Lấy ráy tai dễ mắc bệnh về tai

Lấy ráy tai dễ mắc bệnh về tai
(PLO) -Nhiều người có thói quen ngoáy tai và cho rằng ráy tai là nguyên nhân gây ngứa tai nên thường xuyên ngoáy tai và tìm mọi cách để móc, lấy ráy ra mà không biết việc làm này tiềm ẩn nhiều nguy cơ đối với sức khỏe.

Ráy tai không phải là vật bỏ

Tai gồm có tai ngoài, tai giữa và tai trong. Tai ngoài có vành tai và ống tai với cấu tạo chủ yếu là xương và sụn được phủ bởi một lớp da và tổ chức liên kết rất mỏng dưới da. Mạch máu nuôi dưỡng cho vùng này rất nghèo nàn.

Thần kinh chi phối là một nhánh tách ra từ dây thần kinh số IX, dây này vừa có cảm giác ở ống tai vừa cảm giác họng nên viêm họng cũng gây ra đau tai hoặc viêm tai ảnh hưởng ngược lại chức năng nhai và nuốt, khi ngoáy tai người ta cũng có cảm giác ngứa họng và ho. Tai ngoài có nhiệm vụ hứng sóng âm thanh trong không gian để truyền vào tai giữa và tai trong qua tác động làm rung màng nhĩ.

Ống tai ngoài có các tuyến tiết ra chất bã gọi là ráy tai. Ráy tai có thể khô hoặc ướt là tùy thuộc từng cá thể. Ráy tai cũng có nhiệm vụ bảo vệ thành ống tai, do trong thành phần ráy tai có chất kháng sinh, có chất kết dính để bẫy, dính vi khuẩn.

Ráy tai phủ một lớp mỏng trên da ống tai ngoài, được hình thành do chất nhờn trong ống tai trộn lẫn với các tế bào chết, nó đóng vai trò như một “vệ sĩ” ngăn chặn vi khuẩn, nấm tấn công vào các tổ chức của ống tai ngoài, đe dọa thính giác. Dưới tác động của các nhung mao trên bề mặt tế bào tuyến, ráy tai sẽ di chuyển theo chiều từ trong ra ngoài, tự khô rồi bong ra ngoài.

Bệnh từ thói quen lấy ráy tai

Thói quen ngoáy tai lấy ráy tai nhiều gây rách, trầy xước da ống tai, làm cho vi khuẩn gây bệnh dễ dàng xâm nhập tổ chức liên kết bên dưới lớp biểu bì gây viêm ống tai, vi khuẩn có thể có sẵn trong ống tai hoặc đưa từ ngoài vào khi ngoáy tai hoặc do bơi ở những ao hồ nước bẩn hay bể bơi lâu ngày không thay nước.

Mặt khác lấy ráy tai không đúng cách có thể đẩy khối ráy tai vào sâu hơn trong ống tai, bám sát vào màng nhĩ gây đau tai, ù tai và nghe kém. Nhiều người đã đến tiệm cắt tóc để lấy ráy tai nhưng do không được đào tạo bài bản nên thợ cắt tóc không có kiến thức về sinh lý cũng như bệnh lý của tai. Nhiều người sau khi lấy ráy tai đã bị ngứa tai hoặc ráy tai nhiều hơn, đóng đầy trong ống tai gây ù tai, nghe kém.

Nguyên nhân là dụng cụ lấy ráy tai đã truyền bệnh từ người này qua người khác. Không ít người đã bị thủng màng nhĩ do lấy ráy tai, bị viêm nhiễm, nấm ống tai, thậm chí có thể bị HIV/AIDS. Thợ cắt tóc cũng không biết chức năng bảo vệ của hệ thống lông tơ trong ống tai nên đã thoải mái cạo nhẵn, tạo điều kiện cho nước, bụi, vi khuẩn, côn trùng vào ống tai.

Chảy máu tai do làm rách da ống tai là một trong những tai biến hay gặp nhất của việc ngoáy tai, có khi còn làm rách, thủng cả màng nhĩ.

Viêm ống tai ngoài là biến chứng thường gặp nhất do lấy ráy tai, triệu chứng ban đầu là ngứa tai, ngứa ngày càng tăng, càng ngoáy càng thấy ngứa, sau đó bệnh nhân thấy tức trong ống tai rồi đau tai, đau tăng nhanh, đau nhức nhối, đau lan lên đầu, nhiều bệnh nhân thấy đau giật lên nửa đầu, đau tăng lên khi nhai, khi ngáp.

Trường hợp nặng có thể xuất hiện sốt, sưng tấy nửa mặt bên tai đau, chạm nhẹ vào vành tai cũng rất đau. Khám thấy da ống tai ngoài nề, đỏ, ống tai bị chít hẹp một phần hoặc toàn bộ tùy mức độ viêm, không quan sát được màng nhĩ. Nếu độc tố vi khuẩn mạnh gây viêm tấy lan tỏa làm sưng cả góc hàm, kèm theo hạch góc hàm cùng bên.

Nấm ống tai ngoài: Tai luôn ẩm ướt nên các loại nấm dễ phát triển, nguyên nhân thường gặp nhất là do lấy ráy tai bằng dụng cụ không được sạch, nấm nhiễm từ người này qua người khác khi ngoáy tai tại tiệm cắt tóc, có thể do người bệnh nhỏ tai bằng kháng sinh hoặc corticoid kéo dài. Nếu một nơi nào đó trên cơ thể mắc nấm cũng có nguy cơ lây nhiễm nấm đến tai do tay của người bệnh. Người ta thường thấy nấm ống tai ở những phụ nữ có nấm âm đạo.

Biểu hiện đầu tiên của nấm ống tai ngoài là ngứa trong ống tai, ngứa tăng dần buộc bệnh nhân phải ngoáy tai, có khi bắt đầu là triệu chứng ù tai. Sau 1-2 ngày, bệnh nhân bắt đầu thấy đau tai, đau tăng khi nhai hoặc ngáp, thấy cảm giác nặng, tức trong tai đồng thời thấy nghe kém. Khám tai thấy ống tai bị lấp đầy bởi những mảng màu xám, trắng hoặc đen. Trên mặt những mảng này có những bào tử nấm như những hạt cát trắng. Bóc lấy mảng này đem soi tươi hoặc nuôi cấy để xác định loại nấm gây bệnh.

Các thuốc sử dụng để điều trị chủ yếu là kháng sinh chống nấm dạng uống hoặc bôi tại chỗ, tùy theo từng loại nấm. Tuy nhiên nếu người bệnh có thủng màng nhĩ hoặc có viêm tai giữa kèm theo thì hết sức thận trọng khi dùng các thuốc chống nấm dạng bôi.

Lấy ráy tai ở hiệu cắt tóc còn có nguy cơ nhiễm HIV nếu ống tai bị chảy máu và dùng chung dao cạo với người bị nhiễm HIV trước đó. Cũng đã có bệnh nhân bị uốn ván do ngoáy tai bằng vật bẩn, dẫn đến kết cục bi thảm là tử vong.

Lời khuyên của thầy thuốc

Khi bị ngứa tai chỉ nên xoa nhẹ vành tai, day day vào nắp tai, không nên vội ngoáy tai. Nếu ngứa không giảm có thể dùng một số thuốc nhỏ tai hoặc nước muối sinh lý nhỏ vào ống tai, sau 5-10 phút, nghiêng đầu về bên tai bệnh, day nhẹ vào nắp tai cho thuốc còn dư chảy ra, dùng tăm bông khô, sạch thấm nhẹ cho khô tai. Không ngoáy tai, sau một tuần vẫn thấy ngứa thì nên đến bác sĩ chuyên khoa tai-mũi-họng để khám.

Nếu nước vô tình vào tai khi tắm, khi bơi gây cảm giác khó chịu, ù tai thì nghiêng đầu về từng bên, day nhẹ vào nắp tai cho nước chảy ra, dùng tăm bông khô, sạch đặt vào ống tai, nước sẽ được bông khô thấm hết chứ không nên lau chùi nhiều.

Tin cùng chuyên mục

Người dân cần đến cơ sở y tế chuyên nghiệp, được cấp phép khi có nhu cầu khám, chữa bệnh để tránh các nguy cơ về sức khỏe, tính mạng. (Ảnh minh họa - Nguồn: KT)

Lo ngại tình trạng gia tăng cơ sở hành nghề y trái phép

(PLVN) -  Thời gian qua, tại TP Hồ Chí Minh đã tồn tại một thực trạng đáng lo ngại, đó là hoạt động của nhiều cơ sở y tế “chui”, không có giấy phép hành nghề hợp pháp, không tuân thủ các quy định về y tế và an toàn, dẫn đến nguy cơ cao cho sức khỏe cộng đồng.

Đọc thêm

Bà nội hiến thận cứu cháu gái

TS.BS Đặng Ánh Dương – Trưởng khoa Điều trị tích cực Ngoại khoa đang thăm khám cho bệnh nhi.
(PLVN) - Nhiều lần chứng kiến cháu thoi thóp trên giường bệnh, không thể đến trường đi học như bạn bè cùng trang lứa, bà nội quyết định hiến một bên thận cứu cháu.

Bổ sung chính sách để việc hiếm muộn con không là gánh nặng

Toàn ngành Dệt may hiện có khoảng 2,5 triệu lao động, trong đó 70% là lao động nữ. (Nguồn: vwu.vn)
(PLVN) - Cùng với sự chênh lệch mức sinh giữa các vùng, Việt Nam cũng là một trong các quốc gia có tỷ lệ vô sinh cao. Ước tính, mỗi năm có hơn 1 triệu cặp vợ chồng vô sinh hiếm muộn (chiếm tỷ lệ khoảng 7,7%). Trong số này, khoảng 50% là cặp vợ chồng ở độ tuổi dưới 30. Đặc biệt, tỷ lệ vô sinh thứ phát (vô sinh sau một lần có thai) đang gia tăng đến 15 - 20% sau mỗi năm.

Giật mình hai xu hướng sống mang lại nhiều rủi ro

Mỗi người cần phải nghiên cứu thật kỹ trước khi thử nghiệm các xu hướng chữa lành lên bản thân. (Ảnh minh họa, nguồn: VNE)
(PLVN) - Quay trở về với tự nhiên đang là một xu hướng chữa lành được nhiều người hướng đến. Từ việc bỏ phố về làng, tham gia các tour du lịch sinh thái, cho đến khoa tu thiền,... Bên cạnh những hoạt động chữa lành có ích, vẫn còn đó những xu hướng cực đoan, đem lại nhiều rủi ro ảnh hưởng đến sức khỏe, tinh thần của mọi người.

Tin vui cho bệnh nhân HIV

Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan tiếp nhận thuốc ARV điều trị HIV/AIDS từ Chính phủ Úc trong hợp tác với Tổ chức Y tế thế giới. Ảnh: Cục phòng, chống HIV/AIDS
(PLVN) - Sau khoảng thời gian nguồn cung ứng thuốc ARV bị gián đoạn, chiều 20/6, Bộ Y tế tiếp nhận 65.000 lọ thuốc ARV từ Chính phủ Australia trong hợp tác với Tổ chức Y tế Thế giới (WHO).