Liên quân có thể trang bị vũ khí cho phe đối lập Libya

“Nhóm liên lạc” về Libya họp tại London (Anh) hôm qua nhất trí cho rằng nhà lãnh đạo Libya Muammar Gaddifi phải “ra đi”, trong khi Washington và Paris đề xuất trang bị vũ khí cho lực lượng chống Chính phủ Libya.

“Nhóm liên lạc” về Libya họp tại London (Anh) hôm qua nhất trí cho rằng nhà lãnh đạo Libya Muammar Gaddifi phải “ra đi”, trong khi Washington và Paris đề xuất trang bị vũ khí cho lực lượng chống Chính phủ Libya.

Liên quân có thể trang bị vũ khí cho phe đối lập Libya ảnh 1
Khoảng 40 nước và tổ chức khu vực tham dự hội nghị tại London. Ảnh: AFP

Tổng thống Mỹ Barack Obama hôm 30/3 tuyên bố, nhà lãnh đạo Libya Muammar Gaddifi cuối cùng sẽ phải rời quyền lực dưới sức ép quân sự và ngoại giao. Tuy nhiên, trả lời phỏng vấn các hãng truyền hình NBC, CBS và ABC, Tổng thống Mỹ không loại trừ khả năng trang bị vũ khí cho lực lượng chống chính phủ ở Libya.

Ngoài ra, Tổng thống Mỹ khẳng định rằng, ngoài việc thiết lập một vùng cấm bay, bảo vệ dân thường, liên quân cũng áp dụng các biện pháp chính trị, ngoại giao, trừng phạt, phong tỏa tài sản và các cách khác ở nước ngoài đối với chính quyền của ông Gaddifi.

Tuy nhiên, Tổng thống Mỹ cũng nhấn mạnh, hiện nay việc đánh giá mối quan hệ giữa lực lượng chống chính phủ với chính quyền Libya vẫn đang diễn ra. Khi được hỏi về việc giao vũ khí, ông Obama trả lời: “Tôi không loại trừ việc đó. Nhưng tôi chưa khẳng định khả năng này cũng như chưa muốn nói cái gì sẽ xảy ra”.

Trước đó, Ngoại trưởng Pháp Alain Juppe tuyên bố rằng, Pháp sẵn sàng thảo luận với các đồng minh việc hỗ trợ quân sự cho lực lượng chống chính phủ ở Libya, đồng thời thừa nhận rằng các nghị quyết mới đây của Liên Hợp Quốc (LHQ) đã không tính trước việc này.

Tại thủ đô London của Anh, khoảng 40 quốc gia và các tổ chức khu vực đã chính thức xác nhận sự thành lập một “nhóm liên lạc” về Libya phụ trách việc định hướng chính trị cho chiến dịch của liên quân quốc tế mà NATO đang dẫn đầu. “Ông Gaddifi và chính quyền của mình đã mất mọi quyền hợp pháp và sẽ phải chịu trách nhiệm về hành động của mình”, thông cáo cuối cùng viết, đồng thời nói rõ “chỉ có người Libya” mới có thể lựa chọn được tương lai cho mình.

Từ lúc khai mạc hội nghị, Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton đã dự tính: các cuộc tấn công của liên quân sẽ tiếp tục “cho tới khi Gaddifi hoàn tất đầy đủ các điều kiện của nghị quyết LHQ”, tức là ngừng bắn ngay lập tức và mở đường cho trợ giúp nhân đạo. Tuy nhiên, bà cho rằng nghị quyết 1973 về cho phép không kích Libya đã vô hiệu hóa lệnh cấm chuyển giao vũ khí cho các phe phái tại đây.

Phúc Lợi (tổng hợp)

Đọc thêm

Việt Nam chuẩn bị đối thoại về Báo cáo UPR tại Hội đồng Nhân quyền LHQ

Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Đỗ Hùng Việt sẽ dẫn đầu Đoàn đại biểu Việt Nam tham gia phiên đối thoại.
(PLVN) - Ngày 7/5, tại Trụ sở Liên hợp quốc (LHQ) ở Geneva (Thụy Sỹ), Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Đỗ Hùng Việt sẽ dẫn đầu Đoàn đại biểu Việt Nam tham gia phiên đối thoại về Báo cáo quốc gia của Việt Nam về bảo vệ và thúc đẩy quyền con người theo cơ chế Rà soát định kỳ phổ quát (UPR) chu kỳ IV của Hội đồng Nhân quyền LHQ.

Đoàn kiều bào thăm, động viên quân, dân Huyện đảo Trường Sa và Nhà giàn DK-I

Đoàn công tác số 11 do Chuẩn Đô đốc Phạm Văn Luyện, Phó Chủ nhiệm Chính trị Quân chủng Hải quân, ra thăm Trường Sa.
(PLVN) - Nhân dịp kỷ niệm 49 năm thống nhất Tổ quốc (30/4/1975 – 30/4/2024) và giải phóng quần đảo Trường Sa (29/4/1975), 69 năm thành lập Hải quân nhân dân Việt Nam (7/5/1955), Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài (NVNONN), Bộ Ngoại giao phối hợp với Bộ Tư lệnh Hải quân tổ chức Đoàn đại biểu kiều bào đi thăm, động viên cán bộ, chiến sĩ và người dân Huyện đảo Trường Sa và Nhà giàn DK-I trong khuôn khổ Đoàn công tác số 11.

Tiết lộ khẩu pháo phòng không nguy hiểm nhất của Nga

Pháo phòng không bắn nhanh ZU-23-2 của Nga.
(PLVN) - Pháo phòng không bắn nhanh ZU-23-2 của Nga không chỉ là phương tiện phòng không chống lại trực thăng, máy bay không người lái cỡ lớn và máy bay chiến đấu bay thấp mà còn là vũ khí đất đối đất “sát thủ” cả trên bộ và trên biển.