Lương tâm người làm báo

Tác giả Kevin Carter sau khi đoạt giải 3 tháng đã tự kết liễu cuộc đời.
Tác giả Kevin Carter sau khi đoạt giải 3 tháng đã tự kết liễu cuộc đời.
(PLVN) - So với các ngành nghề khác, nghề báo có những áp lực đặc thù. Người làm báo được coi là nhân chứng vô hình khắc họa lại thực tế một cách chân thực và khách quan nhất, mà không được can thiệp vào dòng chảy sự kiện hay làm méo mó lịch sử. Nhưng cùng với đó là những mâu thuẫn của người làm báo trước những nghịch cảnh. Trong quá khứ, đã có những bức ảnh, những câu chuyện báo chí có ảnh hưởng lớn đến nhân loại, nhưng đồng thời cũng mang đến bi kịch với chính tác giả.

Bức ảnh đạt giải Pulitzer và … một vụ tự tử

Bức ảnh một bé trai da màu gầy nhom, gục xuống đất vì đói, bên cạnh một con kền kền ăn xác đang chờ đợi từng giây phút cuối cùng của cậu bé để lao vào cậu bé, đó chính là bức ảnh “Kền kền chờ đợi” – bức ảnh đã đem đến cho nhiếp ảnh gia Kenvin Carter giải Pulitzer vào năm 1994 và... một vụ tử tự ba tháng sau khi anh được nhận giải. 

Được biết, tháng 3/1993, Kenvin Carter cùng với Joao Silva, một thành viên của Câu lạc bộ Bang-Bang, đến Sudan để điều tra về cuộc nội chiến và nạn đói. Trên đường đến làng Ayod, Carter bắt gặp một đứa trẻ gầy giơ xương đang trên đường bò đến trạm cung cấp thực phẩm, theo sát là một con kền kền. Bị xúc động mạnh mẽ trước khung cảnh đó, Carter nâng máy ảnh lên và chụp; anh chờ trong 20 phút, hy vọng con kền kền sẽ bay đi, giang đôi cánh của nó để có được một bức ảnh có sức nặng hơn, nhưng chuyện đó không xảy ra. Hai mươi năm sau này, bạn đồng hành của anh – Silva kể lại: “Sau khi Carter đuổi con kền kền đi, anh chạy một mạch hai dặm, vừa chạy vừa gạt nước mắt. Lúc đó, anh ấy rõ ràng bị quẫn trí khi giải thích cho tôi những gì anh ấy đã chụp được, anh ấy nói không ngừng và chỉ tay vào không trung. Anh ấy nói về cô con gái Megan và mong muốn ôm chặt cô bé trong tay. Chắc chắn Carter đã bị ảnh hưởng bởi hình ảnh anh ấy chụp được và nó đã ám ảnh anh cho đến những ngày cuối đời”.

Ngày 26/3/1993, tờ New York Times công bố bức hình và ngay sau đó, tòa soạn nhận được rất nhiều thư của độc giả yêu cầu được biết số phận của đứa trẻ trong bức hình. Sau đó, tòa soạn đã đăng tải một thông báo rằng đứa trẻ có thể đã vào được trung tâm cứu trợ nhưng không chắc là bé được cứu sống. Một năm sau, bức ảnh đã mang đến cho Carter giải Pulitzer danh giá nhưng cũng chính là lúc bi kịch lần trước được nhắc lại. Giải thưởng uy tín này mang lại cho Carter một cơn lốc chỉ trích khắc nghiệt. “Người đàn ông không từ bỏ mục tiêu của mình để giúp đỡ người khác trong lúc hoạn nạn chỉ có thể là một động vật ăn thịt, một con kền kền trên hiện trường”, tờ St Petersburg Times viết. Hầu hết mọi người đều chỉ trích nhiếp ảnh gia là người vô nhân tính, đặt câu hỏi tại sao anh lại không giúp đứa trẻ trong bức ảnh. Carter đã tự tử sau ba tháng nhận giải Pulitzer.

Nhưng câu chuyện vẫn chưa kết thúc. Vào năm 2011, Alberto Rojas - một phóng viên ảnh cho tờ El Mundo, nhật báo của Tây Ban Nha, đi công tác tại Ayod (Sudan) đã quyết định tìm kiếm thông tin về bức hình “Kền kền chờ đợi”. Qua nhiều mối liên hệ và các cuộc gặp gỡ với các nhân chứng trong những bài báo thời điểm xảy ra sự việc, Rojas đã gặp được cha của đứa trẻ trong bức ảnh của Kevin Carter. Điều bất ngờ là trong làng Ayod, không một ai từng nhìn thấy bức ảnh này hay ngôi làng mình đã nổi tiếng trên thế giới. Sự xuất hiện của con kền kền, một điềm xấu so với những người phương Tây thì ở đây thấy rất bình thường. Và bất ngờ hơn nữa, đứa bé thực sự đã sống sót sau nạn đói nhưng đã chết 14 năm sau đó vì một cơn sốt rét. Nhờ Alberto Rojas, chúng ta biết rằng cậu bé trong bức ảnh không bị chết đói, không bị bỏ rơi để trở thành xác thối, làm bữa ăn cho kền kền như các độc giả đã suy đoán. Nhưng Kevin Carter đã không còn sống để nhận được tin đó. 

Ở một góc độ khác, điều dẫn đến cái chết của nhiếp ảnh gia này có lẽ không chỉ nằm ở những lời chỉ trích của dư luận mà hơn hết những ký ức dai dẳng về các vụ giết người, nạn đói và các xác chết đã ám ảnh anh từng giây, từng phút. Có lẽ đối với anh lúc chụp bức hình, nhiệm vụ của phóng viên ảnh là ghi lại thực tế khắc nghiệt trước mắt để cho thế giới thấy được thực trạng thảm khốc của nạn đói kém và nghèo khó ở đất nước này, nhưng cùng lúc ấy anh phải đối mặt với bản án lương tâm của chính mình, cùng với những ám ảnh, dằn vặt với nỗi đau của những con người nơi đây. Không nói đến những vinh quang của giải thưởng Pulitzer, cái giá để sự thật được công bố quá đắt, lấy đi không chỉ một sự hi sinh. 

'Kền kền chờ đợi’ - bức ảnh đoạt giải thưởng gây ám ảnh về nạn đói ở Sudan
'Kền kền chờ đợi’ - bức ảnh đoạt giải thưởng gây ám ảnh về nạn đói ở Sudan

“Số phận bi đát”

Bức ảnh “Số phận bi đát” chụp lại những giây phút cuối cùng của một người đàn ông bị chết vì rơi xuống đường tàu điện, được thực hiện bởi một phóng viên ảnh tự do cộng tác thường xuyên với tờ New York Post (Mỹ) tên là R. Umar Abbasi năm 2012. Trong ảnh, người đàn ông gốc Hàn có tên Ki Suk Han đã bị một kẻ lạ mặt đẩy xuống đường tàu điện ngầm ở thành phố New York, Mỹ và số phận của ông như thế nào thì ai cũng có thể tưởng tượng ra được. Điều gây tranh cãi lớn nhất là bức ảnh chụp lại bi kịch này đã xuất hiện trên trang bìa tờ New York Post với dòng tít ảnh: “Bị đẩy xuống đường tàu, người đàn ông này sắp phải chết. Số phận bi đát”. 

Ngay sau đó, Abbasi bị dư luận phê phán kịch liệt với cáo buộc đáng lẽ anh ta nên giúp đỡ nạn nhân thay vì chụp những bức hình máu lạnh, vô nghĩa như vậy. Giải thích cho hành động của mình, Abbasi phát biểu trên tờ Post rằng anh ta chỉ đơn giản là làm theo bản năng của mình và thực tế không có đủ thời gian để giải cứu người đàn ông: “Tôi không biết làm gì ngoài việc nháy đèn flash trên chiếc máy ảnh, hy vọng rằng người lái tàu có thể nhìn thấy và dừng lại. Tôi thậm chí còn không ý thức rằng mình đang chụp ảnh. Tôi chỉ biết nhìn đoàn tàu lao tới. Tất cả diễn ra quá nhanh, từ khi tôi nghe thấy tiếng quát tháo cho đến khi đoàn tàu đâm vào người đàn ông này chỉ chớp nhoáng trong khoảng 22 giây”. Abbasi cho rằng những bức hình của anh chụp lại nạn nhân là để cảnh báo những người bảo vệ dọc đường ray tàu hỏa; họ cần được cảnh báo về những tình huống bất ngờ phát sinh để phản ứng kịp thời. Song dư luận đã không hài lòng với những lý do này. Đồng thời, người sáng lập - CEO của hãng tin News Corporation – ông Rupert Murdoch cũng liên tiếp hứng chịu “búa rìu” dư luận.

Hàng trăm ngàn lượng bình luận trên trang Twitter chỉ trích tờ báo và Murdoch là “vô nhân đạo”, “vô đạo đức”, “thiếu tôn trọng với người quá cố và càng khoét sâu nỗi đau của người vợ và cô gái con ông Han”, “không ai muốn nhìn thấy chồng mình, bố mình, bạn mình, con trai mình… trên một tấm bìa báo như thế này?”, “Lấy bi kịch của một con người ra làm trò gây sốc rẻ tiền”…Song, bên cạnh những lời chỉ trích, một số độc giả khác lại cho rằng, công bằng mà nói nếu đặt câu hỏi tại sao vị phóng viên này không cứu người đàn ông bất hạnh kia thì cũng phải đặt câu hỏi này với tất cả những người đang có mặt tại ga tàu lúc đó. Việc người phóng viên đang làm là ghi lại một khoảnh khắc lịch sử nhưng việc bức ảnh được đưa lên trang bìa với dòng tít vô cảm đã gây phản cảm với người xem cũng như gia đình người đã khuất. 

Những câu chuyện trên đã phần nào nói lên một áp lực, gánh nặng vô hình đè nặng lên nghề báo, ở đó luôn tồn tại một ranh giới mong manh giữa việc lựa chọn lương tâm và ứng xử như một người bình thường hay trách nhiệm của người làm báo. Công bố một sự thật không phải lúc nào cũng dễ dàng với tất cả mọi người, đặc biệt khi sự thật đó về những bi kịch con người, thảm kịch chiến tranh, thảm họa thiên nhiên, bệnh dịch... Một sự thật bị giảm nhẹ có thể bị cho là “bóp méo sự thật” nhưng nếu quá khắc nghiệt và trần trụi lại khó có thể chấp nhận đối với tất cả mọi người. Quả thực, “lương tâm nhà báo” là một khái niệm rất khó để định nghĩa, càng khó để thực hiện một cách đúng mực trên thực tế. Như nhiếp ảnh gia Kenvin Carter, trong tình huống của anh có thể cứu được một đứa trẻ, nhưng anh có thể ngăn chặn được cả nạn đói và cái chết đang rình rập hàng trăm đứa trẻ khác hay không?.

Câu trả lời có lẽ là không. Nhiệm vụ của anh ở đây là phơi bày những góc khuất đen tối đáng sợ về cuộc nội chiến, nạn phân biệt chủng tộc và nạn đói ở lục địa đen đến với toàn thế giới. Và không thể phủ nhận, bức ảnh của anh đã có tầm ảnh hưởng lớn như vậy. Thế nhưng cũng vì lý tưởng cao đẹp đó đã đưa Carter đến với cái chết như một sự giải thoát cuối cùng. Hay như việc ông Rupert Murdoch lựa chọn công bố bức ảnh của Abbasi có thấy trước được sự phẫn nộ của dư luận về sự vô cảm trước nỗi đau của người khác hay không? Liệu đó có phải là vô cảm của người chụp bức ảnh hay sự vô cảm của những người đang có mặt tại đó, hay sự vô cảm của dư luận, vẫn là câu hỏi gây tranh cãi đến tận ngày nay.

Bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Tin cùng chuyên mục

Phiên họp cho ý kiến vào báo cáo của Chính phủ về thực hiện cải cách tiền lương. (Ảnh: Cổng TTĐTQH)

UBTVQH cho ý kiến cải cách tiền lương, điều chỉnh lương hưu

(PLVN) - Ủy ban Văn hóa và Xã hội của Quốc hội cho rằng, việc thống nhất, triển khai thực hiện cải cách tiền lương đã góp phần cơ bản nâng cao thu nhập. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện cải cách tiền lương, nhất là trong đơn vị sự nghiệp công lập đã thực hiện tự chủ tài chính có một số bất hợp lý phát sinh trong thực hiện chế độ tiền lương đối với một số đối tượng, ngành nghề; một số đơn vị chậm thực hiện chi trả theo chế độ tiền lương mới…

Đọc thêm

Sắp xếp, tổ chức lại đơn vị hành chính: Chủ động trong triển khai với tinh thần để người dân được hưởng kết quả từ việc sáp nhập

Theo Bí thư Thành ủy Hải Phòng, tinh thần khi sáp nhập là chính sách nào ưu việt hơn, có lợi cho người dân và doanh nghiệp hơn thì tiếp tục duy trì để người dân 2 địa phương được thụ hưởng kết quả từ việc sáp nhập. (Ảnh: Cầu Hoàng Văn Thụ - Hải Phòng)
(PLVN) -  Thông tin tại Hội nghị toàn quốc quán triệt, triển khai thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ 11 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII, sáng 16/4, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương Lê Minh Hưng cho biết: Trên cơ sở các quan điểm, nguyên tắc, tiêu chí, Trung ương Đảng đã đồng tình, thống nhất rất cao và thông qua chủ trương định hướng sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị.

Tổng hợp luyện lần 2 diễu binh, diễu hành kỷ niệm 30/4

Khối sĩ quan đại diện cho 5 cánh quân.
(PLVN) -  Sáng 16/4 tại sân bay quân sự Biên Hòa (Đồng Nai), Tiểu ban diễu binh, diễu hành kỷ niệm 50 năm giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước tổ chức tổng hợp luyện lần 2 với các lực lượng vũ trang. Đại tướng Nguyễn Tân Cương, Tổng Tham mưu trưởng, Thứ trưởng BQP chủ trì tổng hợp luyện.

Giao lưu quốc phòng biên giới Việt - Trung lần thứ 9: Tiếp tục làm sâu sắc quan hệ đối tác hợp tác chiến lược toàn diện giữa hai nước

Bộ trưởng Phan Văn Giang và Bộ trưởng Đổng Quân.
(PLVN) - Trải qua 9 lần tổ chức, chương trình giao lưu với những hoạt động thiết thực, cụ thể như: Tuần tra chung, khám, chữa bệnh nhân đạo, trồng cây hữu nghị, giao lưu văn hóa, thể thao, thăm trường học… đã góp phần tăng cường tin cậy chính trị, làm sâu sắc hơn quan hệ hợp tác quốc phòng giữa hai nước, xây dựng khu vực biên giới hòa bình và phát triển.

Thủ tướng Phạm Minh Chính dự lễ khai mạc Triển lãm về Tăng trưởng Xanh

Thủ tướng Phạm Minh Chính dự lễ khai mạc Triển lãm về Tăng trưởng Xanh
(PLVN) - Trong khuôn khổ Hội nghị thượng đỉnh Đối tác vì tăng trưởng xanh và các mục tiêu toàn cầu 2030 (P4G) lần thứ tư Việt Nam 2025, chiều 16/4, tại Hà Nội, Bộ Khoa học và Công nghệ phối hợp với Bộ Ngoại giao tổ chức khai mạc Triển lãm tăng trưởng xanh với chủ đề "Sáng tạo nhỏ - tác động lớn". Lễ khai mạc có sự tham dự của Thủ tướng Phạm Minh Chính và lãnh đạo các Bộ, ngành, tổ chức quốc tế.

Sắp xếp, sáp nhập cấp xã không để hình thành cấp huyện thu nhỏ

Trưởng Ban Tổ chức Trung ương Lê Minh Hưng truyền đạt chuyên đề liên quan đến sắp xếp tổ chức bộ máy. (Ảnh: Cổng TTĐTQH)
(PLVN) - Về Đề án sắp xếp đơn vị hành chính cấp tỉnh, không tổ chức cấp huyện, sáp nhập cấp xã, theo Trưởng Ban Tổ chức Trung ương Lê Minh Hưng, địa phương chủ động nghiên cứu phương án, báo cáo cấp có thẩm quyền quyết định sắp xếp tên gọi, địa điểm đặt trụ sở xã, bảo đảm chính quyền cấp xã gần dân, sát dân, tiết giảm chi phí, không hình thành cấp huyện thu nhỏ.

Không có chỗ cho cán bộ cơ hội, ngại đổi mới, thu vén cá nhân

Tổng Bí thư Tô Lâm kết luận Hội nghị toàn quốc quán triệt, triển khai thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ 11 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII. (Ảnh: Cổng TTĐTQH)
(PLVN) - Theo Tổng Bí thư Tô Lâm, trong tình hình hiện nay, không có chỗ cho những cán bộ cơ hội, bon chen, trung bình chủ nghĩa, lừng chừng, ngại đổi mới, thu vén cá nhân. Những ai tự thấy mình không đáp ứng yêu cầu thì tự nguyện rút lui, nhường chỗ cho người khác xứng đáng hơn cũng là hành động bản lĩnh, dũng cảm, đáng tự hào, đáng được khen ngợi.

Sửa đổi Hiến pháp năm 2013 phải được hoàn thành trước ngày 30/6/2025

Quang cảnh Hội nghị. (Ảnh: Cổng TTĐTQH)
(PLVN) - Chủ tịch Quốc hội cho biết, việc sửa đổi Hiến pháp 2013 và các luật, nghị quyết có liên quan phải được hoàn thành trước ngày 30/6/2025 và có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2025. Trong đó, quy định điều khoản chuyển tiếp để hoàn thành việc kiện toàn, sắp xếp tổ chức bộ máy và các đơn vị hành chính cấp xã chính thức đi vào hoạt động chậm nhất là trước ngày 15/8/2025, các đơn vị hành chính cấp tỉnh chính thức đi vào hoạt động chậm nhất là trước ngày 15/9/2025.

Phản bác luận điệu xuyên tạc về tinh gọn bộ máy của hệ thống chính trị - Kỳ 3: Giải pháp để bộ máy tinh gọn, vận hành hiệu quả

Quang cảnh Phiên họp lần thứ 3 của Ban Chỉ đạo Trung ương về tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW. (Ảnh: Đăng Khoa)
(PLVN) - Sắp xếp, tinh gọn bộ máy là một “cuộc cách mạng” với sự thay đổi lớn về tư duy, hành động, về thể chế, con người... Với cách làm phù hợp, chắc chắn, khoa học, giải pháp đồng bộ, bám sát thực tiễn, việc tinh gọn không chỉ giúp khơi thông nguồn lực, tạo đà cho sự phát triển bền vững của đất nước mà còn góp phần đập tan những luận điệu xuyên tạc, thù địch.

Sẵn sàng cho giao lưu Hữu nghị quốc phòng biên giới Việt - Trung lần thứ 9

Đông đảo người dân đến chương trình KCB, cấp thuốc miễn phí nằm trong khuôn khổ giao lưu HNQPBG Việt Nam - Trung Quốc lần thứ 9.
(PLVN) - Sự kiện giao lưu Hữu nghị quốc phòng biên giới (HNQPBG) Việt Nam - Trung Quốc lần thứ 9 là điểm nhấn kỷ niệm 75 năm Ngày thiết lập quan hệ ngoại giao giữa hai nước, góp phần cụ thể hóa nhận thức chung của lãnh đạo cấp cao hai Đảng, hai nước về tiếp tục thúc đẩy quan hệ hợp tác quốc phòng ngày càng thực chất.