Canada từ chối yêu cầu của “công chúa Huawei” Mạnh Vãn Châu, hôm nay phiên tòa xem xét dẫn độ sẽ được nối lại

Giám đốc tài chính Huawei Mạnh Vãn Châu rời nhà riêng để tới phiên tòa ở British Columbia, Canada ngày 1/3 vừa qua. Ảnh: AFP.
Giám đốc tài chính Huawei Mạnh Vãn Châu rời nhà riêng để tới phiên tòa ở British Columbia, Canada ngày 1/3 vừa qua. Ảnh: AFP.
(PLVN) - Theo kế hoạch, hôm nay - 15/3, tòa sẽ nối lại việc xem xét dẫn độ bà Mạnh Vãn Châu - Giám đốc tài chính (CFO) của Huawei, trong khi ngày hôm qua - 14/3, một thẩm phán Canada đã bác bỏ yêu cầu của bà liên quan đến lời khai của nhân viên Huawei.

Một thẩm phán Canada ngày 14/3 đã bác bỏ yêu cầu của bà Mạnh Vãn Châu về việc cần thừa nhận lời khai của các nhân viên của tập đoàn viễn thông Trung Quốc là bằng chứng chống lại việc dẫn độ sang Mỹ, AFP đưa tin.

Bà Mạnh Vãn Châu đã tham gia cuộc chiến kéo dài suốt 2 năm qua nhằm chống lại việc bị dẫn độ sang Mỹ liên quan đến các cáo buộc Huawei vi phạm các biện pháp trừng phạt của Washington đối với Iran.

CFO của Huawei bị cáo buộc lừa gạt ngân hàng HSBC khi xuyên tạc mối quan hệ giữa Huawei và công ty con Skycom, đẩy ngân hàng này vào nguy cơ vi phạm các lệnh trừng phạt đối với Tehran.

Các luật sư của bà Mạnh Vãn Châu cho rằng lời khai của các nhân viên Huawei có thể chứng minh HSBC đã biết mối quan hệ giữa Huawei và Skycom - công ty bán thiết bị viễn thông cho Iran.

Tuần trước, Huawei xác nhận bà Mạnh Vãn Châu đang đưa HSBC ra tòa ở Hong Kong (Trung Quốc) để tiếp cận các hồ sơ ngân hàng mà theo bà sẽ giúp mình chống lại việc dẫn độ.

Hiện cuộc chiến chống dẫn độ của bà Mạnh Vãn Châu tại Vancouver đã bước vào giai đoạn cuối.

Theo kế hoạch, tòa sẽ nối lại việc xem xét dẫn độ vào ngày hôm nay - 15/3 và dự kiến kết thúc vào giữa tháng Năm tới, trừ phi có kháng cáo. Washington cáo buộc Huawei đánh cắp bí mật thương mại của Mỹ và cấm các nhà sản xuất chip bán dẫn của nước này giao dịch với Huawei.

Bà Mạnh Vãn Châu bị Canada bắt giữ hồi tháng 12/2018 theo cáo buộc của Mỹ rằng đã phạm tội gian lận để “lách” lệnh trừng phạt chống Iran.

Sau khi bị bắt, bà Mạnh được bảo lãnh tại ngoại, trở về tạm trú tại biệt thự ở Vancouver. Trong thời gian tại ngoại, bà Mạnh Vãn Châu chịu sự giám sát của các nhân viên an ninh vào ban ngày, phải tuân thủ một lệnh giới nghiêm và đeo vòng định vị GPS.

Hồi tháng 5/2020, một thẩm phán Canada đã ra phán quyết cho rằng hành vi “lừa gạt ngân hàng” mà Mỹ cáo buộc bà Mạnh Vãn Châu cũng là hành vi phạm luật pháp tại Canada. Phán quyết này dập tắt hy vọng của bà Mạnh Vãn Châu về việc sớm được phóng thích.

Đọc thêm

Bị ném bùn khi đi thăm vùng lũ lụt, vua Tây Ban Nha có hành động đẹp

Bị ném bùn khi đi thăm vùng lũ lụt, vua Tây Ban Nha có hành động đẹp
(PLVN) - Người dân Tây Ban Nha đã phản ứng giận dữ với sự xuất hiện của Vua Felipe và Hoàng hậu Letizia tại vùng Valencia, nơi lũ lụt khủng khiếp đã cướp đi sinh mạng hơn 200 người. Tuy nhiên, vua Felipe bình tĩnh, hạ ô để nghe một người dân trao đổi và ôm chặt hai phụ nữ đang khóc nức nở....

Hòa bình với thiên nhiên

Hội nghị lần thứ 16 của các bên tham gia Công ước về Đa dạng Sinh học bàn luận các giải pháp khẩn cấp ngăn chặn suy thoái ĐDSH toàn cầu. (Ảnh: enb.iisd.org).
(PLVN) - Chủ đề của Hội nghị lần thứ 16 của các bên tham gia Công ước về Đa dạng Sinh học vừa qua là “Hòa bình với thiên nhiên”. Đây là lời kêu gọi toàn cầu để tái tạo mối quan hệ của con người với thiên nhiên, đưa thiên nhiên trở lại trung tâm của sự phát triển bền vững.

Quyền trẻ em trong quá trình lập pháp tại Hoa Kỳ

Thế hệ trẻ như nhà hoạt động môi trường Greta Thunberg (SN 2003) đang có sức ảnh hưởng mạnh hơn đến các chính sách khí hậu toàn cầu: (Ảnh: The Washington Post)
(PLVN) - Dù chưa có quốc hội trẻ em chính thức tại Hoa Kỳ, nhưng những sáng kiến như Hội đồng Thanh niên và các phiên họp mô phỏng quốc hội đang cung cấp cơ hội cho giới trẻ tham gia vào hệ thống quản trị, định hình chính sách tương lai của đất nước.

Thời điểm nào Ukraine có thể gia nhập EU?

Ủy viên châu Âu phụ trách vấn đề mở rộng EU Oliver Varhelyi.
(PLVN) - Theo Ủy viên châu Âu phụ trách vấn đề mở rộng Liên minh châu Âu (EU) Oliver Varhelyi, mọi quốc gia ứng cử viên của EU, bao gồm cả Ukraine, đều có thể gia nhập khối này vào năm 2029 nếu họ đáp ứng mọi tiêu chí thành viên.