Lễ hội biến tướng - 'Bộ trưởng ngại thì để Thủ tướng lên tiếng'

Lễ hội biến tướng -  'Bộ trưởng ngại thì để Thủ tướng lên tiếng'
(PLO) -  'Sáng nay, Thủ tướng gọi tôi sang nói, nếu Bộ trưởng ngại lên tiếng thì báo cáo để Thủ tướng lên tiếng.'

Hôm qua (14/2), Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng - Tổ trưởng Tổ công tác của Thủ tướng Chính phủ đã có buổi làm việc với Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VHTT&DL) về những biến tướng của lễ hội.

Bộ quản lý cần lên tiếng

Nội dung đề cập đầu tiên tại buổi làm việc là vấn đề lễ hội, Bộ trưởng Mai Tiến Dũng cho hay, vừa qua người dân không đồng tình về nhiều lễ hội biến tướng, có biểu hiện lợi ích nhóm, thương mại hóa.

Một số lễ hội tổ chức quy mô lớn, kéo dài nhưng manh mún. Nhiều hình ảnh phản cảm diễn ra tại các lễ hội như đền Gióng (Sóc Sơn), chùa Hương (Hà Nội), cướp Phết (Phú Thọ).

Nhắc lại chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Dũng nhấn mạnh: “Thủ tướng nói những việc đó các cơ quan quản lý nhà nước lên tiếng nhưng riêng Bộ VHTT&DL lại không lên tiếng, không phản hồi. Việc này đã có từ lâu nhưng Bộ Văn hóa không có bất cứ báo cáo nào, Sáng nay, Thủ tướng gọi tôi sang nói, nếu Bộ trưởng ngại lên tiếng thì báo cáo để Thủ tướng lên tiếng”.

Cũng theo ông Dũng, Thủ tướng muốn Bộ VHTT&DL kiểm tra giúp Chính phủ việc quản lý các lễ hội, báo cáo tình hình, nêu thực trạng để có chấn chỉnh hoạt động quản lý lễ hội, đặc biệt về công tác quản lý nhà nước; kiểm tra việc thực hiện các quy định như cấm dùng xe công đi lễ hội, cấm đi lễ hội giờ hành chính… để chấn chỉnh.

Vấn đề tiếp theo, Thủ tướng yêu cầu Bộ VHTT&DL báo cáo về tiến độ triển khai Nghị quyết của Bộ Chính trị về đưa du lịch thành ngành kinh tế mũi nhọn, việc triển khai ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng tại Hội nghị toàn quốc về phát triển du lịch. Cụ thể, giải quyết vấn đề khách đến không muốn quay trở lại, vấn đề hướng dẫn viên, chất lượng dịch vụ, hạ tầng, giải quyết tình trạng “chặt chém” du khách... 

Bộ VHTT&DL cũng cần hết sức quan tâm tới công tác quản lý nghệ thuật biểu diễn, khi năm 2016 bùng nổ các cuộc thi sắc đẹp từ cấp quốc gia tới địa phương. Cùng với đó là công tác phong tặng nghệ sĩ, xét tặng giải thưởng cho các văn nghệ sĩ. “Khi các nhà thơ như Xuân Quỳnh, Thu Bồn… không được nhận giải thưởng, các ý kiến, dư luận quan tâm thì phải có giải thích, báo cáo, nói rõ lý do. Rồi hiện tượng phong tặng, truy tặng nhưng lại không có tiền thưởng ngay. Phải không để xảy ra chuyện chạy chọt, phải rất công tâm, khách quan, mặc dù không có nhưng cũng không nên để dư luận nghi ngờ”, Bộ trưởng nhấn mạnh.

Bộ bảo, địa phương 'bỏ ngoài tai'

Báo cáo với Tổ công tác, bà Trịnh Thị Thủy, Cục trưởng Cục Văn hóa cơ sở cho biết, hàng năm Bộ có chuyên đề riêng về quản lý lễ hội, ban hành các văn bản chỉ đạo, gửi UBND các tỉnh, thành để chấn chỉnh.Vì vậy, năm nay nhiều hình ảnh phản cảm đã không còn, như Lễ hội chém lợn tại Ném Thượng, Lễ hội đập đầu trâu,…

Các lễ hội lớn, Bộ đều thành lập các đoàn giám sát, tuy nhiên, bà Thủy cũng thừa nhận vẫn có địa phương chưa thực hiện nghiêm, đâu đó vẫn xảy ra lễ hội có các hành vi phản cảm. Còn theo Thứ trưởng Huỳnh Vĩnh Ái, Bộ VHTT&DL cũng đã đề nghị với các địa phương không tổ chức các lễ hội phản cảm nhưng các địa phương bỏ “ngoài tai”. 

“Thanh tra Bộ mà lập biên bản với Phó Chủ tịch tỉnh thì khó lắm”

Thông tin thêm, ông Vũ Xuân Thành, Chánh Thanh tra Bộ VHTT&DL cho biết, bên cạnh đánh giá mặt tích cực của lễ hội cũng thừa nhận có tình trạng lợi dụng chọi trâu để cờ bạc, ăn tiền. Đáng chú ý, có lễ hội chọi trâu không được phép nhưng do đích thân Phó Chủ tịch tỉnh làm trưởng ban tổ chức.

“Thanh tra Bộ mà lập biên bản với Phó Chủ tịch tỉnh thì khó lắm”, ông Thành nêu thực tế và cho biết nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng trên đó là vấn đề du lịch gắn với kinh tế nên việc quản lý lễ hội ngày càng khó khăn. Liên quan đến việc xe công đi lễ hội, ông Thành cho hay Bộ không có thẩm quyền để thực hiện việc giám sát cũng như thống kê.

Tại cuộc họp, Bộ trưởng Bộ VHTT&DL Nguyễn Ngọc Thiện đã giải trình về các vấn đề. Về lễ hội, ông Thiện cho biết, ngay trong năm 2016 đã chuẩn bị trước cho công tác quản lý lễ hội năm nay và nhìn chung, công tác quản lý lễ hội đã tốt hơn. Nhiều nét phản cảm tại các lễ hội đã giảm đi. Tuy nhiên, vẫn tồn tại một số vấn đề. “Thực hiện ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng, trong tuần tới chúng tôi sẽ sơ kết bước đầu về việc tổ chức các lễ hội, những nơi nào có vấn đề sẽ có phát ngôn chính thức, tham mưu chỉ đạo”, ông Thiện nói và cho biết sẽ tiếp thu các ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng liên quan tới quản lý nhà nước về gia đình, quản lý nghệ thuật biểu diễn, việc phong tặng các danh hiệu, trao các giải thưởng… 

Bộ phải có chính kiến

Sau khi lắng nghe ý kiến của đại diện các cơ quan của Bộ VH-TT&DL, ông Dũng đề nghị Bộ cần phải lên tiếng về các lễ hội, tốt hay không tốt, đúng hay không đúng dưới góc độ của cơ quan quản lý nhà nước. “Ví dụ trước hình ảnh phản cảm tại đền Gióng, đồng chí Bí thư Thành ủy Hà Nội lên tiếng luôn, nó khác với việc chỉ trả lời báo chí. Trước hình ảnh cực kỳ phản cảm như nhà sư ném lộc, cướp lộc… Thủ tướng muốn Bộ VHTT&DL phải có chính kiến giữa ranh giới được và không được, chứ không thể nói việc  này không thuộc bộ tôi, thuộc bộ kia”, ông Dũng lưu ý.

Đọc thêm

Đại tướng Phan Văn Giang gửi Thư khen động viên lực lượng thực hiện nhiệm vụ diễu binh, diễu hành kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Đại tướng Phan Văn Giang. Ảnh: Báo Quân đội nhân dân
(PLVN) -  Nhằm động viên các lực lượng thực hiện nhiệm vụ diễu binh, diễu hành kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (07/5/1954 - 07/5/2014), Đại tướng Phan Văn Giang, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Bí thư Quân ủy Trung ương, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng đã gửi thư khen động viên cán bộ, chiến sĩ, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng; cán bộ, chiến sĩ dân quân tự vệ thực hiện nhiệm vụ diễu binh, diễu hành kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ. Dưới đây là nội dung Thư của Đại tướng Phan Văn Giang:

Cần quy định rõ “kinh tế hóa” ngành tài nguyên, khoáng sản

Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Vũ Hồng Thanh cho rằng, cần nghiên cứu để quy định rõ việc xử lý trong trường hợp khoáng sản đó gồm nhiều loại khoáng sản khác nhau. (Ảnh: Quochoi.vn)
(PLVN) - Cho ý kiến về dự án Luật Địa chất và Khoáng sản tại phiên họp vừa diễn ra, các ý kiến trong Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị rà soát, hoàn thiện cơ chế quản lý theo nguyên tắc thị trường, kiểm tra, kiểm soát chặt chẽ hoạt động khai thác khoáng sản bảo đảm công khai, minh bạch, chống tiêu cực, lãng phí tài nguyên khoáng sản, tăng nguồn thu cho ngân sách.

Bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng: Phản bác các luận điệu xuyên tạc về công tác cán bộ

Hội nghị Trung ương 8 khóa XIII đã bàn về công tác quy hoạch Ban Chấp hành Trung ương Đảng nhiệm kỳ 2026 - 2031. (Ảnh: Đăng Khoa)
(PLVN) - Nhờ những chủ trương đúng đắn, sáng suốt và sự lãnh đạo quyết liệt, linh hoạt của Đảng, công tác cán bộ của nước ta thời gian qua đã đạt được nhiều thành tựu đáng ghi nhận. Tuy nhiên, lợi dụng những hạn chế, bất cập trong công tác cán bộ, các thế lực thù địch, phản động đang ra sức xuyên tạc, bôi nhọ, nhằm chống phá Đảng và Nhà nước ta.

Lãnh đạo Đảng, Nhà nước vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh

Lãnh đạo Đảng, Nhà nước vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh
(PLVN) - Nhân kỷ niệm 49 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2024), sáng 26/4, Đoàn đại biểu Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Chủ tịch nước, Quốc hội, Chính phủ, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đã đặt vòng hoa, vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh và dâng hương, tưởng niệm các Anh hùng liệt sỹ tại Đài Tưởng niệm các Anh hùng liệt sỹ trên đường Bắc Sơn.

Báo cáo Nhân quyền của Hoa Kỳ nhận định không khách quan về thực tế tại Việt Nam

Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Phạm Thu Hằng.
(PLVN) - "Báo cáo Nhân quyền thường niên của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ ngày 22/4/2024 mặc dù đã phản ánh các thành tựu và bước tiến của Việt Nam trong việc bảo vệ quyền con người nhưng rất tiếc vẫn tiếp tục đưa ra một số nhận định không khách quan dựa trên những thông tin không chính xác về tình hình thực tế tại Việt Nam".

Dự thảo Luật Công nghiệp quốc phòng, an ninh và Động viên công nghiệp: Bảo đảm xây dựng nền công nghiệp quốc phòng chủ động, lưỡng dụng

Đại tướng Phan Văn Giang tham quan Nhà máy Z131 (Tổng cục CNQP). (Ảnh: Lam Hạnh)
(PLVN) - Mới đây Đại tướng Phan Văn Giang, Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng cùng các đại biểu Quốc hội tỉnh Thái Nguyên đã có buổi tiếp xúc cử tri chuyên đề lấy ý kiến vào dự thảo Luật Công nghiệp quốc phòng, an ninh và Động viên công nghiệp trên địa bàn Thái Nguyên trước Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV.

Tạo sự đồng thuận, thống nhất trong tổ chức thực hiện biên chế

Ban Chỉ đạo Trung ương về quản lý biên chế đánh giá kết quả đạt được và hạn chế, đồng thời xác định một số nhiệm vụ trọng tâm đến năm 2026. (Ảnh: PV)
(PLVN) - Hôm qua (24/4), tại Trụ sở Văn phòng Trung ương Đảng đã diễn ra Hội nghị Ban Chỉ đạo Trung ương về quản lý biên chế (Phiên họp thứ 3). Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương, Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương về quản lý biên chế Trương Thị Mai chủ trì Hội nghị.

Cần xây dựng lộ trình kiểm soát giá

Phó Thủ tướng - Trưởng Ban Chỉ đạo điều hành giá Lê Minh Khái chỉ đạo tại Hội nghị. (Ảnh: Thanh Hằng)
(PLVN) - Ngày 24/4, khi chủ trì cuộc họp đánh giá kết quả công tác quản lý, điều hành giá quý I/2024, định hướng công tác điều hành giá những tháng còn lại năm 2024, Phó Thủ tướng Chính phủ - Trưởng Ban Chỉ đạo điều hành giá Lê Minh Khái đề nghị các Bộ, ngành cần xây dựng lộ trình tăng giá các mặt hàng dịch vụ một cách hợp lý, nhịp nhàng.