Liên kết đào tạo thạc sĩ chuyên ngành chính sách và pháp luật môi trường

Dự án CCP-LAW là sự hợp tác giữa 3 nước châu Âu (Hi Lạp, Tây Ban Nha, Anh) và 3 nước châu Á (Việt Nam, Malaysia, Ấn Độ).
Dự án CCP-LAW là sự hợp tác giữa 3 nước châu Âu (Hi Lạp, Tây Ban Nha, Anh) và 3 nước châu Á (Việt Nam, Malaysia, Ấn Độ).
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Trường Đại học Luật, ĐH Huế vừa tổ chức hội nghị về xây dựng chương trình đào tạo thạc sĩ chuyên ngành chính sách và pháp luật môi trường thuộc dự án CCP-LAW.

Chương trình đào tạo thạc sĩ chuyên ngành chính sách và pháp luật môi trường (Dự án CCP-LAW) là sự hợp tác giữa 3 nước châu Âu (Hi Lạp, Tây Ban Nha, Anh) và 3 nước châu Á (Việt Nam, Malaysia, Ấn Độ).

Cụ thể, ĐH Huế (HU) - điều phối dự án, Trường ĐH Luật hà Nội (HLU), ĐH quốc tế Symbiosis (SIU), ĐH Marwadi (MU), ĐH Utara Malaysia, ĐH Hồi giáo quốc tế (IIUM), ĐH Coventry (COV), ĐH Girona (UdG), European Knowledge Spot (EKS), Hiệp hội kỹ sư nhà thầu công trình công cộng Panhellenic.

Theo PGS.TS Đỗ Thị Xuân Dung, Phó Giám đốc Đại học Huế cho biết, dự án nhằm phát triển, thử nghiệm và điều chỉnh các chương trình giảng dạy mới trong lĩnh vực pháp luật chống biến đổi khí hậu (BĐKH).

Cụ thể, việc tích hợp một chương trình giảng dạy đa ngành về Chính sách và pháp luật chống biến đổi khí hậu toàn cầu được cung cấp như là một chương trình Sau đại học (PGDIp) hoặc dưới dạng chương trình thạc sỹ Luật học (LL.M) tùy thuộc vào quyết định cuối cùng của từng đối tác, nhằm giải quyết nhu cầu của một thế hệ mới những người có bằng thạc sĩ luật học sẽ có kiến thức chuyên môn cao về các chính sách môi trường và pháp luật chống BĐKH.

PGS.TS Đoàn Đức Lương, Hiệu trưởng Trường ĐH Luật, ĐH Huế đánh giá cao sự hợp tác giữa các bên trong việc xây dựng chương trình đào tạo thạc sĩ chính sách và pháp luật môi trường.

PGS.TS Đoàn Đức Lương, Hiệu trưởng Trường ĐH Luật, ĐH Huế đánh giá cao sự hợp tác giữa các bên trong việc xây dựng chương trình đào tạo thạc sĩ chính sách và pháp luật môi trường.

Dự án CCP-LAW sẽ hỗ trợ Malaysia, Ấn Độ và Việt Nam giải quyết những thách thức đối với hệ thống giáo dục đại học của mình thông qua việc nâng cao chất lượng và mức độ phù hợp đối với thị trường lao động. Do đó, dự án sẽ nâng cao trình độ năng lực và kỹ năng tại các tổ chức giáo dục đại học bằng cách phát triển chương trình đào tạo mới và sáng tạo có ứng dụng công nghệ thông tin và áp dụng các phương pháp giảng dạy thực tiễn tốt nhất đối với người dạy và người học.

Các môn học trong chương trình đào tạo sau đại học sẽ hỗ trợ việc hiện đại hóa, khả năng tiếp cận và quốc tế hóa giáo dục đại học ở Malaysia, Ấn Độ và Việt Nam. Việc thành lập Trung tâm chính sách và pháp luật chống BĐKH tại tất cả các cơ sở đào tạo luật của các trường đại học châu Á sẽ hỗ trợ năng lực kết nối mạng lưới hiệu quả trong nghiên cứu và khả năng tạo các kết nối với nỗ lực của chính cơ sở giáo dục về hoạch định chính sách chống BĐKH.

Quang cảnh hội nghị do trường ĐH Luật, ĐH Huế tổ chức

Quang cảnh hội nghị do trường ĐH Luật, ĐH Huế tổ chức

Mục tiêu cụ thể của dự án bao gồm: Phát triển, thử nghiệm và điều chỉnh các chương trình giảng dạy mới trong lĩnh vực pháp luật chống BĐKH. Hỗ trợ hiện đại hóa, khả năng tiếp cận và quốc tế hóa giáo dục đại học và giải quyết những thách thức mà hệ thống giáo dục đại học ở Malaysia, Ấn Độ và Việt Nam đang đối mặt. Nâng cao trình độ năng lực và kỹ năng tại các tổ chức giáo dục đại học bằng cách phát triển chương trình đào tạo mới và sáng tạo áp dụng công nghệ thông tin và các phương pháp giảng dạy thực tiễn tốt nhất đối với người dạy và người học. Góp phần tăng cường hợp tác giữa Liên minh châu Âu và các quốc gia đối tác...

Bên cạnh đó, các nhóm mục tiêu của dự án hướng đến là xây dựng và mở thí điểm chương trình giảng dạy thạc sỹ mới ngành chính sách và pháp luật môi trường; Góp phần giải quyết những thách thức về chương trình giảng dạy bậc sau đại học về chính sách và pháp luật môi trường ở Malaysia, Ấn Độ và Việt Nam; Tăng cường năng lực và kỹ năng ở các cơ sở giáo dục đại học bằng cách xây dựng chương trình giáo dục mới và sáng tạo dựa vào công nghệ thông tin và truyền thông (ICT); thành lập Trung tâm nghiên cứu về chính sách và pháp luật môi trường ở 6 cơ sở giáo dục tại 03 nước Châu Á.

Trong khuôn khổ chương trình, nhiều bài tham luận về môi trường, BĐKH đã được các đại biểu chia sẻ, như “Hợp tác quốc tế về ứng phó với BĐKH và sự tham gia của Việt Nam” (PGS.TS. Lê Văn Thăng, Nguyên Viện trưởng Viện Tài nguyên & Môi trường, ĐH Huế ); “Cơ sở pháp lý quy định về giám sát và đánh giá hoạt động thích ứng với BĐKH” (TS.Trần Thị Phượng, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu BĐKH miền Trung, Trường ĐH Nông lâm, ĐH Huế); “Các thách thức về môi trường và các giải pháp trong xu thế toàn cầu” (ThS.LS.Đặng Thị Ngọc Hạnh, Chủ nhiệm Đoàn Luật sư tỉnh Thừa Thiên Huế).

Tin cùng chuyên mục

Quang cảnh chương trình Cảnh sát biển đồng hành với ngư dân

Bộ Tư lệnh Vùng Cảnh sát biển 1 tuyên truyền giới thiệu về biển, đảo Việt Nam tại Quảng Ninh

(PLVN) -  Ngày 22/11, Bộ Tư lệnh Vùng Cảnh sát biển 1 phối hợp với Ban Dân vận Tỉnh ủy Quảng Ninh và Thành ủy Hạ Long tổ chức chương trình “Cảnh sát biển đồng hành với ngư dân” nhằm tuyên truyền, giới thiệu về lực lượng Cảnh sát biển, tình hình biển, đảo Việt Nam và tình hình biển Đông.

Đọc thêm

Nhiều tiện ích mới khi kết hợp giữa VNeID với iHanoi

Nhiều tiện ích mới khi kết hợp giữa VNeID với iHanoi
(PLVN) - Chiều 21/11, Tổ Công tác triển khai Đề án 06 của Chính phủ (Đề án “Phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022-2025, tầm nhìn đến năm 2030”) và Ban chỉ đạo cải cách hành chính, chuyển đổi số thực hiện Đề án 06 của TP Hà Nội tổ chức hội nghị giao ban thực hiện các nhiệm vụ trọng tâm Đề án 06 của Chính phủ trên địa bàn Thành phố (TP).

Ban Kinh tế Trung ương làm việc với tỉnh Quảng Ninh

Quang cảnh buổi làm việc
(PLVN) - Ngày 21/11, Đoàn khảo sát của Ban Kinh tế Trung ương do ông Thái Thanh Quý - Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Trưởng Ban Thường trực Ban Kinh tế Trung ương làm trưởng đoàn, đã có buổi làm việc với tỉnh Quảng Ninh về tình hình thực hiện Nghị quyết số 50-NQ/TW ngày 20/8/2019 của Bộ Chính trị về định hướng hoàn thiện thể chế, chính sách, nâng cao chất lượng, hiệu quả hợp tác đầu tư nước ngoài đến năm 2030.

Cần Thơ: Nhiều cơ hội để doanh nghiệp mở rộng kinh doanh tại Hoa Kỳ

Cần Thơ: Nhiều cơ hội để doanh nghiệp mở rộng kinh doanh tại Hoa Kỳ
(PLVN) -  Ngày 21/11, tại TP Cần Thơ, Tổng lãnh sự quán Hoa Kỳ tại TP HCM phối hợp với Trung tâm Xúc tiến Đầu tư - Thương mại và Hội chợ Triển lãm Cần Thơ tổ chức hội thảo Mở rộng kinh doanh tại Hoa Kỳ. Tại hội thảo, các đại biểu đã trao đổi về các vấn đề liên quan đến việc doanh nghiệp Việt Nam mở rộng kinh doanh tại Hoa Kỳ.

Lãnh đạo tỉnh Quảng Ninh tiếp xã giao đoàn các cơ quan An ninh thông tin Hàn Quốc (KISA)

Lãnh đạo tỉnh Quảng Ninh tiếp xã giao đoàn các cơ quan An ninh thông tin và Internet Hàn Quốc.
(PLVN) - Ngày 21/11, bà Nguyễn Thị Hạnh - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh đã tiếp xã giao đoàn các cơ quan An ninh thông tin và Internet Hàn Quốc (KISA) tham dự Tuần lễ số Quốc tế Việt Nam năm 2024 do ông Lee Sang Jung - Chủ tịch KISA Hàn Quốc làm Trưởng đoàn, đến tìm hiểu, nghiên cứu cơ hội hợp tác đảm bảo an toàn, an ninh mạng.