vào đầu tháng 9/2023. (Ảnh: Bộ Công an)
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Những năm gần đây, qua không gian mạng, nhiều người trẻ đã dễ dàng bị rơi vào “ma trận” của các đường dây buôn người… Các đối tượng vẽ ra các viễn cảnh việc nhẹ, lương cao, không cần bằng cấp, thạo nghề hoặc kết hôn nước ngoài…

Ai cũng có thể là nạn nhân

Do hoàn cảnh cảnh gia đình khó khăn, vào giữa tháng 7/2023, anh G.Q.T (sinh năm 1981, ngụ xã Long Điền, huyện Đông Hải, Bạc Liêu) đi tìm việc làm và được giới thiệu làm quen với một người phụ nữ Myanmar tên Elly Sung, hứa sẽ lo toàn bộ chi phí xuất cảnh sang Myanmar làm việc với mức lương 30 triệu/tháng. Đến ngày 24/7/2023, theo lời hướng dẫn của Elly Sung, anh T đã ra Hà Nội và tiếp tục được một người phụ nữ khác đưa sang Lào thông qua Cửa khẩu quốc tế Tây Trang (Điện Biên), sau đó nhập cảnh trái phép vào Myanmar.

Tuy nhiên, không phải làm việc tại công ty như thỏa thuận ban đầu, các đối tượng đã giam giữ anh T tại một tòa nhà cao tầng chung với hàng chục lao động Việt Nam khác và ép buộc phải thực hiện công việc là tạo các tài khoản game ảo để lừa đảo tiền của người khác. Thấy việc làm trái pháp luật, anh T không đồng ý thì bị chúng nhốt lại và đánh đập, bỏ đói trong nhiều ngày liền.

Sau nhiều ngày bị giam giữ, anh T đã bỏ trốn và liên hệ với gia đình để đến Công an tỉnh Bạc Liêu trình báo. Nhận được tin báo, ngày 25/8/2023, Cơ quan An ninh điều tra Công an tỉnh Bạc Liêu nhanh chóng phối hợp với Tổ chức Trẻ em Rồng Xanh để tiến hành giải cứu anh T. và đưa trở về Bạc Liêu an toàn vào ngày 07/9/2023.

Theo báo cáo về kết quả công tác phòng, chống mua bán người năm 2023 của UBND TP Hồ Chí Minh, nạn nhân không chỉ là phụ nữ, trẻ em mà còn xuất hiện tình trạng mua bán trẻ sơ sinh, mua bán nội tạng, bộ phận cơ thể, đẻ thuê. Nhiều đường dây tội phạm liên quan đến mua bán người, bộ phận cơ thể thông qua mạng xã hội.

Vào cuối tháng 10/2023, Công an TP Hồ Chí Minh và các đơn vị liên quan đã triệt phá đường dây mua bán bộ phận cơ thể người, đồng thời làm rõ phương thức, thủ đoạn của các đối tượng tổ chức đường dây đã thu lợi bất chính hơn 12 tỷ đồng… Các đối tượng này đều bán thận trước đó và nắm được quy trình nên đã thành lập đường dây, lôi kéo nhiều người bán thận để tạo thành “ngân hàng” thận bán cho người cần ghép… Bước đầu, cơ quan Công an xác định các đối tượng trên đã thực hiện 28 giao dịch mua bán tạng thận, mỗi trường hợp cần mua thận có giá từ 400 triệu đồng đến hơn 1,1 tỷ đồng và người bán thận nhận từ 260 đến 400 triệu đồng. Các đối tượng đã thu lợi bất chính hơn 12 tỷ đồng.

Mới đây nhất, liên quan tới vụ việc hai bé gái bị thất lạc tại phố đi bộ Nguyễn Huệ (quận 1), ngày 12/4, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an TP Hồ Chí Minh đã ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can, bắt bị can để tạm giam đối với Phạm Huỳnh Nhật Vi (SN 2003, Gò Công Đông, Tiền Giang) về tội “Chiếm đoạt người dưới 16 tuổi” và “Sử dụng người dưới 16 tuổi vào mục đích khiêu dâm”.

Theo đó, Vi móc nối với một đối tượng người nước ngoài, tìm trẻ em từ 6 - 12 tuổi, dùng thủ đoạn để đưa các cháu về nơi Vi ở, ép buộc các cháu thực hiện một số hành động có tính chất khiêu dâm để Vi quay phim, chụp ảnh gửi cho đối tượng người nước ngoài, sau đó đối tượng này sẽ chuyển tiền cho Vi để trả công…

Bà Nguyễn Thị Minh Hương, Phó Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam cho biết, nạn nhân của mua bán người có thể là bất cứ ai nhưng một thực tế là phụ nữ và trẻ em gái luôn chiếm đa số. Báo cáo tổng kết của Bộ Công an cho biết: Từ năm 2012 đến tháng 2/2023, lực lượng chức năng đã giải cứu, tiếp nhận, xác minh khoảng 10.000 trường hợp, trong đó xác định 7.962 người là nạn nhân (phụ nữ, trẻ em chiếm khoảng 90%).

Công tác phòng, chống mua bán người thời gian qua ở Việt Nam đã đạt được những kết quả nhất định, thể hiện những nỗ lực, quyết tâm của Việt Nam trong thực hiện cam kết quốc tế góp phần thúc đẩy và bảo vệ quyền con người trong công tác phòng, chống tội phạm mua bán người. Tuy nhiên, những tác động tiêu cực của hậu COVID-19, nhu cầu việc làm tăng cao… là điều kiện thuận lợi để các đối tượng triệt để lợi dụng lừa gạt, dụ dỗ nạn nhân nhằm lừa bán, xâm phạm nghiêm trọng đến quyền con người, trong đó có quyền của phụ nữ.

Bà Nguyễn Thị Vân, cán bộ chương trình Asean-Act (Phòng, chống buôn bán người tại Việt Nam) cho biết, các hình thức lừa đảo buôn bán người, hiện nay còn xuất hiện hình thức làm giấy chứng sinh giả để đăng ký giấy khai sinh thật cho trẻ em. Khi thủ phạm có giấy khai sinh thật rồi thì rất khó để xác định các trường hợp trẻ em bị mua bán. Ngoài ra, với tình trạng đưa người sang Campuchia, Philippines…, có thể phân làm 2 loại: một là nạn nhân thật - bị lừa, ép buộc phải đi lừa đảo người khác. Hai là những người xuất cảnh tự nguyện, tự nguyện dụ dỗ người khác sang khi có thu nhập.

Theo thống kê của Bộ đội Biên phòng Hà Tĩnh, từ năm 2023 đến nay, lực lượng này đã phối hợp với Công an Hà Tĩnh, ngành chức năng Lào tổ chức giải cứu 93 nạn nhân. Trong số đó, từ đầu năm 2024 đến nay, giải cứu 75 người từ Đặc khu Kinh tế Bokeo (Lào) về. Đây là con số lớn nhất từ nhiều năm qua trong đường dây lừa đảo, buôn người qua khu vực biên giới Hà Tĩnh.

Tỉnh táo trước các chiêu trò hào nhoáng

Theo Cơ quan Công an, nếu như trước đây các đối tượng tiếp cận, làm quen với nạn nhân theo hình thức trực tiếp gặp mặt thì hiện nay đã chuyển qua sử dụng các trang mạng xã hội để “bẫy con mồi”. Sau đó lần lượt đưa họ đi qua từng mắt xích của đường dây đã được hình thành, hoạt động trơn tru từ trước.

Các đối tượng lợi dụng không gian mạng, đặc biệt là các nền tảng OTT (Zalo, Facebook, Telegam..) thiết lập các trang quảng cáo, tìm việc làm, ứng dụng hẹn hò, hội nhóm độc thân, sử dụng tên tuổi, địa chỉ giả để kết bạn, làm quen, tán tỉnh, hứa hẹn tìm việc làm thu thập cao, sau đó lừa bán làm nhân viên phục vụ tại các cơ sở kinh doanh có điều kiện về ANTT (quán karaoke, cắt tóc, massage…).

Các đối tượng dụ dỗ nạn nhân ra nước ngoài làm việc nhẹ lương cao, bán thận thông qua các hình thức như: Xem ảnh, tuyển chọn nạn nhân qua Zalo… Sau đó, hướng dẫn nạn nhân sang nước ngoài (như Lào, Campuchia, Myanmar…). Tại các nước này, nạn nhân bị bắt làm những công việc như sau: Lừa đảo chiếm đoạt tài sản trên không gian mạng, làm việc trong các casino tại các công ty do người nước ngoài làm chủ. Nếu muốn về nước phải nộp một tài khoản tiền chuộc lớn. Ngoài ra, đối tượng lừa gạt phụ nữ đưa ra nước ngoài kết hôn trái pháp luật, ép hoạt động mại dâm diễn ra tại các tỉnh biên giới.

Tương tự, đối với các vụ mua bán người nội địa, phương thức thủ đoạn chủ yếu là dụ dỗ, tạo niềm tin, kết bạn làm quen qua mạng xã hội, rủ đi du lịch, mua sắm, tìm việc làm. Thậm chí đối tượng còn tìm về tận quê nhà nạn nhân, trao đổi cùng gia đình về cơ hội công việc ở thành phố để đưa nạn nhân di chuyển qua nhiều tỉnh và bán cho các cơ sở kinh doanh có điều kiện tại nhiều tỉnh khác nhau. Và trong số đối tượng lừa đảo, chúng còn lừa ngay cả bạn bè thân thiết…

Ban Chỉ đạo 138/TP TP Hồ Chí Minh đưa ra dự báo, năm 2024, tình hình tội phạm mua bán người sẽ tiếp tục diễn biến phức tạp do những biến động của tình hình kinh tế - chính trị thế giới, khu vực. Nhiều gia đình đời sống kinh tế còn khó khăn, nhiều người trong độ tuổi lao động muốn ra nước ngoài nhằm tìm kiếm cơ hội đổi đời dẫn đến tình trạng mua bán người có thể gia tăng.

Theo đó, Công an TP Hồ Chí Minh sẽ tăng cường công tác nắm tình hình trên không gian mạng, các hội nhóm kín, ứng dụng số về cho nhận con nuôi, mang thai hộ, hiến tặng thận… Qua đó, kịp thời phát hiện, xử lý các đối tượng cầm đầu lập nhóm phạm tội.

Công an cũng rà soát các bệnh viện, quản lý tốt thông tin về sản phụ, chứng sinh, khai sinh, chủ động đấu tranh khi phát hiện dấu hiệu nghi vấn hoạt động phạm tội và tổ chức các buổi học tập để người dân nắm bắt được thủ đoạn hoạt động của các đối tượng mua bán người, từ đó nâng cao cảnh giác. Các lực lượng thường xuyên nắm tình hình, rà soát, lên danh sách các cơ sở nuôi dưỡng trẻ em tiềm ẩn nhiều nguy cơ để tội phạm mua bán người, mua bán trẻ em lợi dụng hoạt động dưới hình thức cho nhận con nuôi… Ngoài ra, cơ quan chức năng tăng cường rà soát, nắm tình hình người ăn xin, người lang thang cơ nhỡ trên địa bàn và phối hợp với cơ quan liên quan kịp thời xử lý các trường hợp mua bán người.

Để phòng ngừa với loại tội phạm này, trước hết mọi người cần thận trọng, cảnh giác với những lời hứa hẹn, dụ dỗ tìm việc làm có thu nhập cao trong các công ty, cửa hàng, quán bar, giúp việc trong nước, nước ngoài hoặc lấy chồng nước ngoài giàu có. Tìm hiểu thật kỹ về địa danh, địa điểm, công ty mà mình dự định đến làm việc và đặc điểm, lai lịch của những người rủ mình đi làm như thế nào. Trước khi đi hãy tham khảo ý kiến mọi người và thông báo, nhắn gửi cho gia đình, người thân biết bạn sẽ đi đâu, đi với ai trước khi quyết định đi làm xa. Nên thường xuyên tìm hiểu để nâng cao hiểu biết, kỹ năng tự bảo vệ, có thể bảo đảm an toàn cho bản thân và giúp cho người thân khỏi bị mua, bán.

Nếu không may trở thành nạn nhân của tội phạm mua bán người, hãy giữ bình tĩnh, khéo léo không để các đối tượng nghi ngờ, tìm cách báo cho gia đình, người thân, cơ quan nhà nước nơi gần nhất hoặc cơ quan pháp luật nước sở tại về tình trạng hiện tại của mình để được hướng dẫn, giúp đỡ giải cứu an toàn. Khi phát hiện hành vi hoặc dấu hiệu nghi ngờ hãy thông báo cho cơ quan công an nơi gần nhất…

Tội phạm mua bán người thuộc nhóm tội phạm nguy hiểm nhất

Tội phạm mua bán người được Liên hợp quốc xác định là 1 trong 4 loại tội phạm nguy hiểm nhất, được đưa vào Chương trình phòng, chống tội phạm. Năm 2013 Liên hợp quốc đã chọn ngày 30/7 là “Ngày Thế giới phòng, chống mua bán người”. Tại Việt Nam, ngày 10/5/2016, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 793/QĐ-TTg, lấy ngày 30/7 hằng năm là “Ngày toàn dân phòng, chống mua bán người”, với mục tiêu huy động mọi nguồn lực, phát huy sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị và toàn dân tham gia phòng ngừa, ngăn chặn, tiến tới đẩy lùi tội phạm mua bán người trên phạm vi toàn quốc.

Tin cùng chuyên mục

Bí thư Thành ủy Lào Cai xin nghỉ hưu trước tuổi

Bí thư Thành ủy Lào Cai xin nghỉ hưu trước tuổi

(PLVN) -  Ông Đỗ Trường Sơn - Uỷ viên Ban Thường vụ Tỉnh uỷ, Bí thư Thành uỷ, Chủ tịch HĐND thành phố Lào Cai (tỉnh Lào Cai) xin nghỉ hưu trước tuổi, với mong muốn tạo điều kiện thuận lợi cho sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy theo tinh thần Nghị quyết số 18-NQ/TW.

Đọc thêm

Lời chia buồn!

Lời chia buồn!
(PLVN) - Đảng uỷ, Ban biên tập, Công đoàn Báo Pháp luật Việt Nam được tin:

Tầm quan trọng của Nghị quyết 57 với môi trường và hệ sinh thái

Công nghệ môi trường có nhiều dư địa phát triển ở Việt Nam, thúc đẩy kinh tế xanh. (Ảnh minh họa: Getty)
(PLVN) - Nghị quyết 57 xác định một trong các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm là ban hành Chương trình phát triển công nghệ và công nghiệp chiến lược; Quỹ đầu tư phát triển công nghiệp chiến lược nhằm tăng cường đầu tư, hoàn thiện hạ tầng cho khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia. Trong đó, môi trường là một trong các lĩnh vực ưu tiên.

Vun đắp tình yêu qua những hoạt động cặp đôi

Workshop thủ công là nơi hẹn hò lý tưởng giữa nhịp sống hiện đại bận rộn. (Ảnh: ST)
(PLVN) - Khi nhắc đến ngày Lễ Tình nhân (Valentine’s Day), hình ảnh quen thuộc như hoa hồng, chocolate hay những bữa tối dưới ánh nến lãng mạn thường hiện lên trong tâm trí mọi người. Tuy nhiên, ngày nay, nhiều bạn trẻ muốn “đổi gió” ngày Lễ Tình nhân bằng những trải nghiệm mới mẻ, thay vì chỉ gói gọn trong những món quà truyền thống hay hoạt động quen thuộc.

Rước họa vào thân khi đi xem bói, giải hạn

Rước họa vào thân khi đi xem bói, giải hạn
(PLVN) - Cơ quan Công an khuyến cáo người dân cần phải cảnh giác và tỉnh táo trước các thủ đoạn lợi dụng vấn đề tâm linh để lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Đừng tự biến mình trở thành nạn nhân của các chiêu trò lừa đảo tâm linh, khiến bản thân và gia đình vừa mất tiền, mất thời gian, vừa rước thêm lo lắng và bất an...

“Đánh thức” tiềm năng khoa học - công nghệ ngay từ môi trường phổ thông, đại học

Để nâng cao chất lượng đào tạo công nghệ - khoa học trong nhà trường, rất cần sự đầu tư cả về công sức, tiền bạc. (Ảnh minh họa trong bài - Nguồn: PV)
(PLVN) - Trong quá trình đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, khoa học - công nghệ và đổi mới sáng tạo luôn được coi là cơ sở quan trọng hàng đầu cho sự phát triển nhanh, bền vững. Tuy nhiên, để ngành khoa học - công nghệ Việt Nam đi lên tầm cao mới cần đầu tư ngay tại cấp bậc giáo dục phổ thông, đại học.

Nâng cánh bay cho các nhà khoa học nữ

Thủ tướng Phạm Minh Chính với các nhà khoa học và kỹ sư nữ khu vực châu Á - Thái Bình Dương năm 2024. (Nguồn: TTXVN)
(PLVN) - Trong buổi gặp mặt các đại biểu Hội nghị Mạng lưới các nhà khoa học và kỹ sư nữ khu vực châu Á - Thái Bình Dương và lãnh đạo Hội Nữ trí thức Việt Nam thuộc Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam tại trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính khẳng định: Chính phủ Việt Nam tạo mọi điều kiện thuận lợi để đội ngũ trí thức, trong đó có nữ trí thức, phát huy tối đa năng lực, tâm huyết của mình, tạo điều kiện thuận lợi cho các nữ trí thức, các nhà khoa học nữ tham gia các hoạt động khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo.

Rộn ràng ngày hội tòng quân ở Sơn La

Tiễn các tân binh lên đường nhập ngũ.
(PLVN) - Cùng với các tỉnh, thành trong nước, sáng 15/2, các huyện, thị xã, thành phố trên địa bàn tỉnh Sơn La đã đồng loạt tổ chức Lễ giao nhận quân năm 2025, tiễn hàng nghìn thanh niên lên đường nhập ngũ.

Để con không sa bẫy 'việc nhẹ, lương cao', cần giáo dục từ phía gia đình

Tuyển nhân viên “việc nhẹ, lương cao” đang là một “mồi câu” béo bở của những kẻ xấu trên không gian mạng. (Ảnh: ST)
(PLVN) -  Mong muốn tự chủ tài chính, tìm được công việc nhẹ nhàng với mức thu nhập cao, nhiều học sinh, sinh viên đã gặp những rủi ro, thậm chí là mất tích khi tìm kiếm các công việc trên mạng Internet. Điều này gióng lên hồi chuông cảnh báo, các gia đình cần có sự quan tâm, hướng dẫn các em tránh khỏi những nguy hiểm tiềm ẩn trên không gian “ảo”.

Đảm bảo cung ứng và kiểm soát giá thuốc điều trị bệnh cúm

Ảnh minh họa: Internet
(PLVN) - Sở Y tế Hà Nội vừa có Công văn số 578/SYT-NVD gửi các cơ sở khám, chữa bệnh trực thuộc Sở Y tế; phòng y tế, trung tâm y tế các quận/huyện/thị xã; các cơ sở kinh doanh dược trên địa bàn Hà Nội về việc đảm bảo cung ứng và kiểm soát giá thuốc điều trị bệnh cúm, đặc biệt đối với các thuốc điều trị cúm A (thuốc Tamiflu và các thuốc chứa hoạt chất oseltamivir).