Đặc sắc lễ hội cầu ngư của người dân miền biển Thừa Thiên Huế

Cứ “tam niên đáo lệ” dân làng Thai Dương Hạ (xã Hải Dương) và Thai Dương ở TP. Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế lại tổ chức lễ Cầu ngư nhằm cầu mưa thuận gió hòa, tàu thuyền ra khơi thuận buồm xuôi gió.
Cứ “tam niên đáo lệ” dân làng Thai Dương Hạ (xã Hải Dương) và Thai Dương ở TP. Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế lại tổ chức lễ Cầu ngư nhằm cầu mưa thuận gió hòa, tàu thuyền ra khơi thuận buồm xuôi gió.
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Sáng 2/2 (nhằm ngày 12 tháng Giêng âm lịch) Lễ hội cầu ngư đã được tổ chức tại đình làng văn hoá Thai Dương, phường Thuận An, TP Huế (tỉnh Thừa Thiên Huế).

Đây là lễ hội lớn nhất của bà con ngư dân vùng ven biển Thuận An, TP Huế (tỉnh Thừa Thiên Huế) được tổ chức 3 năm một lần nhằm cầu cho mưa thuận, gió hoà, tàu thuyền ra khơi thuận buồm xuôi gió, khai thác được nhiều thủy sản trong năm.

Sau nghi lễ tế tự tại đình làng Thai Dương theo nghi thức truyền thống, phần hội với hoạt cảnh làm trò đánh bắt cá hết sức tươi vui trong ngày đầu năm mới. Nhiều màn tái hiện sinh hoạt văn hóa của ngư dân vùng biển, những cảnh hoạt động nghề biển trên cạn, dưới nước... cũng đã được diễn ra.

Một hoạt cảnh đánh bắt cá bằng lưới được người dân làng Thai Dương Hạ tái hiện

Một hoạt cảnh đánh bắt cá bằng lưới được người dân làng Thai Dương Hạ tái hiện

Trước đó, vào ngày 1/2 (ngày 11 tháng Giêng Âm lịch), tại làng Thai Dương Hạ (xã Hải Dương) cũng đã diễn ra lễ hội cầu ngư truyền thống của làng. Lễ hội cầu ngư phản ánh đời sống đạo đức, trí tuệ, tinh thần của ngư dân vùng biển. Đồng thời, giúp các ngư dân an tâm bám biển, giữ vững chủ quyền biển đảo.

Các bô lão trong làng tiến hành nghi lễ trước khi khai hội
Các bô lão trong làng tiến hành nghi lễ trước khi khai hội

Trước đây hai làng Thai Dương và Thai Dương Hạ (xã Hải Dương) đều cùng một làng Thai Dương Thượng Hạ. Đến sau trận lũ lớn năm 1897, một cửa biển mới đã mở ra giữa làng Thai Dương Thượng Hạ mà người dân gọi là cửa Sứt, thay thế cho cửa biển ở Hòa Dân bị bồi lấp. Từ đó làng Thai Dương Thượng Hạ đã bị chia cắt thành hai làng Thai Dương và Thai Dương Hạ như ngày nay.

Lễ hội cầu ngư có từ hàng trăm năm trước được dân làng nơi đây gìn giữ, duy trì
Lễ hội cầu ngư có từ hàng trăm năm trước được dân làng nơi đây gìn giữ, duy trì

Lễ hội cầu ngư là ngày hội văn hóa của cả cộng đồng, tràn đầy lạc quan và hy vọng, là nguồn cổ vũ cho ngư dân có thêm sức mạnh để vượt qua mọi khó khăn trong nghề sông nước. Lễ hội được các nhà nghiên cứu văn hóa đánh giá là một trong những lễ hội quy mô, độc đáo và hấp dẫn của tỉnh Thừa Thiên Huế.

Ngay sau phần tái hiện là lễ hội đua ghe trên phá Tam Giang

Ngay sau phần tái hiện là lễ hội đua ghe trên phá Tam Giang

Lễ hội cầu ngư đã có từ hàng trăm năm trước, đây cũng là dịp để tưởng nhớ vị Thành hoàng cùng các tiên nhân lập làng; và là dịp để những người con xa quê được chiêm ngưỡng nét văn hóa truyền thống, nhớ về nguồn cội tổ tiên.

Đọc thêm

Nữ chiến sĩ trên mặt trận không gian mạng và sứ mệnh thời 4.0

Chương trình “Nâng bước chân em tới trường” hỗ trợ xe đạp cho học sinh khó khăn. (Ảnh trong bài: Trung tâm 586)
(PLVN) - Trong dòng chảy lịch sử hào hùng của Quân đội nhân dân Việt Nam, phụ nữ không chỉ là những người “giữ lửa” hạnh phúc gia đình mà còn là chiến sĩ quả cảm trên các mặt trận đầy cam go, bao gồm cả tác chiến không gian mạng. Với bản lĩnh kiên cường, trí tuệ sắc bén và tinh thần nhân ái, họ luôn khẳng định vai trò tiên phong, đóng góp vào nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc, xây dựng hình ảnh đẹp đẽ của “Bộ đội Cụ Hồ” thời đại mới.

Lan tỏa niềm tin, dựng 'thế trận lòng dân' trong kỷ nguyên số

Thượng tá Trần Quang Huy, Bí thư Đảng ủy, Chính ủy Trung tâm 586 trao quà cho các gia đình có hoàn cảnh khó khăn vùng biên giới tỉnh Sơn La. (Ảnh: Trung tâm 586)
(PLVN) - Cùng với công tác dân vận mang tính truyền thống, công tác dân vận trên Internet và mạng xã hội đang trở thành vấn đề cấp thiết, đòi hỏi sự nhạy bén và sáng tạo. Đây không chỉ là nhiệm vụ chính trị của những chiến sĩ tác chiến không gian mạng mà còn là sứ mệnh xây dựng cầu nối niềm tin giữa Đảng, Nhà nước và Nhân dân.

Những thầy giáo quân hàm xanh miền biên viễn

Một buổi lên lớp của Đại úy Lò Văn Thoại. (Ảnh: NVCC)
(PLVN) - Nơi cuối trời Tây Bắc, có những người lính đi cả ngày, cả buổi đến “cùng ăn, cùng ở, cùng làm” và dạy chữ cho bà con. Khi biết đọc, biết viết, đồng bào biết tránh xa các cạm bẫy xấu, các tệ nạn và nạn tảo hôn, biết làm ăn để đời sống ngày một no ấm…

Vực dậy sau khủng hoảng sự nghiệp

Thất bại trong quá khứ có thể trở thành một “cú hích” cho sự đột phá trong sự nghiệp, nếu biết chấp nhận và đổi thay. (Ảnh: AT)
(PLVN) - Khủng hoảng trong công việc, sự nghiệp là điều mà rất nhiều người có thể gặp phải trong giai đoạn kinh tế khó khăn vừa qua. Đây không chỉ là cú sốc về mặt tài chính mà còn ảnh hưởng sâu sắc đến tâm lý, giá trị bản thân và cảm hứng sống. Nhưng chính những giai đoạn gian nan ấy là cơ hội để mỗi người tìm lại chính mình và tái sinh mạnh mẽ hơn.

Áp thấp nhiệt đới trên biển Đông

Dự báo vị trí, hướng di chuyển của áp thấp nhiệt đới. Ảnh: nchmf.gov.vn
(PLVN) - Theo Trung tâm dự báo KTTV Quốc gia, trên biển Đông xuất hiện áp thấp nhiệt đới, trong khi đó khu vực Trung và Nam Trung Bộ sắp đón đợt mưa vừa, mưa to.

Bàn giao nhà tình nghĩa cho cựu quân nhân ở Bình Định

Đại tá Nguyễn Văn Thành trao bảng biểu trưng hỗ trợ xây dựng nhà tình nghĩa cho vợ chồng ông Bản.
(PLVN) - Nhân kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân, Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Bình Định vừa phối hợp với Sư đoàn 3 Sao Vàng tổ chức bàn giao nhà tình nghĩa cho cựu quân nhân có hoàn cảnh khó khăn về nhà ở.

Quảng Ninh hội thảo thúc đẩy động lực tăng trưởng phát triển kinh tế di sản

Quang cảnh buổi hội thảo
(PLVN) - Ngày 21/12, tại huyện Vân Đồn, Bộ Biên tập Tạp chí Cộng sản, Hội đồng Lý luận Trung ương và Tỉnh ủy Quảng Ninh đồng tổ chức Hội thảo khoa học “Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về thúc đẩy động lực tăng trưởng mới - góc nhìn từ thực tiễn phát triển kinh tế di sản của tỉnh Quảng Ninh”.