Luật sư của “Công chúa Huawei” chỉ trích việc cảnh sát Canada không lưu giữ email của nhân chứng quan trọng

(PLVN) - Tại phiên tranh luận trước tòa hôm thứ Hai – 22/3, Luật sư bào chữa của bà Mạnh Vãn Châu - Giám đốc tài chính (CFO) Huawei – đã chỉ trách cảnh sát Canada đã sơ suất khi không bảo quản được các văn bản và email của một sĩ quan đã nghỉ hưu, nhưng người này sau đó đã từ chối làm chứng tại phiên điều trần dẫn độ bà Mạnh Vãn Châu.

Bà Mạnh Vãn Châu, 49 tuổi, bị phía Mỹ cáo buộc đã gây hiểu lầm cho ngân hàng HSBC về các giao dịch kinh doanh của Huawei Technologies Co Ltd tại Iran, khiến ngân hàng này vi phạm các lệnh trừng phạt của Mỹ. Bà Mạnh khẳng định vô tội và đang chống lại việc bị dẫn độ. Nếu bị dẫn độ, bà Mạnh sẽ phải hầu tòa vì tội gian lận ngân hàng tại Mỹ.

Bên bào chữa cho rằng việc lạm dụng quy trình, bao gồm cả sự phối hợp giữa các nhà chức trách Canada và Mỹ trong thời gian bà bị giam giữ dẫn đến việc thu thập và chia sẻ thông tin nhận dạng về các thiết bị điện tử của Mạnh, sẽ làm mất hiệu lực dẫn độ.

Theo Reuters, hôm thứ Hai – 22/3, luật sư Scott Fenton của bà Mạnh nói rằng, trung sĩ Ben Chang của đội Cảnh sát Hoàng gia Canada (RCMP) đã nghỉ hưu sẽ là nhân chứng quan trọng nhất về vấn đề liệu cảnh sát có chia sẻ sai các chi tiết nhận dạng về các thiết bị điện tử của bà mạnh với FBI hay không.

Bà Mạnh Vãn Châu rời tòa hôm 22/3/2021.
Bà Mạnh Vãn Châu rời tòa hôm 22/3/2021.

Luật sư Fenton tuyên bố thêm rằng, RCMP đã không thể xem xét hoặc lưu giữ các văn bản và email của ông Chang sau khi ông nghỉ hưu vào năm 2019. Điều này dẫn đến việc tự động hủy các hồ sơ liên quan đến vụ việc, dẫn đến "sơ suất không thể chấp nhận được, không giải thích được" về phần RCMP.

Luật sư Fenton yêu cầu thẩm phán Tòa án tối cao British Columbia đưa ra “suy luận bất lợi”, nghĩa là tòa án sẽ chấp nhận rằng nếu ông Chang bị kiểm tra chéo, bằng chứng bất lợi sẽ xuất hiện. Ông cũng kêu gọi thẩm phán không dựa vào các dữ kiện được trình lên trong một tuyên bố đã tuyên thệ của ông Chang.

Tuần trước, Luật sư Fenton và một luật sư bào chữa khác, Mona Duckett, đã tranh luận về động cơ đã nêu của các quan chức biên giới Canada khi họ thẩm vấn bà Mạnh trước khi bà bị cảnh sát bắt giữ, cho rằng họ đang thực hiện một cuộc điều tra bí mật cho FBI.

Các quan chức Canada đã làm chứng vào tháng 11 và tháng 12 năm 2020 rằng họ đang tuân thủ các thủ tục bình thường. Luật sư của chính phủ Canada đã gọi lập luận của nhóm bào chữa là một “âm mưu” vô căn cứ và tuyên bố rằng các quan chức ở cả hai bên biên giới đã tuân theo các quy trình hợp pháp, phủ nhận rằng bất kỳ thông tin nào được chia sẻ không đúng cách.

Việc bắt giữ bà đã làm rạn nứt quan hệ ngoại giao giữa Trung Quốc và Canada. Sau khi bà bị bắt, Bắc Kinh đã bắt giam hai người Canada với tội danh gián điệp. Phiên tòa xét xử Michael Spavor kết thúc vào ngày 19/3, trong khi phiên tòa của Michael Kovrig diễn ra vào ngày 22/3.

Đọc thêm

Tin không vui với Ukraine

Ảnh minh họa.
(PLVN) - Hy Lạp không có ý định cung cấp hệ thống tên lửa phòng không S-300 hoặc Patriot cho Ukraine vì Hy Lạp cần những hệ thống để bảo vệ đất nước.

Belarus thông báo tập trận hạt nhân

Tổng thống Belarus Alexander Lukashenko.
(PLVN) - Tổng thống Belarus Alexander Lukashenko đã ra lệnh cho quân đội nước này tiến hành thử nghiệm các hệ thống vũ khí có khả năng mang đầu đạn hạt nhân.

Cộng đồng quốc tế đánh giá cao thành tựu của Việt Nam về bảo vệ, thúc đẩy quyền con người

Đoàn đại biểu Việt Nam tại Phiên Đối thoại.
(PLVN) - Ngày 7/5, tại Trụ sở Liên hợp quốc (LHQ) tại Geneva, Thụy Sỹ, Đoàn đại biểu Việt Nam do Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Đỗ Hùng Việt dẫn đầu đã tham gia Phiên đối thoại về Báo cáo quốc gia của Việt Nam theo Cơ chế rà soát định kỳ phổ quát (UPR) chu kỳ IV của Hội đồng Nhân quyền LHQ.

Việt Nam chuẩn bị đối thoại về Báo cáo UPR tại Hội đồng Nhân quyền LHQ

Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Đỗ Hùng Việt sẽ dẫn đầu Đoàn đại biểu Việt Nam tham gia phiên đối thoại.
(PLVN) - Ngày 7/5, tại Trụ sở Liên hợp quốc (LHQ) ở Geneva (Thụy Sỹ), Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Đỗ Hùng Việt sẽ dẫn đầu Đoàn đại biểu Việt Nam tham gia phiên đối thoại về Báo cáo quốc gia của Việt Nam về bảo vệ và thúc đẩy quyền con người theo cơ chế Rà soát định kỳ phổ quát (UPR) chu kỳ IV của Hội đồng Nhân quyền LHQ.