Lực cản phát triển nông nghiệp số

Mã QR đến chợ vùng cao. (Ảnh minh họa - Nguồn: Thạch Thảo).
Mã QR đến chợ vùng cao. (Ảnh minh họa - Nguồn: Thạch Thảo).
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) -Theo TS Vũ Đình Ánh, chuyên gia kinh tế, chúng ta đang lấy ngân hàng số, tài chính số, thậm chí là kinh tế số áp đặt cho ngành nông nghiệp.

Nông dân bị động

Tại Hội thảo “Chuyển đổi số (CĐS) ngân hàng, tài chính và cơ hội của nông dân” do Trung ương Hội Nông dân Việt Nam phối hợp với Ngân hàng Nhà nước tổ chức mới đây, bà Nguyễn Thị Thành Thực, Chủ tịch CTCP Đầu tư BAGICO khẳng định, công nghệ số để phù hợp với từng đối tượng mới là công nghệ quan trọng nhất.

Bà Thực phản ánh, vừa rồi, sầu riêng lên “cơn sốt” cực mạnh, tuy nhiên vấn đề nhức nhối liên quan đến giả mạo mã số vùng trồng. “Làm thế nào để bảo vệ được người nông dân? Nếu chúng ta tích hợp 3 ngành là ngân hàng, thuế và cơ quan chính quyền, tức là xác thực giao dịch mua bán, liên quan đến truy xuất nguồn gốc rất đơn giản…” - bà Thực đề xuất.

Hay như câu chuyện người dân mua phải vật tư hàng hóa là hàng giả, hàng nhái rất nhiều. “Nếu chúng ta cùng xác thực với ngân hàng, ví dụ nay tôi mua của đại lý A, đại lý B đầy đủ như thông tin công bố đưa vào hệ thống truy xuất nguồn gốc, nếu trường hợp hàng của tôi hay cây trồng chết thì hoàn toàn có thể truy cứu lại người bán hàng. Đó là công cụ thiết thực hiện nay mà người nông dân đang cần…” - bà Thực nhấn mạnh.

Ông Phạm Văn Quyên, Chủ tịch HĐQT kiêm Giám đốc HTX Nam Việt cho biết, hiện HTX Nam Việt đã và đang ứng dụng rất nhiều các dịch vụ số của ngân hàng, trong đó quan trọng nhất phải kể đến thanh toán điện tử. Tuy nhiên, có rất nhiều trường hợp người dân, đặc biệt là người dân nông thôn mất tiền trong tài khoản: “Nhiều khi vô tình nhấn vào được link giả mạo khiến cho đối tượng lừa đảo rút sạch tiền. Chúng tôi rất lo lắng…Vậy cơ quan chức năng có giải pháp nào để giải quyết vấn nạn này không? Khi mất tiền, chúng tôi biết đòi ai? Chỉ khi các câu hỏi này được trả lời thì những người nông dân như chúng tôi mới thật sự sẵn sàng sử dụng các dịch vụ ngân hàng, tài chính số” - ông Quyên bày tỏ.

Cũng theo đại diện HTX Nam Việt, hiện việc rút tiền từ tài khoản HTX vẫn dùng sec. Hình thức này có nhược điểm là phải ra phòng giao dịch, trong khi ở nông thôn phòng giao dịch không nhiều, đi lại xa. Đôi khi phải thực hiện giao dịch tại chi nhánh của ngân hàng khác, khi đó phí chiếm 0,033% tổng số tiền. Với khoản 1 tỷ đồng trở lên chi phí này cũng rất lớn. “Chúng tôi mong muốn ngân hàng có dịch vụ phù hợp và thuận lợi cho các HTX như chúng tôi, thay vì rút sec bằng việc đến tận phòng giao dịch cũng nên số hóa trên các app ngân hàng số hiện nay…”- đại diện HTX Nam Việt đề nghị.

Cần tư duy tầm quốc gia

TS Nguyễn Đức Hiển, Phó Trưởng Ban Kinh tế Trung ương dẫn một sự việc ở Đồng Nai cho hay, khi bắt đầu thực hiện truy suất nguồn gốc chăn nuôi, người dân rất hào hứng, 85% trang trại đăng ký hết. Nhưng sau 1 năm, chỉ 18% có báo cáo định kỳ. “Lúc đầu rất hăm hở, đăng nhập, nhưng không có cơ chế pháp lý, sau 1 năm thì không ai muốn thực hiện. Quá trình CĐS liên tục, xuyên suốt không đạt yêu cầu...” - ông nói.

Từ thực tế triển khai, TS Nguyễn Đức Hiển cho rằng cần liên thông dữ liệu, trường dữ liệu khác nhau. Cơ chế pháp lý khai thác, sử dụng và phối hợp chính sách cần bổ sung thêm. Dẫn số liệu của Bộ TT&TT về tỷ lệ sử dụng Smartphone ở khu vực nông thôn, miền núi có nơi chỉ 30% (chỉ bằng một nửa so với mức bình quân chung của cả nước), Phó Trưởng Ban Kinh tế Trung ương quả quyết “nếu nông dân không có smartphone thì chịu, không thể CĐS được”.

“Nếu như đất nước đặt trọng tâm chuyển đổi cơ sở hạ tầng bằng đầu tư đường cao tốc với mạng lưới xây dựng xuyên suốt để phát triển đất nước, thì với CĐS, trong đó CĐS tài chính - ngân hàng và nông nghiệp - nông thôn cũng phải có suy nghĩ tầm quốc gia tương tự như đường cao tốc…” - TS Nguyễn Đức Hiển gợi mở.

Nhấn mạnh nông nghiệp số và ngân hàng số là các bộ phận thuộc kinh tế số (KTS), Chuyên gia kinh tế - TS Vũ Đình Ánh cho rằng chúng ta cần tư duy về chính sách ở cả 2 phía. “Nhưng tôi có cảm giác chúng ta đang lấy ngân hàng số, tài chính số, thậm chí là KTS áp đặt cho ngành nông nghiệp hiện tại mà chưa tư duy từ góc độ thể chế, bản thân ngành nông nghiệp sang nông nghiệp số tạo ra điều kiện để quay trở lại với sự phát triển ngân hàng số, tài chính số. Đây là vấn đề nên xem xét thêm…” - Chuyên gia này nhận định…

Theo Phó Trưởng Ban Kinh tế Trung ương Nguyễn Đức Hiển, mục tiêu của Việt Nam về phát triển KTS đến năm 2030 sẽ có 30% giá trị của KTS đóng góp vào GDP. Đây là thách thức rất lớn khi năm 2022 mới đang là 14,3%. “Chính vì vậy, hai lĩnh vực là tài chính - ngân hàng và nông dân - nông thôn cần ưu tiên và nếu sớm vào cuộc nhanh, cụ thể thì mục tiêu này mới có thể đạt được” - TS Hiển nhấn mạnh.

Tin cùng chuyên mục

Ảnh minh họa.

Làm gì để mọi người đều ý thức chắt chiu sử dụng điện?

(PLVN) - Các giải pháp sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả cần được các địa phương, DN, thậm chí từng gia đình thực hiện ráo riết cụ thể hơn nữa. Mục đích không chỉ là bảo đảm đủ điện cho nền kinh tế; mà còn để ý thức tiết kiệm điện của từng người trở thành một nét văn hóa; để mọi người đều coi điện là tài nguyên quý giá cần chắt chiu sử dụng,..

Đọc thêm

Nhiều nhà đầu tư 'để ý' các công ty đóng tàu thuộc SBIC

Hôm 11/5, sau khi hạ thủy tàu hàng rời 65.000 tấn mang tên “Trường Minh Dream 01”, đóng tàu Nam Triệu tiếp tục đặt ky đóng mới con tàu thứ 2 có trọng tải tương tự.
(PLVN) - “Một nhà đầu tư Hà Lan và một số đơn vị trong nước như Tổng công ty Hàng hải Việt Nam đã bày tỏ sự quan tâm của họ đối với việc đầu tư vào lĩnh vực đóng tàu trong bối cảnh Bộ GTVT đang tiến hành các thủ tục để định giá, đấu giá bán một số doanh nghiệp đóng tàu thuộc Tổng công ty Công nghiệp tàu thủy”, ông Nguyễn Xuân Sang - Thứ trưởng Bộ GTVT cho hay.

Hành lang kinh tế tăng cường kết nối Việt Nam - Lào - Thái Lan

Quang cảnh Hội thảo.
(PLVN) - Việc nghiên cứu nhằm phát triển tuyến hành lang kinh tế Quảng Trị - Salavan - Ubon Ratchathani (PARA-EWEC) giữa 3 nước Việt Nam - Lào - Thái Lan được cho là một trong những giải pháp giúp tăng cường kết nối, thắt chặt quan hệ hợp tác hữu nghị cũng như thu hẹp khoảng cách phát triển kinh tế giữa các tỉnh, địa phương, góp phần ổn định an ninh, chính trị, trật tự, an toàn xã hội.

Ý thức tiết kiệm điện cần trở thành nét văn hóa

Các đại biểu dự Tọa đàm. (Ảnh: VGP).
(PLVN) - Chiều 15/5, tại Tọa đàm về “Tiết kiệm điện - Từ chính sách đến cuộc sống” do Cổng thông tin điện tử Chính phủ tổ chức, Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) Võ Quang Lâm cho rằng, cần tuyên truyền ý thức sử dụng tiết kiệm điện cho người dân, doanh nghiệp. Tuy nhiên, tuyên truyền, vận động chỉ là một trong những giải pháp và đó là chưa đủ. Do vậy, EVN ứng dụng nhiều công nghệ để việc tiết kiệm điện được thực hiện một cách sinh động, hiệu quả hơn và đặc biệt là phải tạo sự tương tác giữa các đơn vị cung cấp điện, người sử dụng điện.

Kỳ vọng thị trường vàng bình ổn, đi vào nề nếp

Chuyên gia kinh tế Đinh Trọng Thịnh. (Ảnh: VnEconomy)
(PLVN) - Chính phủ đã yêu cầu Ngân hàng Nhà nước (NHNN) phải công bố đoàn thanh tra thị trường vàng ngay trong tuần này. Việc này sẽ tác động như thế nào đến thị trường vàng? Phóng viên PLVN đã có cuộc phỏng vấn chuyên gia kinh tế Đinh Trọng Thịnh về vấn đề này.

Tiếp tục đẩy mạnh đầu tư hạ tầng đường thủy nội địa

Phối cảnh dự án cảng Vạn Ninh hiện đang được Vinaconex và đối tác xây dựng. (Ảnh: Vinaconex)
(PLVN) - Tiết kiệm hơn nhiều so với đường bộ, nhưng do hạ tầng đường thủy nội địa vẫn còn nhiều “điểm nghẽn” nên sản lượng vận chuyển hàng hóa qua phương thức này chưa thật sự được doanh nghiệp mặn mà. Do đó, cần tiếp tục đẩy mạnh đầu tư hạ tầng đường thủy nội địa, giảm chi phí logistics cho doanh nghiệp.

Vì sao không thể ồ ạt phát triển điện mặt trời mái nhà tự sản tự tiêu?

PGS.Nguyễn Việt Dũng - Phó Hiệu trưởng Trường Cơ khí (Đại học Bách khoa Hà Nội) phát biểu tại hội nghị tham vấn về cơ chế phát triển điện mặt trời mái nhà tự sản tự tiêu.
(PLVN) -  Các nguồn điện không tăng được bao nhiêu nhưng nhu cầu sử dụng điện đều tăng khoảng trên dưới 10% mỗi năm. Điều này sẽ gây ra thiếu hụt điện trong vài năm tới. Điện mặt trời mái nhà (ĐMTMN) tự sản tự tiêu được xem là cơ hội để bù nguồn trong giai đoạn hiện nay. Tuy nhiên, phát triển nguồn điện này như thế nào cho hợp lý lại là vấn đề khá lớn. PGS.Nguyễn Việt Dũng - Phó Hiệu trưởng Trường Cơ khí (Đại học Bách khoa Hà Nội) đã có cuộc trao đổi với báo chí về vấn đề này.

6 cơ quan TW, địa phương gỡ khó cho khai thác mỏ Đồng Vông - Uông Thượng

Ông Hà Văn Thắng - Vụ trưởng Vụ Năng lượng phát biểu tại buổi làm việc.
(PLVN) - Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp vừa có buổi làm việc với các Bộ ngành, UBND tỉnh Quảng Ninh và Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam (TKV) nhằm tháo gỡ khó khăn liên quan tới hoạt động khai thác, chế biến và xuất khẩu than tại khu mỏ Đồng Vông - Uông Thượng, tỉnh Quảng Ninh.

Thị trường ô tô trầm lắng

Thị trường ô tô đang chờ có chính sách kích cầu mới? (Ảnh: PV)
(PLVN) - Các tháng đầu năm 2024 thị trường ô tô tiếp tục chứng kiến sự sụt giảm doanh số, dù các hãng xe đã có nhiều chương trình kích cầu, giảm giá sâu.

Nhiều góp ý cho dự thảo Luật Điện lực (sửa đổi)

Dự thảo Luật Điện lực (sửa đổi) có nhiều nội dung mới. (Ảnh minh họa: EVN).
(PLVN) - Dự thảo Luật Điện lực (sửa đổi) sẽ được lấy ý kiến đến hết ngày 31/5/2024 và đưa ra thảo luận tại kỳ họp Quốc hội vào tháng 10. Nhiều ý kiến về dự thảo này đã được các chuyên gia trong ngành đưa ra.

PVN có tân Phó Bí thư Đảng ủy Tập đoàn

Phó Bí thư Đảng ủy PVN Trần Quang Dũng phụ trách công tác xây dựng Đảng.
(PLVN) - Đảng ủy Khối Doanh nghiệp Trung ương vừa có quyết định chuẩn y giữ chức vụ Phó Bí thư Đảng ủy Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam (PVN), nhiệm kỳ 2020 - 2025 đối với ông Trần Quang Dũng.