Lễ giổ lần thứ 80 và khánh thành tượng đài chí sỹ yêu nước Phan Bội Châu

Các đại biểu cùng người dân dự lễ lễ khánh thành tượng đài chí sỹ yêu nước
Các đại biểu cùng người dân dự lễ lễ khánh thành tượng đài chí sỹ yêu nước
(PLVN) - Ngày 14/11 (tức ngày 29/9 Âm lịch), tại Khu di tích lịch sử Quốc gia đặc biệt – Khu lưu niệm Phan Bội Châu (huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An), Sở Văn hóa & Thể thao và Ban Quản lý di tích Nghệ An long trọng tổ chức lễ giổ lần thứ 80 và khánh thành tượng đài chí sỹ yêu nước Phan Bội Châu.

Sáng cùng ngày, tại Khu di tích cũng tổ chức lễ khánh thành tượng đài chí sỹ yêu nước Phan Bội Châu. Tại buổi lễ, bà Trần Thị Mỹ Hạnh - Giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao tỉnh Nghệ An đã ôn lại thân thế, sự nghiệp và quá trình xây dựng tượng đài nhà chí sỹ yêu nước Phan Bôị Châu.

Với mong muốn tri ân những cống hiến của người con ưu tú quê hương xứ Nghệ, Khu di tích lưu niệm Phan Bội Châu đã được Thủ tướng Chính phủ xếp hạng là Di tích lịch sử Quốc gia đặc biệt năm 2016. Bên cạnh đó, Khu lưu niệm còn được tỉnh Nghệ An hết sức quan tâm, cho phép đầu tư, chỉnh trang khuôn viên, xứng tầm với công lao to lớn của cụ. Trong đó, xây dựng tượng đài chí sĩ yêu nước Phan Bội Châu là một hạng mục trọng điểm.

Sau một năm tổ chức triển khai xây dựng, tượng đài chí sĩ yêu nước Phan Bội Châu đã hoàn thành và tổ chức Lễ an vị tượng thành kính, trang nghiêm. Điều này thể hiện niềm tri ân và tôn vinh tấm gương cao đẹp trong công cuộc cách mạng giải phóng dân tộc cũng như trong trong công cuộc xây dựng và bảo vệ tổ quốc dài lâu. Công trình tượng đài Phan Bội Châu có tổng chiều cao 5,4 m; tượng bằng chất liệu đồng cao 3,2 m và đế bê tông, ốp đá cao 2,2m.

Phát biểu tại buổi lễ khánh thành, bà Nguyễn Thị Thu Hường - Ủy viên Ban Thường vụ, Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy khẳng định cuộc đời và sự nghiệp đấu tranh của cụ Phan Bội Châu – nhà yêu nước lớn đầu thế kỷ 20 là tấm gương sáng, hiến dâng cả đời mình trong những hoạt động yêu nước để hậu thế noi theo và phải không ngừng phấn đấu, tu dưỡng, rèn luyện đạo đức, luôn luôn học hỏi, đặt lợi ích của dân tộc và nhân dân lên trên lợi ích cá nhân, sẵn sàng chiến đấu, hy sinh vì tổ quốc.

Đồng thời đề nghị Sở Văn hóa và Thể thao, huyện Nam Đàn, các sở, ban, ngành liên quan, dòng họ cụ Phan cùng các tầng lớp nhân dân tiếp tục có những đóng góp để xây dựng Khu di tích Quốc gia đặc biệt - Khu lưu niệm Phan Bội Châu ngày càng khang trang.

Quan tâm công tác bảo tồn, tôn tạo, tiếp tục phát huy giá trị di tích, tổ chức khai thác du lịch - văn hóa để nơi đây trở thành điểm đến hấp dẫn, là “địa chỉ đỏ” để tuyên truyền, giáo dục truyền thống yêu nước cho thế hệ sau.

Đọc thêm

Việt Nam luôn tôn trọng, bảo đảm, bảo vệ quyền con người

Toàn cảnh Hội nghị tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh. Ảnh: V.Anh
(PLVN) - Sáng 11/12, Hà Nội và các điểm cầu trực tuyến tại 63 tỉnh, thành phố diễn ra Hội nghị toàn quốc về giáo dục quyền con người, do Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh tổ chức. Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì hội nghị.

Giai cấp công nhân Việt Nam ngày càng đóng góp cho sự phát triển của đất nước

Giai cấp công nhân Việt Nam ngày càng đóng góp cho sự phát triển của đất nước
(PLVN) -  Sáng 10/12, Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam tổ chức hội nghị đánh giá kết quả 15 năm thực hiện Chương trình hành động triển khai Nghị quyết số 20-NQ/TW ngày 28/1/2008 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X về “Tiếp tục xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”.

Ông Phạm Đức Ấn làm Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh

Ông Phạm Đức Ấn làm Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh
HĐND tỉnh Quảng Ninh nhất trí bầu bà Trịnh Thị Minh Thanh – Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Quảng Ninh, làm Chủ tịch HĐND tỉnh Quảng Ninh; ông Phạm Đức Ấn - Phó Bí thư Tỉnh ủy làm Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh khóa XIV...

Hiệu quả từ tư duy đổi mới, đột phá

Hiệu quả từ tư duy đổi mới, đột phá
(PLVN) -  Tại cuộc họp Chính phủ thường kỳ tháng 11/2024 tổ chức ngày 7/12 vừa qua, nhìn lại 11 tháng của năm 2024, cho thấy cả nước đã vượt qua nhiều khó khăn, thử thách, nên tất cả các lĩnh vực kinh tế - xã hội của đất nước đều phục hồi và phát triển tốt. Đặc biệt, kinh tế vĩ mô tiếp tục ổn định, lạm phát được kiểm soát, các cân đối lớn được bảo đảm và có thặng dư cao.

Hình thành thiết chế luật sư công tại Việt Nam từ góc nhìn thực tiễn hành nghề

Luật sư Nguyễn Thị Thu Hoài. (Ảnh: Nhân vật cung cấp)
(PLVN) - Đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế và phát triển kinh tế - xã hội hiện nay, hệ thống pháp luật Việt Nam ngày càng hoàn thiện. Tuy nhiên, một thực tế không thể phủ nhận là quyền tiếp cận công lý của người dân, đặc biệt là những nhóm yếu thế còn những hạn chế. Từ góc nhìn thực tiễn hành nghề luật sư, việc hình thành thiết chế luật sư công trong hoạt động trợ giúp pháp lý là một giải pháp cần thiết để bảo đảm quyền lợi pháp lý cho mọi tầng lớp Nhân dân.