Lời dạy của Đức Phật về dấu ấn 'Đản sinh'

Phật Đản. (Ảnh Internet)
Phật Đản. (Ảnh Internet)
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) -  Từ năm 1999, ngày lễ Phật Đản (15/4 âm lịch) - kỷ niệm ngày Đức Phật Thích Ca Mâu Ni ra đời đã được Liên Hợp quốc công nhận là ngày lễ hội văn hóa tâm linh thế giới. Tuần lễ Phật Đản thường được tổ chức từ ngày 8/4 - 15/4 âm lịch hằng năm.

Chỉ có hai con đường: thiện và ác

Theo các kinh sách Phật giáo, Đức Phật Đản sinh trong một ngày trăng tròn tháng Vesaka - tháng thứ hai theo lịch Ấn Độ cổ, chiếu theo lịch mặt trăng thì đó là tháng tư. Theo lịch Ấn Độ cổ, ngày trăng tròn chính là ngày mùng 8. Do đó, ngày 8/4 của lịch Ấn Độ cổ cũng chính là ngày rằm tháng tư âm lịch mà người Việt Nam vẫn sử dụng.

Ngay cả năm sinh của Phật cũng không được khẳng định chính xác. Trong các tư liệu, giả thiết về năm ngài ra đời có rất nhiều, chênh nhau đến vài trăm năm, như các năm: 1028, 1027, 685, 624, 566, 561, 558, 557, 520, 487, 466… trước Công nguyên. Phổ biến nhất là thuyết Đức Phật sinh 624 trước Công nguyên (cả Phật giáo Nam tông và Bắc tông đều chính thức thừa nhận năm này).

Theo kinh sách, Hoàng hậu Mahamaya sinh ra Đức Phật trong vườn Lâm Tỳ Ni, dưới gốc cây vô ưu (cây sala). Cụ thể, kinh điển Nam tông chép rằng, theo phong tục, sắp đến ngày lâm bồn, Hoàng hậu Mahamaya về vương quốc cha mẹ đẻ để sinh con. Khi bà nghỉ chân ở vườn Lâm Tỳ Ni thì cơn đau chuyển dạ xuất hiện. Các nữ tỳ vội quây màn cho Hoàng hậu, bà bám lấy một gốc cây vô ưu và sinh ra Hoàng tử.

Lúc này trên trời xuất hiện 4 vị đại phạm thiên cầm lưới bằng vàng quấn quanh hài nhi, trong khi 2 trận mưa dội xuống tắm gội cho hai mẹ con. Sau đó, đứa trẻ được Tứ đại thiên vương đỡ lấy, bọc trong miếng vải làm bằng da linh dương đen.

Còn theo kinh điển Bắc tông, Hoàng hậu Mahamaya mơ thấy voi trắng 6 ngà biến thành luồng sáng soi vào bụng mình và sau đó có thai. Đến ngày, bà đến vườn Lâm Tỳ Ni và sinh ra Hoàng tử từ sườn phải. Một bông sen nảy lên đỡ lấy đứa bé. Từ trên trời, 9 con rồng bay xuống phun 2 dòng nước lạnh và nóng để tắm cho ngài, rồi các thần xuống săn sóc. Vừa ra đời, Đức Phật đã bước 7 bước (mỗi bước đều có hoa sen đỡ dưới chân), một tay chỉ lên trời, một tay chỉ xuống đất nói: “Thiên thượng thiên hạ, duy ngã độc tôn” (trên trời, dưới đất, chỉ có ta là bậc tôn quý nhất).

Trong các tôn tượng đức Thích ca Đản sinh từ thời Nguyễn khoảng thời Vua Tự Đức trở về trước, tay trái của ngài chỉ lên trời, tay phải chỉ xuống dưới. Có một câu phổ biến mô tả biểu tượng này là: “Tả thủ chỉ thiên, hữu thủ chỉ địa”. Căn cứ theo triết học phương Đông, thì tay trái là Thanh Long, biểu thị cho phần Dương, tay phải biểu thị phần Âm, cho nên tay trái chỉ lên, tay phải chỉ xuống hợp lý trời đất. Từ thời Nguyễn, tổ Tính Định có khắc bộ ván kinh Phật thuyết Công Đức Tạo Tượng Phật. Y cứ bộ kinh văn này trong đó các phần như Thích Ca Phổ, Thích Ca Phương Trí, đều viết: “Hữu thủ chỉ thiên, tả thủ chỉ địa”. Tới khi đó thì thế tay tôn tượng bắt đầu được cải chính.

Theo các học giả, có mấy luận cứ cho biểu tượng này như sau: Khi Đức Thế Tôn thành đạo, cà sa ngài đắp vai trái che lại, tay trái biểu thị ác pháp, tay phải biểu thị thiện pháp, cho nên khi lên lễ thì phải để lộ vai phải ra, đầu gối bên phải quỳ sát đất. Do đó, tay phải biểu thị thiện pháp, chỉ lên trời tức là Đức Phật chỉ cho chúng ta có một con đường hướng thượng - con đường của thập thiện. Người nào thân làm việc thiện, miệng nói lời thiện, giữ dòng tâm thiện thì cuộc đời đang hướng thượng, cũng như hoa sen ở trong bùn, vươn lên khỏi bùn, tỏa hương cho cuộc đời.

Ngược lại, tay trái chỉ xuống đất, biểu trưng cho bất thiện pháp, với ý nghĩa có con đường đọa lạc xuống cõi thấp. Nếu thân làm điều ác, miệng nói lời ác, tâm nghĩ ác thì cuộc đời người đó từng ngày, từng giờ đang đi xuống trong tam ác đạo. Trong cuộc đời này, chỉ duy nhất có hai hướng đi như thế.

Và ngay khi Đản sinh, Đức Phật đã chỉ cho chúng ta hai con đường lựa chọn. Một là con đường hướng thượng, một là con đường trầm luân đọa lạc. Người xưa nói: “Thuận thì đi lên, nghịch thì đi xuống”. “Hai tay chỉ rõ lối thăng trầm”. Giáo pháp Đức Phật dạy chỉ nói về hai điều thiện, ác. Căn cứ như thế thì hình tượng tay phải chỉ lên, tay trái chỉ xuống là hợp với chân lý và kinh điển đã ghi chép.

Sự kiện khi Đức Phật Đản sinh, xuất hiện rất nhiều biểu tượng cát tường như: trái đất rung động, mưa hoa rơi khắp, nhạc trời lừng vang, chín con rồng thiêng phun hai dòng nước ấm lạnh để hòa thành một dòng nước ấm mát tắm kim thân Đức Phật. Trong quan niệm phương Đông, trời có chín phương. Chín phương trời chính là biểu tượng cho rồng. Đức Phật ra đời, đất nở hoa đỡ chân, rồng tới quy y. Ngài thành Thiên nhân đạo sư, tức là thày cả cõi trời, người nên rồng tới tắm cho Phật. Rồng là biểu tượng tối cao trời đất, vì thế Đức Phật ra đời thì cả chín phương trời quy y, đất rạp mình nở hoa. Một bậc vĩ nhân ra đời khiến cho cả trời đất, nhân loại, không ai không quy phục.

Theo đó, hình ảnh hai dòng nước nóng - lạnh biểu trưng cho những thăng trầm của cuộc đời.

Và đưa di sản tới đương đại

Mới đây, nhân tuần lễ Phật Đản 2023, Hội quán Di sản kết hợp với Sen Heritage và Holomia đã tổ chức sự kiện trưng bày và thuyết trình khoa học với chủ đề “Hình tượng Thích Ca sơ sinh trong nghệ thuật Phật giáo Việt Nam và Đông Á” tại Hà Nội.

Tại sự kiện “Hình tượng Thích Ca sơ sinh trong nghệ thuật Phật giáo Việt Nam và Đông Á”, Ban Tổ chức công bố những đề án đã được Giáo hội Phật giáo Việt Nam công nhận. Đó là bộ nhận diện Đại lễ Phật Đản Phật lịch 2567-DL 2023; Bộ vật Phật tượng Thích Ca sơ sinh phong cách thuần Việt và công bố bản Kim tượng Thích Ca sơ sinh bé nhất Việt Nam và thế giới với kích thước 3,8cm bằng vàng và bạc; Danh sách các chùa trên toàn quốc đã sử dụng app “Tắm Phật online”.

Mẫu tượng Thích Ca sơ sinh mang phong cách hoàng gia thời Lý của nhóm Sen Heritage . (Ảnh Hội quán Di sản)

Mẫu tượng Thích Ca sơ sinh mang phong cách hoàng gia thời Lý của nhóm Sen Heritage . (Ảnh Hội quán Di sản)

Qua đề tài nghiên cứu khoa học với chủ đề “Thụy tướng đản sinh: hình tượng Thích Ca sơ sinh trong nghệ thuật Phật giáo Việt Nam và Đông Á”, PGS. TS Trần Trọng Dương đã làm rõ sự khác nhau giữa hình tượng Thích Ca sơ sinh trong nghệ thuật Phật giáo Việt Nam theo chiều dài lịch sử Đại Việt nói riêng và so với các nước Đông Á, Nam Á nói chung.

Theo PGS. TS Trần Trọng Dương, qua các hiện vật khảo cổ thời Lý và nghiên cứu của các học giả về long trụ Thăng Long của Đại Việt thời Lý mang phong cách hoàng gia mà đi đến hai giả thuyết: bệ Tu Di tòa của phật tượng Thích Ca thời Lý và bộ Tu Di đăng thời Lý mô phỏng ngọn núi Tu Di. Trong đó, Tu Di là một đỉnh núi thiêng trong vũ trụ quan Phật giáo, vừa mang hình hoa sen vừa có khả năng phát sáng về trí tuệ lẫn nghệ thuật.

PGS. TS Trần Trọng Dương cũng cho biết: Ta có thể gặp tượng Thích Ca sơ sinh khi thì chỉ tay phải, khi thì lại chỉ tay trái lên trời, khi thì chỉ một ngón tay, khi thì lại hai ngón hay thậm chí là cả năm ngón… Điều này là do văn hóa của thời kỳ hoặc của đất nước sở tại. Ví dụ người Ấn Độ xem trọng bên phải hơn, nên tượng Thích Ca sơ sinh ở Ấn Độ thường sẽ chỉ tay phải lên trời. Còn trong văn hóa Nho giáo xem trọng bên trái hơn, thì tượng Thích Ca sơ sinh của thời thịnh Nho hoặc đất nước ảnh hưởng Nho giáo nhiều hơn sẽ chỉ tay trái lên trời. Đối với Đức Phật vô hình tướng thì điều này không quá quan trọng.

Tiết lộ về ẩn ý tại sao bản Kim tượng Thích Ca sơ sinh bé nhất Việt Nam hiện nay lại có kích thước 3,8cm, anh Trần Thanh Tùng, Chủ tịch Hội quán Di sản cho biết: Trong bối cảnh công nghệ thông tin phát triển như hiện nay, mọi tương tác tới cả thế giới dường như thu nhỏ qua màn hình máy tính, điện thoại. Vì thế, với mục đích đưa di sản đến đương đại, việc tạo nên bản tượng với kích thước này như là để phù hợp với thế giới đương đại. Nỗi băn khoăn thường thấy của các nhà nghiên cứu, sáng tạo tạo nên bản tượng là sản phẩm của Việt Nam có đẹp không, có gì ấn tượng không? Làm thế nào để lan tỏa tới cộng đồng theo cách đơn giản nhất, tiện ích nhất cũng như tính ứng dụng trong việc có thể dễ dàng mang đi khắp nơi…

Bên cạnh đó, trong sản phẩm bé nhưng hàm chứa tư tưởng lớn như bức tượng này cũng là một ẩn ý phá vỡ quan niệm rằng hễ tượng Phật bằng vàng thì phải rất lớn, rất nặng. Và cuối cùng, kích thước 3,8cm ẩn chứa mong muốn đưa di sản đến với lớp trẻ dễ dàng hơn trong hình dáng của sự tối giản, không quá nặng nề.

Đồng thời, sự kiện là một hoạt động mà du khách có thể truy cập online miễn phí thông qua app hoặc qua đường link hoặc quét mã QR và thao tác tắm Phật online theo hướng dẫn. Nghi lễ này đã ra đời và được Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam phối hợp với Mạng xã hội Phật giáo Butta phát động bắt đầu từ năm 2021, trong bối cảnh giãn cách vì đại dịch COVID-19.

Cùng với việc giới thiệu nghi lễ tắm Phật online, kiến trúc sư, người sáng lập và là giám đốc điều hành của Holomia Đinh Anh Tuấn cho biết, với mỗi lượt truy cập miễn phí và tương tác tắm Phật online vào một ngôi chùa tự chọn có trong danh sách, mỗi người đã góp 10.000đ công đức xây dựng chùa…

Nghi thức tắm Phật, để Đức Phật trong tâm ta hiện diện

Ngày nay có rất nhiều nghi thức linh thiêng tái diễn lại sự kiện đức Phật Đản sinh như: Dựng vườn Lâm Tỳ ni, trang hoàng tôn tượng Đản sinh, đặc biệt có nghi thức tắm Phật. Chư tôn đức cũng thường chỉ dạy rằng, chúng ta nên dội ba gáo khi thực hiện nghi thức. Trước hết dùng dội nước lên cánh tay trái, từ vai xuống, quán niệm nguyện đoạn nhất thiết ác. Dội nước tay trái là gột sạch tam ác đạo. Vì đức Phật vì có vô kiến đỉnh tướng nên không dội nước lên trên đỉnh đầu, dội vai trái: quán niệm. Tiếp đó dội nước lên cánh tay phải, nguyện tu nhất thiết thiện.

Dội gáo thứ ba xuống chân của ngài, nguyện độ nhất thiết chúng sinh. Đôi chân bước đi truyền pháp, độ sinh, bởi vậy dội nước xuống chân phù hợp con đường Bồ tát đạo. Như thế nghi thức tắm Phật mang ý nghĩa trước hết tắm gội bản thân, làm sạch trần cấu trong tâm. Khi ấy Đức Phật Đản sinh ngay chính trong bản tâm mình. Chúng ta thực hiện nghi thức tắm Phật là để Đức Phật trong tâm ta hiện diện, để cho ngày nào, giờ nào, phút nào, lúc nào cũng là lúc Phật Đản sinh trong tâm chúng ta. Đó mới là ý nghĩa thiết thực của ngày lễ Phật Đản.

Tin cùng chuyên mục

Các nữ cán bộ, phóng viên, nhân viên Báo Pháp luật Việt Nam tham gia khóa học về thần thái, phong cách thanh lịch.

Những ‘tuyệt chiêu” giúp chị em phụ nữ trở nên thần thái, sang trọng

(PLVN) - Phụ nữ có ngoại hình xinh đẹp là một lợi thế nhưng phụ nữ có thần thái thì thực sự được nhiều người ngưỡng mộ. Những người phụ nữ này không chỉ nữ toát lên vẻ đẹp sang trọng lôi cuốn, thu hút ánh nhìn từ mọi người mà còn tạo dựng các mối quan hệ tốt đẹp làm tiền đề trên con đường thành công trong cuộc sống và công việc. Vậy làm sao để trở thành một người phụ nữ thần thái và sang trọng?

Đọc thêm

Lạc vào không gian văn hóa tại chùa Keo tỉnh Thái Bình

Chùa Keo giống như một cầu nối giữa chốn tiên thiên bồng lai và trần thế hư ảo.
(PLVN) - Uốn mình trong không khí trầm tĩnh, mộc mạc của những ngôi làng ở xã Duy Nhất (tỉnh Thái Bình), chùa Keo hiện lên như một nét chấm phá cổ kính mỹ lệ. Mỗi vị khách ghé thăm chốn thôn quê bình an này đều không kìm được lòng, say đắm ngắm vẻ đẹp nơi đây nhiều hơn một chút...

longformNhà sư với tinh thần vượt khó, dấn thân để giúp đời

Nhà sư với tinh thần vượt khó, dấn thân để giúp đời
(PLVN) -  Đi lên từ nghèo khó nhưng với quyết tâm lập chí “biến không thành có để giúp đời, giúp người”, Thượng tọa Lý Hùng đã truyền tải, lan tỏa nhiều giá trị “tốt đời, đẹp đạo” đến cộng đồng. Ông có đóng góp trong nhiều lĩnh vực: “Vì sự nghiệp nhân đạo”, “Vì hòa bình hữu nghị”, “Vì sự nghiệp phát triển các dân tộc”… và trên hết là tấm lòng tha thiết “vì Nhân dân”, “vì đồng bào dân tộc”.

Trị liệu từ “bản giao hưởng” mùi hương

Liệu pháp mùi hương, phương pháp trị liệu tự nhiên, an toàn và hiệu quả. (Ảnh minh hoạ - Nguồn: Getty Images)
(PLVN) - Khi nói đến mùi hương, mỗi người đều có những cảm nhận riêng: có người thích mùi mưa, có người bị cuốn hút bởi hương hoa cỏ, trong khi người khác lại ưa thích mùi gỗ. Dựa trên những sở thích này, trị liệu bằng mùi hương hay còn gọi là liệu pháp Aromatherapy đã mang đến một giải pháp tự nhiên giúp xoa dịu tâm trí, nâng cao tinh thần và cải thiện sức khỏe.

Ngày đẹp trong tháng chín

Hình minh họa
(PLVN) - Tháng 10 dương lịch năm 2024 (từ ngày 01/10 đến 31/10), tương ứng với tháng 9 lịch âm (từ ngày 29/08 đến 29/09 âm lịch), mang đến nhiều ngày tốt lành cho các hoạt động quan trọng như cưới hỏi, khai trương, xuất hành.

Phó Chủ tịch ICDV gọi núi Bà Đen là “thiên đường”

Đoàn đại biểu Vesak 2025 chụp hình lưu niệm dưới chân tượng Tượng Di Lặc. Ảnh: Sun World Ba Den Mountain
(PLVN) - Ngày 28/9, khu du lịch núi Bà Đen Tây Ninh đón Ban tổ chức cùng đoàn đại biểu của Ủy ban Tổ chức Quốc tế Đại lễ Vesak Liên Hiệp Quốc (ICDV) đến thăm và Thảo luận chương trình Đại lễ Vesak 2025. Tại đây, các đại biểu đồng nhất cho rằng núi Bà Đen sẽ là điểm phải đến của hàng nghìn đại biểu trong dịp Đại lễ Vesak.

Vượt qua giới hạn của bản thân

Thái Hà trong ngày chơi dù lượn trên bầu trời. (Nguồn: NVCC)
(PLVN) - Có một câu nói khuyết danh như sau: “Ai không bước chân ra khỏi nơi quen thuộc sẽ không hiểu giá trị đích thực của con người”. Trong sự phát triển của công nghệ thông tin, con người dần đánh mất đi bản năng khám phá, sinh tồn mãnh liệt mà ông cha để lại. Hiện nay, để hòa mình vào thiên nhiên hùng vĩ, khám phá giới hạn bản thân, nhiều người đã dành trọn niềm đam mê cho các chuyến đi phiêu lưu, mạo hiểm.

Tưởng niệm 724 năm ngày mất Quốc công Tiết chế Hưng Đạo Đại vương Trần Quốc Tuấn

Tượng đài Trần Hưng Đạo ở quảng trường 3-2 Thành phố Nam Định.
(PLVN) - Nhiều địa phương trên cả nước những ngày qua đã long trọng tổ chức Lễ dâng hương tưởng niệm 724 năm Ngày mất Quốc công Tiết chế Hưng Đạo Đại vương Trần Quốc Tuấn (1300 - 2024) - một vị tướng tài ba, nhà văn hóa vĩ đại trong lịch sử dân tộc, được nhân dân suy tôn là Đức Thánh Trần.

Trung thu ấm áp trong mưa lũ

Trung thu ấm áp trong mưa lũ
(PLVN) - Tết Trung Thu, ngày hội trăng rằm tháng Tám, luôn mang trong mình vẻ đẹp lung linh, huyền ảo của ánh trăng vàng, là dịp để gia đình sum họp, quây quần bên nhau - Tết Đoàn viên.

Ấm lòng ngày lũ

Ấm lòng ngày lũ
(PLVN) - Sáng sớm 12/9, sư thầy Thích Đạo Lạc trụ trì chùa Khai Nguyên (Tây Hồ, Hà Nội) đã nấu cháo mang đến Nhà Văn hóa quận Tây Hồ (Hà Nội) hỗ trợ và động viên bà con phường Yên Phụ đang tránh lũ.

Đại lễ trai đàn quy mô lớn nhất đầu tiên tại Đắk Lắk

Đại lễ trai đàn quy mô lớn nhất đầu tiên tại Đắk Lắk
(PLVN) -  Trong 2 ngày 25-26/8/2024, Phúc Gia An Viên phối hợp cùng Giáo hội Phật Giáo huyện Buôn Đôn đã tổ chức đại lễ trai đàn với chủ đề “Vạn Hoa Cầu Phúc - Chữ Hiếu Toả Hương”. Đây là chương trình thường niên được tổ chức vào tháng 7 âm lịch nhằm mục đích trở thành cầu nối giúp người dân Đắk Lắk thể hiện lòng thành kính, biết ơn với những người thân đã khuất của mình.

Khai mạc lễ hội đền Bảo Hà năm 2024

Ông Hoàng Quốc Bảo, Bí thư huyện ủy Bảo Yên đánh trống khai mạc (ảnh: Lê Nam - Huy Hoàng)
(PLVN) -  Sáng 20/8 (tức ngày 17/7 năm Giáp Thìn), huyện Bảo Yên (Lào Cai) tổ chức Lễ hội truyền thống Đền Bảo Hà năm 2024. Đây là dịp để nhân dân trên địa bàn huyện và du khách thập phương về dâng hương, ngưỡng vọng và tưởng nhớ Đức Thánh Hoàng Bẩy - Người có công dẹp giặc phương Bắc, trấn giữ biên cương.

Điều còn lại trên vạn nẻo đường đời

Đạo hiếu đi suốt cuộc đời mỗi con người. (Ảnh minh họa: K.A)
(PLVN) - Theo “Đại Việt sử ký toàn thư”, lễ Vu lan được du nhập vào Việt Nam từ năm 1072. Đại lễ Vu lan - báo hiếu là một trong những minh chứng rõ ràng của sự gắn bó trong mấy nghìn năm qua giữa đạo và đời, giữa Phật giáo và dân tộc.

Có một nơi để trở về…

Cảnh trong phim Câu chuyện hoa hồng. (Ảnh: Kphim)
(PLVN) - Ai đó từng thốt lên: “Mẹ sinh con là gái/Mỏng manh như tơ trời”… Dù cuộc sống hôm nay, các cô gái đều có cuộc sống hôn nhân theo tình yêu tưởng như đẹp đẽ. Thế nhưng, biến cố là những ẩn số không ai biết trước. Và khi ấy, nếu không may mắn trong cuộc đời, thật ấm lòng khi họ có một nơi để trở về, bên những thương yêu của cha mẹ mình…

Mùa Vu lan trên đất Cố đô Huế

Toàn cảnh lễ cúng dường trai tăng tại Đại lễ Vu lan - phật lịch 2568.
(PLVN) - Mùa Vu lan báo hiếu đã về, tại Thừa Thiên Huế, đông đảo người dân đến các chùa, cơ sở tự viện để cầu an, cầu nguyện tri ân, bày tỏ lòng hiếu kính với những đấng sinh thành.

Rộn ràng không khí Lễ vu lan khắp cả nước

Trang nghiêm Lễ phóng liên đăng trong Pháp hội Vu lan - Báo hiếu tại Việt Nam Quốc Tự (Ảnh: Báo Giác ngộ)
(PLVN) - Trong những ngày Lễ Vu lan báo hiếu năm nay, các ngôi chùa trên khắp cả nước đồng loạt tổ chức nhiều hoạt động ý nghĩa, thu hút sự quan tâm tham dự của hàng nghìn tăng ni, phật tử và người dân trong niềm Pháp lạc viên mãn, nhằm nêu cao tinh thần tri ân, báo ân, uống nước nhớ nguồn của dân tộc.