Lễ đón Bằng công nhận Lễ hội Cầu Ngư làng Cam Lâm là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

Lễ hội Cầu Ngư làng Cam Lâm là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Ảnh: PV
Lễ hội Cầu Ngư làng Cam Lâm là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Ảnh: PV
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Sáng 21/4, tại xã Xuân Liên, huyện Nghi Xuân (tỉnh Hà Tĩnh), Lễ đón bằng công nhận Lễ hội Cầu Ngư làng Cam Lâm là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia được tổ chức long trọng.

Theo các tư liệu nghiên cứu, Lễ hội Cầu Ngư làng Cam Lâm ở xã Xuân Liên, Nghi Xuân (Hà Tĩnh) có từ hàng trăm năm trước, gắn liền với tục thờ Cá Ông (cá voi) của ngư dân địa phương.

Các sắc phong lưu giữ tại đền Đông Hải cho thấy, dưới triều Nhà Nguyễn, vào năm Thành Thái thứ 6 (1894) và năm Khải Định thứ 9 (1924), các nhà vua đã giao cho trang Cam Lâm (nay là làng Cam Lâm, xã Xuân Liên) phụng thờ vị tôn thần Đông Hải Cự Ngư Linh Ứng Chi Thần hay Đông Hải Linh Ứng tôn thần. Việc phụng thờ này cũng gắn liền với Lễ hội Cầu Ngư ở làng Cam Lâm.

Ông Lê Ngọc Châu, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh phát biểu tại buổi lễ. Ảnh: PV

Ông Lê Ngọc Châu, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh phát biểu tại buổi lễ. Ảnh: PV

Lễ cầu ngư làng Cam Lâm diễn ra hằng năm vào dịp rằm tháng Giêng. Và cứ 3 năm một lần, người dân ở đây sẽ tổ chức lễ hội cầu ngư với nhiều nghi lễ như: Tế Cá Ông, rước Đông Hải Linh Ứng tôn thần... cùng các hoạt động văn hóa, văn nghệ dân gian sôi nổi. Đây là nét sinh hoạt văn hóa tâm linh truyền thống của người dân làng Cam Lâm nói riêng và ngư dân các địa phương lân cận nói chung.

Ông Nông Quốc Thành, Phó Cục trưởng Cục Di sản văn hóa (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) trao bằng “Chứng nhận Lễ hội Cầu Ngư làng Cam Lâm là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia” cho chính quyền và nhân dân xã Xuân Liên. Ảnh: PV

Ông Nông Quốc Thành, Phó Cục trưởng Cục Di sản văn hóa (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) trao bằng “Chứng nhận Lễ hội Cầu Ngư làng Cam Lâm là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia” cho chính quyền và nhân dân xã Xuân Liên. Ảnh: PV

Tục thờ Cá Ông tại làng Cam Lâm ở xã Xuân Liên chiếm vị trí đặc biệt quan trọng trong đời sống tinh thần của người dân nơi đây. Một phong tục đã ăn sâu trong đời sống văn hoá nhằm thể hiện sự biết ơn của ngư dân dành cho Cá Ông, đồng thời là dịp để họ cầu mong, gửi gắm những hi vọng về một năm ra khơi suôn sẻ, thuận lợi và bình an với những khoang thuyền đầy ắp lộc trời.

Lễ hội Cầu Ngư được tổ chức đầy đủ các nghi thức truyền thống, nghinh thần, rước sắc. Ảnh: PV

Lễ hội Cầu Ngư được tổ chức đầy đủ các nghi thức truyền thống, nghinh thần, rước sắc. Ảnh: PV

Phần lễ của Lễ hội Cầu Ngư được ngư dân tổ chức một cách trang nghiêm, cung kính với đầy đủ các nghi thức truyền thống, nghinh thần, rước sắc, đọc văn tế,… Lễ rước sắc chính là phần mở đầu của Lễ hội Cầu Ngư (bắt đầu từ lăng Ông, tức là đền Đông Hải). Sau phần này, ngư dân tiếp tục thực hiện những lễ nghinh thuỷ, lễ rước hồn Thần Đông Hải.

Phần hội trong Lễ hội cầu ngư với những trò chơi dân gian. Ảnh: PV

Phần hội trong Lễ hội cầu ngư với những trò chơi dân gian. Ảnh: PV

Trước và sau khi kết thúc nghi lễ cầu cúng, phần hội trong Lễ hội Cầu Ngư được bắt đầu với một loạt những trò chơi dân gian, diễn xướng dân gian như Trò Kiều và dân ca Ví, Giặm Nghệ Tĩnh. Ngoài ra, dịp này người dân địa phương còn tổ chức các hoạt động thể thao sôi nổi như đua thuyền, đi cà kheo, kéo co, đấu võ cổ truyền,... Tất cả hoạt động này tạo nên bầu không khí lễ hội vừa trang nghiêm, nhưng cũng rất náo nhiệt và thú vị.

Với những giá trị văn hóa tâm linh, tập quán tín ngưỡng độc đáo, ngày 21/2/2024, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã có Quyết định số 389/QĐ-BVHTTDL đưa Lễ hội Cầu Ngư làng Cam Lâm vào Danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.

Đọc thêm

Cùng trẻ khám phá bộ sách “Làm chủ cảm xúc”

Cùng trẻ khám phá bộ sách “Làm chủ cảm xúc”
(PLVN) - Bộ sách "Làm chủ cảm xúc" gồm 6 cuốn sẽ đồng hành cùng trẻ khám phá và hiểu rõ hơn về những cảm xúc quen thuộc như: giận dữ, sợ hãi, đố kỵ, chia sẻ, yêu thương..., từ đó giúp trẻ học cách nhận biết và kiểm soát cảm xúc một cách tích cực.

TS. LS Đoàn Văn Bình ra mắt cuốn sách song ngữ ‘Bất động sản Việt Nam với người nước ngoài’

Toàn cảnh Lễ ra mắt sách của TS.LS Đoàn Văn Bình
(PLVN) -  Ngày 15/11 tại Hà Nội, TS.LS Đoàn Văn Bình, Phó Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản Việt Nam, Nhà sáng lập, Chủ tịch Tập đoàn CEO đã chính thức ra mắt cuốn sách song ngữ Việt - Anh: “Bất động sản Việt Nam với người nước ngoài - Vietnam Real Estate For Foreigners”, do NXB Chính trị Quốc gia Sự thật xuất bản. Tại sự kiện,  tác giả tuyên bố dành toàn bộ thu nhập của việc xuất bản sách để ủng hộ Quỹ Ngày mai tươi sáng.

Hà Nội: Sẵn sàng cho chương trình 'Cùng nhau giữ nước'

Hà Nội: Sẵn sàng cho chương trình 'Cùng nhau giữ nước'
(PLVN) - UBND TP Hà Nội vừa ban hành Kế hoạch 326/KH-UBND về việc phối hợp thực hiện chương trình truyền hình trực tiếp “Cùng nhau giữ nước”. Đây là Chương trình chính luận nghệ thuật sẽ diễn ra vào 20h ngày 18/11, tại Hoàng thành Thăng Long - Hà Nội.

Đồng Tháp khảo sát làm rõ giá trị di tích thành cổ Bảo Tiền

Đồng Tháp khảo sát làm rõ giá trị di tích thành cổ Bảo Tiền
(PLVN) -  Chiều 14/11, Hội Khoa học Lịch sử tỉnh Đồng Tháp tổ chức khảo sát thực địa di tích thành cổ Bảo Tiền (huyện Lai Vung, tỉnh Đồng Tháp). Tham gia khảo sát có lãnh đạo và cán bộ Sở VHTT&DL, Hội Khoa học Lịch sử Đồng Tháp; cùng nhiều chuyên gia, nhà nghiên cứu trong lĩnh vực lịch sử, văn hóa…

Sự nghiệp dư ở V.League

CLB Sông Lam Nghệ An đang khởi đầu mùa giải rất tệ (Ảnh SLNA)
(PLVN) - Việc đến hay không đến của Công Vinh với Sông Lam Nghệ An cho thấy sự nghiệp dư của giải đấu.

Thành cổ giữa lòng thành phố Biên Hoà

Thành cổ giữa lòng thành phố Biên Hoà
(PLVN) - Thành cổ Biên Hoà được người dân xây dựng vào đầu thời nhà Nguyễn. Đến năm 1834 vua Minh Mạng thứ 18 cho đắp lại bằng đất theo hình cánh cung, bốn mặt thành đều dài 70 trượng, cao 4 thước 3 tấc, dày 1 trượng, mở 4 cửa hào rộng 2 trượng sâu 6 thước, đặt tên là Thành Cựu