Quân khu 5: Sáng tạo, hiệu quả trong tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật

(PLVN) - Nhằm nâng cao khả năng tiếp cận và hiệu quả tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật (PBGDPL), Cục Chính trị Quân khu (QK) 5 đã chỉ đạo cơ quan chuyên môn ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) vào xây dựng các video ngắn, tranh cổ động, tuyên truyền về pháp luật đăng trên các trang, nhóm Zalo, Facebook, Mocha của các cơ quan, đơn vị; chỉ đạo mở mục “Hỏi - đáp pháp luật” trên fanpage tài khoản Facebook “Đất và Người Khu 5” vào Chủ nhật hàng tuần, tạo được lượng tương tác lớn, hiệu quả.
Một số tập thể, cá nhân được tặng Bằng khen trong quá trình thực hiện Đề án 1371. (Ảnh: Lam Hạnh)

Một số tập thể, cá nhân được tặng Bằng khen trong quá trình thực hiện Đề án 1371. (Ảnh: Lam Hạnh)

Nội dung, hình thức, phương pháp phù hợp

QK5 nằm ở khu vực Nam Trung Bộ và Tây Nguyên, có đường biên giới đất liền giáp hai nước bạn Lào và Campuchia; phía Đông tiếp giáp biển Đông và là “mặt tiền”, “cửa ngõ” thông ra biển của đất nước, đặc biệt có 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa - tiền tiêu của Tổ quốc.

Khu vực có đa dân tộc, đa tôn giáo, đa văn hóa cùng tồn tại, nhưng phân bố không đồng đều, tập trung chủ yếu ở các thành phố, thị xã, đồng bằng, ven biển. Những đặc điểm đó tạo cho khu vực vị trí chiến lược quan trọng cả về chính trị, kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh, đối ngoại của đất nước.

Thực hiện Đề án “Phát huy vai trò lực lượng QĐND tham gia công tác PBGDPL, vận động Nhân dân chấp hành pháp luật tại cơ sở giai đoạn 2021 - 2027” (Đề án 1371), QK5 đã chủ động phối hợp chặt chẽ huy động sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị các cấp; nhất là đã tập trung vào các phần việc cụ thể gắn với các hoạt động thực tiễn, thiết thực với đời sống của đối tượng thụ hưởng.

Các đơn vị sau khi khảo sát, lựa chọn đối tượng sẽ xác định nội dung tuyên truyền, hình thức, phương pháp tiến hành phù hợp đối tượng và địa bàn. Nổi bật là đã tổ chức tốt các câu lạc bộ, tổ tư vấn pháp luật lưu động ở vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn.

Đội tuyên truyền văn hóa cơ sở thuộc 4 tỉnh Tây Nguyên tổ chức 72 buổi biểu diễn văn nghệ kết hợp các đợt làm công tác dân vận; tổ chức sôi nổi các hoạt động sân khấu hóa, lồng ghép nội dung tuyên truyền vào các hội thi, hội diễn...

Xây dựng hệ thống truyền thanh địa phương, tuyên truyền lưu động tại các địa điểm đông người bằng tiếng đồng bào dân tộc thiểu số... tạo sức lan tỏa lớn trong lực lượng vũ trang (LLVT) QK5 và Nhân dân trên địa bàn.

Tại Đắk Lắk, xuất phát từ thực tiễn, để bà con tin và nghe theo, LLVT tỉnh đã phối hợp cấp ủy, chính quyền, đoàn thể các địa phương vận dụng linh hoạt nhiều biện pháp tuyên truyền, PBGDPL thông qua trực tiếp tư vấn, cấp phát tờ rơi, tờ gấp, băng rôn, khẩu hiệu; lồng ghép tuyên truyền qua hệ thống loa truyền thanh cố định, tổ chức chiếu phim lưu động và các hoạt động sân khấu hóa... với nội dung dễ nhớ, dễ hiểu, phù hợp với trình độ, nhận thức của Nhân dân và cán bộ, chiến sĩ. Trong đó, chú trọng triển khai bằng các hoạt động trực quan sinh động như thông qua công tác dân vận, xây dựng các công trình dân sinh thiết thực.

Tuyên truyền theo cách gần gũi đời thường, sinh động, hấp dẫn

Tại Quảng Nam, với vai trò nòng cốt, Bộ CHQS tỉnh đã tham mưu Ban Chỉ đạo Đề án 1371 chỉ đạo mỗi địa phương cấp huyện xây dựng ít nhất một tình huống pháp luật sát thực tế, dàn dựng thành tiểu phẩm, kịch bản video clip đăng trên mạng xã hội. Các nội dung đăng tải vừa gần gũi với đời thường, vừa sinh động, hấp dẫn lại rất thuận tiện, giúp mọi người dân đều có thể theo dõi, tiếp cận.

Đại tá Lương Đình Chung, Phó Chính ủy QK5, Trưởng Ban Chỉ đạo Đề án 1371 QK5 cho biết, thời gian qua, các cơ quan, đơn vị đã bám sát mục tiêu, nhiệm vụ của đề án, huy động tối đa nguồn lực; gắn việc thực hiện đề án với tham gia thực hiện tốt chính sách an sinh xã hội, tăng cường đoàn kết quân dân, xây dựng cơ sở chính trị địa phương và “thế trận lòng dân” ngày càng vững chắc, góp phần tô thắm thêm phẩm chất cao đẹp Bộ đội Cụ Hồ.

Để nâng cao nghiệp vụ, kỹ năng tuyên truyền, Ban Chỉ đạo Đề án 1371 các cấp đã xây dựng kế hoạch tổ chức tập huấn, mời báo cáo viên là lãnh đạo các cơ quan tư pháp QK, sở, ban, ngành địa phương trực tiếp bồi dưỡng nội dung, nâng cao kỹ năng, phương pháp cho đội ngũ cán bộ làm công tác tuyên truyền, PBGDPL. Trong giai đoạn 1 thực hiện đề án (2021 - 2024) đã tổ chức 178 lớp bồi dưỡng, tập huấn cho hơn 10.700 lượt cán bộ, chiến sĩ.

Xác định yếu tố con người là then chốt, 3 năm qua, Cục Chính trị QK5 đã chỉ đạo mở 6 lớp bồi dưỡng tiếng dân tộc thiểu số và 44 lớp kiến thức dân tộc cho hơn 2.000 cán bộ, chiến sĩ, phục vụ đắc lực cho công tác tuyên truyền pháp luật.

Đọc thêm

Bộ Quốc phòng kiểm tra toàn diện Bộ CHQS tỉnh Kiên Giang

Đoàn kiểm tra quán triệt yêu cầu kiểm tra tại Bộ CHQS tỉnh Kiên Giang.
(PLVN) - Ngày 18/11, đoàn kiểm tra số 3 của Bộ Quốc phòng do Thiếu tướng Phạm Văn Hoạt - Phó Cục trưởng Cục tác chiến, Bộ Tổng Tham mưu làm trưởng đoàn tổ chức kiểm tra toàn diện việc thực hiện nhiệm vụ quân sự, quốc phòng địa phương năm 2024 tại Bộ CHQS tỉnh Kiên Giang.

BTL Vùng Cảnh sát biển 4 kiên quyết đấu tranh với tội phạm dịp trước, trong và sau Tết

BTL Vùng Cảnh sát biển 4 kiên quyết đấu tranh với tội phạm dịp trước, trong và sau Tết
(PLVN) - Ngày 15/11 vừa qua, tại TP Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang, Bộ Tư lệnh (BTL) Vùng Cảnh sát biển 4 tổ chức Lễ phát động Đợt thi đua cao điểm đấu tranh phòng, chống tội phạm; phòng, chống ma túy; phòng, chống mua bán người; chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả dịp trước, trong và sau Tết Nguyên đán Ất Tỵ năm 2025.

Z173 với những con tàu 'Made in Việt Nam'

Thượng tướng Vũ Hải Sản làm việc tại Nhà máy Z173.
(PLVN) - Với tinh thần chủ động hội nhập để phát triển, Nhà máy Z173 đã không ngừng đổi mới, sáng tạo, vượt khó vươn lên đóng mới thành công nhiều gam tàu hiện đại mang thương hiệu “Made in Việt Nam”, được đưa vào biên chế cho lực lượng vũ trang thực hiện nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền biển, đảo, phát triển kinh tế biển và nhiều sản phẩm xuất khẩu. Qua đó khẳng định uy tín, thương hiệu trên thị trường trong nước và quốc tế, góp phần tích cực vào xây dựng, phát triển ngành Công nghiệp quốc phòng (CNQP) và công cuộc xây dựng, bảo vệ Tổ quốc.

Sôi nổi công tác phổ biến, giáo dục pháp luật tại Lữ đoàn tác chiến điện tử 84

Cán bộ, chiến sĩ Lữ đoàn 84 tại gian trưng bày các ấn phẩm pháp luật.
(PLVN) - Các màn thi đấu sôi nổi, hấp dẫn tại Hội thi phổ biến, giáo dục pháp luật (PBGDPL) năm 2024 của Lữ đoàn (LĐ) 84 Cục Tác chiến điện tử (TCĐT) Bộ Tổng Tham mưu (BTTM) tổ chức chiều qua (6/11); đã góp phần nâng cao kiến thức, năng lực xử lý tình huống trao đổi kinh nghiệm, cách làm hay, sáng tạo, hiệu quả trong tiến hành công tác tuyên truyền, PBGDPL, vận động chấp hành pháp luật Nhà nước.

Sửa đổi Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam: Tạo điều kiện để sĩ quan phát triển sự nghiệp và ổn định cuộc sống

Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Phan Văn Giang trình bày tờ trình dự án Luật. (Ảnh: qdnd.vn)
(PLVN) -  Việc sửa đổi Luật Sĩ quan (LSQ) Quân đội nhân dân (QĐND) Việt Nam, đặc biệt là tăng tuổi công tác, góp phần hoàn thiện chế độ chính sách với SQ, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, tạo điều kiện để SQ phát triển sự nghiệp và ổn định cuộc sống.

BĐBP tỉnh Cà Mau bàn giao thêm 'Nhà đồng đội'

BĐBP tỉnh Cà Mau bàn giao thêm 'Nhà đồng đội'
(PLVN) - Ngày 1/11, tại ấp Nhà Vi, Xã Trần Thới (huyện Cái Nước, tỉnh Cà Mau), Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng Cà Mau phối hợp với Chi nhánh Viettel Cà Mau tổ chức bàn giao “Nhà Đồng đội” cho quân nhân có hoàn cảnh khó khăn thuộc Đồn Biên phòng Rạch Gốc (BĐBP Cà Mau).

Bất diệt tình đoàn kết đặc biệt Việt Nam - Lào

Đại tướng Phan Văn Giang, Đại tướng Chansamone Chanyalath chụp ảnh chung với các đại biểu tại buổi gặp mặt. (Ảnh: Lam Hạnh)
(PLVN) - 40 năm thực hiện nghĩa vụ quốc tế cao cả trên đất Lào, Quân tình nguyện và chuyên gia Việt Nam đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, cùng quân và dân Lào chiến đấu mưu trí, dũng cảm, kiên cường, lập nên biết bao chiến công hiển hách, trở thành khúc tráng ca bất diệt về tình đoàn kết đặc biệt giữa hai Đảng, hai Nhà nước, Quân đội và Nhân dân hai nước, đóng góp vào sự nghiệp cách mạng vẻ vang của Việt Nam và Lào.

Hiệu quả công tác phối hợp phòng, chống ma túy trên biên giới Việt Nam - Lào

Lực lượng chức năng Việt Nam - Lào phối hợp diễn tập đánh án ma túy. (Ảnh: Lam Hạnh).
(PLVN) -  Với đường biên giới chung trải dài 2.340km, đi qua 10 tỉnh biên giới của Việt Nam và 10 tỉnh biên giới của Lào, hai nước cùng chịu rất nhiều áp lực của tình hình tội phạm ma túy (TPMT) từ khu vực “Tam giác vàng”. Những năm qua, lực lượng bảo vệ biên giới hai nước Việt Nam - Lào đã phối hợp chặt chẽ, duy trì trao đổi thông tin, hợp tác hiệu quả trong đấu tranh phòng, chống tội phạm trên biên giới, nhất là TPMT.

Quân đội giúp dân phòng, chống bão số 6

Bộ đội hỗ trợ dân di dời tài sản. (Ảnh: Hoài Nam).
(PLVN) -  Theo thống kê, để phòng, chống, ứng phó, khắc phục hậu quả bão số 6 (bão Trà Mi), lực lượng, phương tiện của Quân đội sẵn sàng tham gia với hơn 275.000 người, hơn 6.000 ô tô, tàu, xuồng, máy bay.

Công an tỉnh An Giang thăm và tặng quà cho gia đình và con của phạm nhân

Công an tỉnh An Giang thăm và tặng quà cho gia đình và con của phạm nhân
(PLVN) - Ngày 24/10, đoàn công tác Công an tỉnh An Giang do Đại tá Nguyễn Thế Hải, Phó Giám đốc Công an tỉnh đến các xã, phường trên địa bàn huyện Thoại Sơn và TP Long Xuyên thăm hỏi, động viên, tặng quà cho gia đình và con của các phạm nhân đang chấp hành án phạt tù tại các trại tạm giam, trại giam trên địa bàn.

Thừa Thiên Huế thực hiện tốt công tác phòng không Nhân dân

Kiểm tra SSCĐ của Trung đội dân quân 12,7mm thị xã Hương Trà.
(PLVN) - Ngày 24/10, Đoàn công tác Ban chỉ đạo Phòng không Nhân dân Trung ương do Trung tướng Phạm Trường Sơn, Phó tổng Tham mưu trưởng Quân đội nhân dân Việt Nam, Phó trưởng Ban chỉ đạo Phòng không nhân dân Trung ương làm trưởng đoàn đã kiểm tra công tác phòng không Nhân dân tại tỉnh Thừa Thiên Huế.

Giao lưu hữu nghị Quốc phòng biên giới Việt Nam - Lào: Thúc đẩy hợp tác thực chất giữa lực lượng bảo vệ biên giới hai nước

Hai Bộ trưởng BQP thực hiện nghi lễ chào cột mốc. (Ảnh: Phạm Cường)
(PLVN) -  Chương trình Giao lưu hữu nghị Quốc phòng biên giới (HNQPBG) Việt Nam - Lào lần thứ 2 diễn ra tại tỉnh Sơn La (Việt Nam) và tỉnh Hủa Phăn (Lào) đã để lại ấn tượng sâu đậm. Thành công của chương trình góp phần củng cố tăng cường quan hệ hữu nghị, đoàn kết, thúc đẩy hợp tác thực chất giữa lực lượng quản lý, bảo vệ biên giới, chính quyền địa phương và Nhân dân khu vực biên giới hai nước cũng như quan hệ giữa hai Quân đội Việt Nam - Lào.