Lễ gắn tên phố Đặng Trần Đức: Vinh danh nhà tình báo lỗi lạc

Đại diện các cơ quan chức năng và gia đình chụp ảnh lưu niệm tại nơi gắn biển tên đường Đặng Trần Đức.
Đại diện các cơ quan chức năng và gia đình chụp ảnh lưu niệm tại nơi gắn biển tên đường Đặng Trần Đức.
(PLVN) - Cuộc đời hoạt động và những chiến công oanh liệt của Thiếu tướng, Anh hùng Lực lượng Vũ trang nhân dân (LLVTND) Đặng Trần Đức đã làm rạng danh trang sử hào hùng của quê hương Thanh Trì, của Thủ đô Hà Nội.

Gắn biển phố vinh danh nhà tình báo kiệt xuất

Sáng 23/10, UBND quận Hoàng Mai (TP Hà Nội) phối hợp Tổng cục II (Bộ Quốc phòng) tổ chức lễ gắn biển phố mang tên Thiếu tướng, Anh hùng LLVTND Đặng Trần Đức tại phường Thanh Trì.

Đây là một trong những hoạt động kỷ niệm 78 năm Ngày truyền thống ngành Tình báo quốc phòng (25/10/1945 - 25/10/2023), 69 năm Ngày giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2023), hướng tới chào mừng kỷ niệm 20 năm Ngày thành lập quận Hoàng Mai (25/11/2003 - 25/11/2023).

Phố Đặng Trần Đức là đoạn từ ngã ba giao cắt phố Thanh Đàm, tại trụ sở UBND phường Thanh Trì (đối diện Đài tưởng niệm liệt sĩ phường và Nhà tưởng niệm Thiếu tướng Đặng Trần Đức) đến ngã ba giao cắt tại trụ sở Công an phường Thanh Trì (tổ dân phố 7). Tuyến phố dài 350m, rộng 11,5 - 13m (lòng đường 7,5 - 9m, vỉa hè mỗi bên 1 - 4m). Việc đặt tên tuyến phố trên nằm trong nội dung Quyết định ngày 17/8/2023 của UBND Hà Nội về việc đặt tên cho 52 tuyến đường, phố mới năm 2023.

Tại buổi lễ, ông Nguyễn Quang Hiếu, Bí thư Quận uỷ, Chủ tịch HĐND quận nhấn mạnh, việc TP quyết định đặt tên phố Đặng Trần Đức, một lần nữa đã thể hiện sự tri ân, ghi nhận những công lao to lớn của Đảng, Nhà nước với Thiếu tướng, Anh hùng LLVTND Đặng Trần Đức trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; thể hiện đạo lý, truyền thống “Uống nước nhớ nguồn” tốt đẹp của dân tộc ta.

Thiếu tướng Lê Vĩnh Thuộc, Phó Chính ủy Tổng cục II cho biết: “Việc đặt tên cho một tuyến phố nhằm tôn vinh những đóng góp, công lao của Thiếu tướng Đặng Trần Đức nói riêng, ngành Tình báo quốc phòng Việt Nam nói chung, với sự nghiệp xây dựng, bảo vệ Tổ quốc. Đồng thời, thể hiện sự trân trọng, giữ gìn, phát huy các giá trị lịch sử, văn hoá, truyền thống cách mạng, truyền thống “Uống nước nhớ nguồn” của dân tộc ta. Thế hệ cán bộ, nhân viên, chiến sĩ tình báo quốc phòng hôm nay nguyện luôn tri ân, học tập noi theo tấm gương sáng của Anh hùng LLVT Đặng Trần Đức, tiếp tục phát huy truyền thống vẻ vang của ngành, làm toả sáng phẩm chất cao đẹp Bộ đội Cụ Hồ, người chiến sĩ tình báo quốc phòng trong lòng nhân dân; tiếp tục lập nhiều chiến công mới.

Bí thư Quận ủy Nguyễn Quang Hiếu đề nghị, sau khi tuyến phố chính thức mang tên Đặng Trần Đức, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân phường Thanh Trì tiếp tục duy trì, tôn tạo làm cho tuyến phố ngày càng đẹp đẽ, khang trang hơn. Các ban, ngành, đoàn thể quận, đặc biệt ngành GD&ĐT, Ban Chấp hành Đoàn Thanh niên quận, tổ chức nhiều hoạt động “Về nguồn”, nhằm giáo dục truyền thống cách mạng, giáo dục truyền thống Quân đội ta cho các thế hệ trẻ trên địa bàn về ý nghĩa của việc đặt tên tuyến phố gắn với Nhà lưu niệm Đặng Trần Đức.

Nhà tình báo lỗi lạc

Thiếu tướng, Anh hùng LLVTND Đặng Trần Đức SN 1922 trong một gia đình công nhân nghèo ở Thanh Trì, Hà Nội (nay là phường Thanh Trì, quận Hoàng Mai, Hà Nội); bí danh Ba Quốc - 3Q, Nguyễn Văn Tá; nguyên Ủy viên Ban Thường vụ Đảng ủy, Cục trưởng Cục 12, Tổng cục II, Bộ Quốc phòng, phụ trách lực lượng tình báo phía Nam.

Các đại biểu thực hiện nghi thức gắn biển tên phố Đặng Trần Đức.

Các đại biểu thực hiện nghi thức gắn biển tên phố Đặng Trần Đức.

Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, rất nhiều điệp viên của ta đã hoạt động bí mật để khai thác tin tức, phục vụ kháng chiến. Thiếu tướng Đức cũng là một điệp viên như thế, nhưng vị trí công tác của ông rất đặc biệt: Ông hoạt động ngay trong sào huyệt cơ quan tình báo của đối phương - Phủ Đặc ủy Trung ương tình báo Việt Nam Cộng hòa...

Với những chiến công xuất sắc, ông được mệnh danh là một trong những “át chủ bài” của lực lượng tình báo Việt Nam.

Thiếu tướng Đức nhập ngũ tháng 5/1949. Năm 1950, theo yêu cầu của Đảng và cuộc kháng chiến chống Pháp của nhân dân ta, ông được tổ chức bố trí vào hoạt động trong hàng ngũ địch. Sau Hiệp định Giơ-ne-vơ 1954, theo chỉ thị của tổ chức, ông đi theo con đường của đối phương vào hoạt động tại Sài Gòn. Lúc đầu, ông chỉ là một nhân viên kế toán, nhưng với nhãn quan nhạy bén, ông từng bước tiếp cận và ghi điểm trong mắt Trần Kim Tuyến, Giám đốc Sở nghiên cứu chính trị, thực chất là cơ quan mật vụ chống Cộng của chính quyền Ngô Đình Diệm. Đặng Trần Đức với tên Ba Quốc trở thành một trong những “phụ tá trung thành” của Trần Kim Tuyến.

Sau khi vượt qua được những cuộc sát hạch bằng máy kiểm tra nói dối của Mỹ, Đặng Trần Đức ngày càng chiếm được niềm tin của các nhân vật cộm cán trong Phủ Đặc ủy. Nhờ đó, ông được tiếp cận với nhiều các tài liệu quan trọng trong cơ quan tình báo của đối phương. Đặc biệt, ông khéo léo lợi dụng sơ hở và những mâu thuẫn của chính quyền Sài Gòn để củng cố vị trí, tăng cường khả năng thu thập tin tức.

Được đối phương tin dùng ở vị trí ngày càng cao, Ba Quốc càng có điều kiện tiếp xúc với các nhân vật cao cấp trong chính quyền Sài Gòn. Nhờ đó, tin tức khai thác được ngày càng phong phú, không chỉ về an ninh mà cả các kế hoạch quân sự của đối phương, ý đồ giải quyết chiến tranh của Mỹ… Những tin tức, tài liệu được kịp thời gửi lên trên, giúp ta chỉ đạo kịp thời. Ông còn phát hiện một số địa điểm đặt điện đài và các tổ chức gián điệp của đối phương cài ở vùng giải phóng, giúp cho địa phương đánh bắt, ngăn chặn những thiệt hại cho cách mạng. Có lần, từ tin tức của ông, ta đã phá hàng chục tổ chức gián điệp của Mỹ - Việt Nam Cộng hòa cài cắm ở miền Bắc.

24 năm hoạt động trong hàng ngũ địch, nhà tình báo, Thiếu tướng Đặng Trần Đức đã thực hiện nhiều điệp vụ khó khăn: Giải cứu Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh khỏi mật vụ đối phương, cứu Quốc vương Norodom Shihanouk khỏi âm mưu ám sát… Ông đã thu được nhiều tài liệu, tin tức có giá trị của đối phương cho cách mạng. Trong mọi điều kiện và hoàn cảnh, ông luôn giữ vững ý chí, phẩm chất đạo đức người cách mạng và luôn hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao.

Trong cuộc đời hoạt động tình báo đặc biệt xuất sắc và bí hiểm của ông, những người thân trong gia đình ông đã chịu nhiều thiệt thòi, hy sinh. Để bảo vệ vỏ bọc cho ông hoạt động, có người đã bị chế độ Sài Gòn bắt bớ, tra tấn, đàn áp. Vợ ông, bà Phạm Thị Thanh cùng các con ở miền Bắc đã phải chịu đựng không ít khổ cực về vật chất và tinh thần nhưng vẫn âm thầm chịu đựng để ông yên tâm hoạt động. Người vợ thứ hai của ông là bà Ngô Thị Xuân, cùng các con ở Sài Gòn cũng hết lòng bao bọc để ông hoàn thành nhiệm vụ khi hoạt động trong địch hậu.

Ngày 6/11/1978, Thiếu tướng Đặng Trần Đức được Chủ tịch nước phong tặng danh hiệu Anh hùng LLVTND. Ngoài ra, Thiếu tướng Đức còn vinh dự được Đảng, Nhà nước tặng thưởng: Huân chương Độc lập, Huân chương Quân công, Huân chương Chiến công... và nhiều phần thưởng cao quý khác. Ông qua đời năm 2004.

Tháng 2/2023, cố Thượng tướng, GS.TS Nguyễn Chí Vịnh đã tổ chức Lễ ra mắt cuốn sách “Người thầy”, viết về Thiếu tướng, Anh hùng LLVTND Đặng Trần Đức. Với Thượng tướng Vịnh, ông Ba Quốc là “người thầy kiệt xuất, vừa nghiêm khắc, vừa ân cần, dạy dỗ tôi nên người khi mới bước chân vào ngành tình báo, đến khi ông mất 20 năm sau đó” - một tấm gương về người chỉ huy tình báo có tâm, có tầm, “dĩ công vi thượng”, một trong những tấm gương kiệt xuất của ngành Tình báo Quốc phòng, cũng như của Đảng Cộng sản Việt Nam và QĐND.

Tin cùng chuyên mục

Chiến dịch Điện Biên Phủ: Sức mạnh đại đoàn kết tạo nên thành công

Chiến dịch Điện Biên Phủ: Sức mạnh đại đoàn kết tạo nên thành công

(PLVN) - Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ là đỉnh cao của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, tạo cơ sở căn bản và quyết định cho việc đi đến ký kết Hiệp định Giơnevơ về đình chỉ chiến sự ở Việt Nam. Đặc biệt, mở ra giai đoạn cách mạng mới, đưa miền Bắc quá độ lên chủ nghĩa xã hội, làm hậu phương vững chắc cho sự nghiệp đấu tranh giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước.

Đọc thêm

Các trường hợp thôi giữ chức danh Chỉ huy Ban Chỉ huy Quân sự cấp xã

Các trường hợp thôi giữ chức danh Chỉ huy Ban Chỉ huy Quân sự cấp xã
(PLVN) -  Dự thảo Thông tư hướng dẫn quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, bố trí sử dụng Chỉ huy trưởng, Phó Chỉ huy trưởng Ban Chỉ huy Quân sự cấp xã và thực hiện chế độ, chính sách đối với các chức vụ chỉ huy của Ban Chỉ huy Quân sự cấp xã đề xuất các trường hợp thôi giữ chức danh trong Ban Chỉ huy Quân sự cấp xã.

Bình Định: Tăng cường tuần tra, kiểm soát chặt chẽ biên giới biển trong dịp nghỉ lễ 30/4-1/5

 Bộ đội biên phòng tỉnh Bình Định tuần tra trên biển
(PLVN) -  Trong 2 ngày 29 và 30/4, Bộ Chỉ huy Bộ đội biên phòng (BĐBP) tỉnh Bình Định đã tổ chức đợt tuần tra, kiểm soát bảo vệ biên giới biển nhằm thực hiện nhiệm vụ bảo vệ Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước 30/4 và Quốc tế lao động 01/5 cũng như tăng cường công tác thực thi pháp luật trên biển theo thẩm quyền được giao.

Đại tướng Phan Văn Giang gửi Thư khen động viên lực lượng thực hiện nhiệm vụ diễu binh, diễu hành kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Đại tướng Phan Văn Giang. Ảnh: Báo Quân đội nhân dân
(PLVN) -  Nhằm động viên các lực lượng thực hiện nhiệm vụ diễu binh, diễu hành kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (07/5/1954 - 07/5/2014), Đại tướng Phan Văn Giang, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Bí thư Quân ủy Trung ương, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng đã gửi thư khen động viên cán bộ, chiến sĩ, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng; cán bộ, chiến sĩ dân quân tự vệ thực hiện nhiệm vụ diễu binh, diễu hành kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ. Dưới đây là nội dung Thư của Đại tướng Phan Văn Giang:

Ấm áp chương trình "Cảnh sát biển đồng hành với ngư dân"

Tặng cờ Tổ quốc, ảnh Bác Hồ, túi thuốc y tế cho bà con ngư dân.
(PLVN) - Nhằm góp phần nâng cao nhận thức, trách nhiệm của Nhân dân đối với nhiệm vụ quản lý, bảo vệ chủ quyền biển, đảo và tăng cường các hoạt động đoàn kết, gắn bó quân dân, từ ngày 26 - 27/4, Bộ Tư lệnh (BTL) Vùng Cảnh sát biển 4 triển khai nhiều hoạt động ý nghĩa trong Chương trình “Cảnh sát biển đồng hành với ngư dân” tại huyện Hòn Đất, tỉnh Kiên Giang.

Bộ đội biên phòng tỉnh Bình Định: Xây dựng "thế trận lòng dân" ngày càng vững chắc

BĐBP tỉnh Bình Định tuần tra trên biển
(PLVN) -  Thời gian qua, các đơn vị thuộc Bộ đội biên phòng (BĐBP) Bình Định luôn gắn bó mật thiết với các cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương, các hội đoàn thể và nhân dân ở khu vực biên giới biển của tỉnh. Đồng thời, tích cực tham gia giúp dân xóa đói giảm nghèo, phát triển kinh tế - xã hội, nỗ lực xây dựng "thế trận lòng dân" ngày càng vững chắc, thắt chặt tình đoàn kết quân dân.

Sóc Trăng: 1.000 hộ dân được hỗ trợ nước sinh hoạt

Sóc Trăng: 1.000 hộ dân được hỗ trợ nước sinh hoạt
(PLVN) - Chiều 24/4, Đồn biên phòng Trung Bình, Bộ đội Biên phòng tỉnh Sóc Trăng phối hợp Hải đội 2 và đoàn xã Trung Bình tổ chức vận chuyển nước sinh hoạt đến hỗ trợ cho nhân dân ấp Mỏ Ó, xã Trung Bình, huyện Trần Đề.

Dự thảo Luật Công nghiệp quốc phòng, an ninh và Động viên công nghiệp: Bảo đảm xây dựng nền công nghiệp quốc phòng chủ động, lưỡng dụng

Đại tướng Phan Văn Giang tham quan Nhà máy Z131 (Tổng cục CNQP). (Ảnh: Lam Hạnh)
(PLVN) - Mới đây Đại tướng Phan Văn Giang, Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng cùng các đại biểu Quốc hội tỉnh Thái Nguyên đã có buổi tiếp xúc cử tri chuyên đề lấy ý kiến vào dự thảo Luật Công nghiệp quốc phòng, an ninh và Động viên công nghiệp trên địa bàn Thái Nguyên trước Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV.

Thượng tướng Huỳnh Chiến Thắng kiểm tra công tác sẵn sàng chiến đấu tại Hưng Yên

Thượng tướng Huỳnh Chiến Thắng kiểm tra công tác sẵn sàng chiến đấu tại Hưng Yên
(PLVN) -  Trong chương trình công tác, chiều 23-4, đoàn công tác Bộ Quốc phòng do Thượng tướng Huỳnh Chiến Thắng, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó tổng Tham mưu trưởng QĐND Việt Nam làm trưởng đoàn kiểm tra công tác sẵn sàng chiến đấu bảo vệ dịp lễ 30-4, 1-5 năm 2024 và 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7-5-1954 / 7-5-2024) tại Bộ Chỉ huy quân sự (CHQS) tỉnh Hưng Yên.

Biên phòng Kiên Giang hưởng ứng ngày sách và văn hóa đọc Việt Nam

Liên chi đoàn đồn Biên phòng Xẻo Nhàu, Công an và xã đoàn địa phương tham quan và tìm hiểu sách, báo, tạp chí tại phòng đọc của đồn Biên phòng Xẻo Nhàu.
(PLVN) - Thực hiện ngày sách và văn hóa đọc Việt Nam năm 2024, tuần qua, các tổ chức đoàn Bộ đội Biên phòng (BĐBP) đã tổ chức hàng trăm buổi đọc sách, triển lãm, giới thiệu sách; cho, tặng, trao đổi thông tin trên sách, báo, tạp chí, bài viết. Dịp này, các bạn trẻ liên chi đoàn Biên phòng và địa phương đã gửi tới mọi người thông điệp: “Sách hay cần bạn đọc”, “Sách quý tặng bạn”, “Tặng sách hay - Mua sách thật” và “Sách hay: Mắt đọc - Tai nghe…”.

Tổng kết đợt cao điểm đấu tranh phòng, chống tội phạm, buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả

Tổng kết đợt cao điểm đấu tranh phòng, chống tội phạm, buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả
(PLVN) - Sáng ngày 19/4, tại Hà Nội, Bộ Quốc phòng tổ chức Hội nghị Tổng kết đợt cao điểm đấu tranh phòng, chống tội phạm; chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả trước, trong và sau Tết nguyên đán Giáp Thìn 2024. Thượng tướng Võ Minh Lương, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng, Trưởng Ban Chỉ đạo 1389 Bộ Quốc phòng chủ trì hội nghị.

Kiểm tra công tác sẵn sàng chiến đấu tại Bộ đội Biên phòng Bà Rịa - Vũng Tàu

Trung tướng Nguyễn Doãn Anh kết luận kiểm tra. (Ảnh: Tiến Dũng).
(PLVN) - Trong hai ngày 17 và 18/4, Trung tướng Nguyễn Doãn Anh, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Tổng Tham mưu trưởng QĐND Việt Nam đã dẫn đầu đoàn công tác kiểm tra công tác sẵn sàng chiến đấu (SSCĐ) tại Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng (BĐBP) tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu. Cùng tham gia đoàn công tác có Thiếu tướng Nguyễn Hoài Phương, Phó Tư lệnh BĐBP.

Sức sống mãnh liệt của đường Trường Sơn huyền thoại

Các chiến sĩ Trung đoàn 70, đơn vị đầu tiên của bộ đội Trường Sơn, thồ hàng trên tuyến Tây Trường Sơn vào tháng 9/1961. (Ảnh tư liệu).
(PLVN) - Triển lãm “Đường Trường Sơn - Đường Hồ Chí Minh huyền thoại” giới thiệu khoảng 100 tài liệu, hình ảnh, mang nội dung cô đọng nhất về sự ra đời của “tuyến lửa” đường Trường Sơn, sức sống mãnh liệt của con đường qua bom đạn chiến tranh, trở thành một kỳ tích về sức mạnh chiến đấu, chiến thắng, một thành công xuất sắc trong chỉ đạo chiến lược của Đảng, một huyền thoại trong lịch sử giữ nước của dân tộc.