Loạt 'rừng cây' xinh xắn trong lòng Hà Nội

Hàng cây bao quanh Công viên Lê Nin. Ảnh: Dân Việt
Hàng cây bao quanh Công viên Lê Nin. Ảnh: Dân Việt
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Ý tường TP Hà Nội cần nghiên cứu phát triển mô hình “đô thị nén” tại khu vực trung tâm nhưng trong nhà có vườn cây, trong thành phố có rừng nhận được sự quan tâm của dư luận. Hiện tại, Thủ đô đã có tới hơn 60 công viên, vườn hoa phục vụ công ích.

Mới đây, chủ trì cuộc họp thẩm định nhiệm vụ điều chỉnh Quy hoạch chung Thủ đô Hà Nội đến năm 2045, tầm nhìn đến năm 2065, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà định hướng, khu vực đô thị trung tâm của Hà Nội cần nghiên cứu mô hình “đô thị nén” nhưng trong nhà có vườn cây, trong thành phố có rừng.

Để triển khai ý tưởng, Phó Thủ tướng đề nghị thành phố lựa chọn những tổ chức tư vấn lập quy hoạch nổi tiếng, uy tín, cùng chuyên gia phản biện hàng đầu để xác định tầm nhìn, mục tiêu và động lực phát triển của Thủ đô trong tương lai với mục tiêu đặt ra là phát triển Hà Nội ngang tầm thủ đô các nước phát triển trong khu vực và trên thế giới.

Hà Nội đất chật người đông, nói đến rừng cây ở khu vực trung tâm chắc nhiều người nghĩ “nhiệm vụ bất khả thi”. Nhưng thực tế các đô thị lớn và chật chội như Paris (Pháp), New York (Mỹ), Singapore… đều có những công viên trung tâm rộng lớn, rừng cây trong thành phố. Vì vậy vấn đề là quyết tâm làm hay không, chứ không phải Hà Nội hay TP HCM không thể làm được mô hình trong thành phố có rừng.

Tuy nhiên, trước khi cứu mô hình “đô thị nén” nhưng trong nhà có vườn cây, trong thành phố có rừng được nghiên cứu và xây dựng đề án một cách rõ ràng thì hiện tại, TP Hà Nội cũng đã có tới 63 công viên, vườn hoa phục vụ công ích.

Cùng PLVN điểm lại một số công viên nhiều cây xanh ở Hà Nội:

Công viên Bách Thảo

Vườn bách thảo Hà Nội hay còn gọi là công viên Bách Thảo nằm trên đường Hoàng Hoa Thám (quận Ba Đình), được ví như lá phổi xanh của Thủ đô với những cây cổ thụ lớn, thân to bằng vòng tay, phải 3 - 4 người ôm mới xuể.

Đây là công viên lâu đời nhất tại Hà Nội, được thành lập năm 1890 trên khu đất rộng 33ha. Tuy nhiên hiện nay, vườn Bách Thảo được quy hoạch lại chỉ còn khoảng trên 10ha.

Đứng từ xa du khách ấn tượng bởi một màu xanh ngắt của khu vườn Bách thảo, bởi những loài cây đặc trưng của các cánh rừng nhiệt đới ẩm, nhiều cây gỗ quý hiếm có tuổi đời hàng trăm năm và các loài thực vật lạ từ nhiều vùng đất trên khắp thế giới.

Vườn Bách Thảo. Ảnh: Dân Việt

Vườn Bách Thảo. Ảnh: Dân Việt

Công viên Thống Nhất

Công viên Thống Nhất được coi là công viên lớn nhất Hà Nội với diện tích hơn 50ha. Công viên nằm giữa 4 phố: Trần Nhân Tông, Lê Duẩn, Đại Cồ Việt và Nguyễn Đình Chiểu, có rất nhiều lối vào, trong đó cổng chính nằm bên mặt đường Trần Nhân Tông.

Khu vực này trước đây vốn là vùng đầm hồ và bãi rác, tứ phía là các làng cổ. Đến năm 1958, Hà Nội quyết định xây dựng nơi đây thành công viên để làm chốn vui chơi, giải trí cho người dân Thủ đô.

Sau 60 năm hoạt động, cuối tháng 12/2022 trở thành dấu mốc lịch sử khi công viên Thống Nhất tháo dỡ hàng rào sắt, chuyển công viên sang mô hình mở, phục vụ miễn phí người dân.

Công viên Thống Nhất. Ảnh: Vietnamnet

Công viên Thống Nhất. Ảnh: Vietnamnet

Vườn hoa Lý Thái Tổ

Vườn hoa Lý Thái Tổ có vị trí sát hồ Hoàn Kiếm nằm giữa các phố Đinh Tiên Hoàng, Lê Lai, Lê Thạch, Ngô Quyền với diện tích 12.153,5m2.

Trong vườn hoa có cây xanh được nhập ngoại đã thuần hóa, cây cảnh và tượng đài (lúc đầu là tượng thần tự do, đến năm 1889 thay bằng tượng Paul Bert, năm 1945 thị trưởng Trần Văn Lai đã hạ bỏ) và tòa nhà bát giác xây dựng năm 1901 (còn gọi là nhà kèn) làm chỗ để đội kèn nhà binh Pháp biểu diễn.

Vườn hoa được đổi tên nhiều lần, lúc đầu mang tên Paul Bert, sau Cách mạng tháng Tám năm 1945 là vườn hoa Chí Linh. Từ năm 1984 mang tên Indira Gandhi (cố Thủ tướng Ấn Độ). Đến năm 2004, khi cải tạo chỉnh trang, có tượng Lý Thái Tổ được gọi là vườn hoa Lý Thái Tổ.

Vườn hoa Lý Thái Tổ. Ảnh: Dân Việt

Vườn hoa Lý Thái Tổ. Ảnh: Dân Việt

Công viên Lê Nin

Nằm giữa ba tuyến phố Điện Biên Phủ, Trần Phú và Hoàng Diệu, vườn hoa Lê Nin (Hà Nội) là địa điểm thu hút rất nhiều người dân đến vui chơi, tập thể dục. Công viên Lê Nin được đặt tên theo nhà cách mạng vĩ đại người Nga Vladimir Ilyich Lenin (1870 - 1954), có tổng diện tích 17.183m2. Đây là một trong số ít công viên được đặt tên dựa theo danh nhân ngoại quốc

Xung quanh công viên là những hàng cây sấu cổ thụ trăm tuổi cùng những tán lá rộng lớn, toả bóng mát cả một vùng. Những thân cây này được trồng ngay từ những ngày đầu xây dựng công viên, qua hàng trăm năm đổi thay của lịch sử, chúng đã lưu giữ kỷ niệm của biết bao thế hệ người dân Hà Nội.

Xung quanh công viên Lê Nin là những hàng cây sấu cổ thụ trăm tuổi cùng những tán lá rộng lớn, tỏa bóng mát cả một vùng. Ảnh: Dân Việt

Xung quanh công viên Lê Nin là những hàng cây sấu cổ thụ trăm tuổi cùng những tán lá rộng lớn, tỏa bóng mát cả một vùng. Ảnh: Dân Việt

Công viên Thủ Lệ

Tên xưa thường gọi Sở Thú, được khởi công xây dựng năm 1976, với diện tích hơn 28 ha, trong đó 6 ha là hồ nước, còn lại là đất nền, bố trí các khu vui chơi, vườn thú. Công viên nằm bên trong khuôn viên có một mặt hồ lớn, với một dải đất hình oval giống như giọt nước mắt. Đó cũng là nguồn gốc của cái tên Thủ Lệ, mang ý nghĩa giữ lấy giọt lệ ở bên trong.

Theo TS Đào Ngọc Nghiêm, Hội Quy hoạch phát triển đô thị Hà Nội, Công viên Thủ lệ ngoài tính văn hóa riêng biệt của TP Hà Nội còn “lá phổi” xanh giữa một đô thị đông đúc sầm uất.

Hồ Thủ Lệ là một trong những hồ đẹp của Thủ đô Hà Nội, giáp 2 đường Kim Mã và Nguyễn Văn Ngọc, cạnh khách sạn Daewoo Hà Nội và trong khuôn viên công viên Thủ Lệ. Ảnh: Báo Tin tức

Hồ Thủ Lệ là một trong những hồ đẹp của Thủ đô Hà Nội, giáp 2 đường Kim Mã và Nguyễn Văn Ngọc, cạnh khách sạn Daewoo Hà Nội và trong khuôn viên công viên Thủ Lệ. Ảnh: Báo Tin tức

Công viên Nghĩa Đô

Công viên Nghĩa Đô nằm trên đường Nguyễn Văn Huyên và Tô Hiệu (Cầu Giấy, Hà Nội). Công viên có diện tích 42.000 m2, rất nhiều cây xanh, từng được người dân gọi là “hòn ngọc xanh” giữa lòng Hà Nội.

Với khuôn viên rộng, công viên Nghĩa Đô là địa điểm lý tưởng dành cho các gia đình để vui chơi, tập thể dục thể thao, đi dạo...

Công viên Nghĩa Đô. Ảnh: Dân Trí

Công viên Nghĩa Đô. Ảnh: Dân Trí

Công viên Cầu Giấy

Công viên Cầu Giấy hay còn gọi là công viên Yên Hòa nằm ở phố Thành Thái, phường Dịch Vọng, Cầu Giấy, có diện tích 6.540m2 bao gồm hệ thống cây xanh được trồng theo quy hoạch từ đầu tạo nên khuôn viên thoáng mát và sạch sẽ cho công viên.

Công viên được chia làm 3 phân khu chính là: khu vui chơi cho trẻ em, khu thể dục thể thao, khu hồ nước và quảng trường là nơi đi dạo của các cư dân sống quanh khu vực nơi đây.

Toàn cảnh công viên Cầu Giấy rộng 10 ha nhìn từ trên cao. Ảnh: UBND quận Cầu Giấy

Toàn cảnh công viên Cầu Giấy rộng 10 ha nhìn từ trên cao. Ảnh: UBND quận Cầu Giấy

Công viên hồ điều hòa Nhân Chính

Công viên có diện tích 13,23ha, tổng vốn đầu tư hơn 298,7 tỷ đồng. Dự án công viên hồ điều hoà Nhân Chính nằm trên địa bàn hai quận Cầu Giấy và Thanh Xuân, do UBND quận Thanh Xuân làm chủ đầu tư.

Theo thiết kế, phần diện tích mặt nước chiếm tới 8ha - hơn 60% diện tích công viên; diện tích còn lại hơn 5ha, bao gồm hệ thống vườn hoa, cây xanh, đường dạo, quảng trường, đài phun nước, khu vui chơi giải trí, không gian ngầm đa chức năng...

Công viên hồ điều hòa Nhân Chính. Ảnh: Dân Trí

Công viên hồ điều hòa Nhân Chính. Ảnh: Dân Trí

Công viên Yên Sở

Tọa lạc tại nút giao cao tốc Pháp Vân - Cầu Giẽ, thuộc quận Hoàng Mai, Hà Nội, công viên Yên Sở cách trung tâm thành phố gần chục cây số. Với tổng diện tích rộng tới 323ha, trong đó 280ha là hồ nước và cây xanh, nơi đây được ví như lá phổi xanh của Thủ đô Hà Nội, một địa điểm lý tưởng ngay trung tâm để các bố mẹ có thể cho con đi chơi cuối tuần hay cắm trại, picnic theo các hội nhóm.

Công viên Yên Sở. Ảnh: Afamily

Công viên Yên Sở. Ảnh: Afamily

Tin cùng chuyên mục

Sự bền vững của môi trường và hệ sinh thái biển đang đứng trước mối đe dọa to lớn từ ô nhiễm nhựa. (Ảnh minh họa. Nguồn: Bộ CT)

Hướng tới đạt thỏa thuận toàn cầu về rác thải nhựa

(PLVN) - Việt Nam sẽ tham gia vào cuộc đàm phán toàn cầu về ô nhiễm nhựa sẽ diễn ra tại Phiên họp thứ 5 (INC-5), từ 24/11 đến 1/12/2024 ở Busan, Hàn Quốc. Khi được thực thi, Thỏa thuận này có thể tác động mạnh mẽ đến kinh tế - xã hội, thúc đẩy một “cuộc cách mạng” trong sản xuất, tiêu dùng và quản lý rác thải nhựa trên toàn cầu.

Đọc thêm

Bão số 8 sắp vào biển Đông, 2 cơn bão mới lại 'đe doạ'

Hiện tại ở khu vực phía Đông của Philippines đang có tới 2 cơn bão, 1 áp thấp nhiệt đới đang hoạt động. Ảnh: VNDMS
(PLVN) - Cơn bão TORAJI nhiều khả năng sẽ di chuyển vào biển Đông trong khoảng chiều tối đến đêm 11/11. Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã có công điện đề nghị loạt Bộ, ngành, địa phương chủ động ứng phó. Hiện khu vực phía Đông của Philippines còn 2 cơn bão, 1 áp thấp nhiệt đới hoạt động...

Ngăn chặn nguy cơ tuyệt chủng động vật hoang dã ở Việt Nam: Pháp luật và ý thức cần song hành

Các hành vi quảng cáo, nuôi nhốt, tàng trữ và buôn bán trái phép cá thể, bộ phận hoặc sản phẩm của gấu đều là vi phạm pháp luật có thể bị xử phạt hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.
(PLVN) - Nhằm đánh giá và xác định những vấn đề cấp bách cần được ưu tiên để xử lý hiệu quả tình trạng buôn bán động vật hoang dã (ĐVHD) trái phép, góp phần bảo vệ các quần thể ĐVHD nguy cấp, quý, hiếm và từng bước xóa bỏ vai trò của Việt Nam trong mạng lưới buôn bán ĐVHD trái phép toàn cầu, đầu tháng 11/2024, Trung tâm Giáo dục Thiên nhiên (ENV) ra mắt tài liệu thường niên “Những hành động cấp bách bảo vệ động vật hoang dã trước nguy cơ tuyệt chủng năm 2024”.

Nỗ lực bảo tồn loài động vật hoang dã trong Sách đỏ Việt Nam

SVW phối hợp với Vườn Quốc gia Cúc Phương tái thả 8 cá thể tê tê Java quý hiếm. (Nguồn: SVW)
(PLVN) - Tại Việt Nam, công tác bảo vệ động vật hoang dã nguy cấp, quý hiếm nói chung và bảo tồn tê tê nói riêng đã và đang được chú trọng hơn trước đây, đạt được nhiều kết quả khích lệ. Trong đó có cả những nỗ lực trong việc tăng cường thể chế, chính sách pháp luật về bảo vệ động vật hoang dã và khắc phục những “lỗ hổng” pháp lý, nâng cao khung hình phạt.

Bão Yinxing đã đi vào biển Đông

Dự báo vị trí, hướng di chuyển của bão số 7. Ảnh: Trung tâm dự báo KTTV Quốc gia
(PLVN) -  Theo Trung tâm dự báo KTTV Quốc gia, sáng sớm nay (8/11), bão YINXING đã đi vào vùng biển phía Đông của khu vực Bắc Biển Đông, trở thành cơn bão số 7 trong năm 2024.

Di dời hơn 565 người dân để huỷ nổ bom

Lực lượng công binh cài đặt thuốc nổ để phá hủy quả bom.
(PLVN) - Ngày 7/11, lực lượng công binh Bộ Chỉ huy Quân sự (CHQS) tỉnh Quảng Trị tiến hành xử lý, tiêu hủy 1 quả bom còn sót lại sau chiến tranh tại thôn A Ho (xã Thanh, huyện Hướng Hóa).

Cập nhật mới nhất về cơn bão Yinxing

Dự báo vị trí, hướng di chuyển của bão Yinxing. Ảnh: Trung tâm dự báo KTTV Quốc gia
(PLVN) -  Theo Trung tâm dự báo KTTV Quốc gia, sáng nay, 7/11, vị trí tâm bão trên vùng biển phía Đông Bắc đảo Luzon (Philippines). Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 15, giật trên cấp 17. bão đang di chuyển theo hướng Tây Tây Bắc, tốc độ 5-10km/h.