Lập “lá chắn thép” ngăn dịch từ vùng biên

Biên phòng Quảng Trị kiểm soát chặt người nhập cảnh.
Biên phòng Quảng Trị kiểm soát chặt người nhập cảnh.
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thanh Long nhận định tình hình dịch Covid-19 trên thế giới và khu vực khiến nguy cơ SARS-CoV-2 xâm nhập vào Việt Nam rất lớn. Bộ Y tế đã chủ động, quyết liệt chỉ đạo khu vực Tây Nam Bộ tăng cường phòng, chống dịch. Mục tiêu là khống chế, kiểm soát và không luống cuống, bối rối khi xảy ra dịch.

Tại buổi làm việc với Bệnh viện Đa khoa Trung ương (BVĐK TƯ) Cần Thơ ngày 26/4, Bộ trưởng Nguyễn Thanh Long yêu cầu nhanh chóng hoàn thành BV dã chiến tuyến TƯ tại Cần Thơ, sử dụng cơ sở vật chất sẵn có tại Trung tâm Y tế huyện Phong Điền, quy mô ban đầu từ 400 giường bệnh, nhưng sẵn sàng tăng lên 800 giường khi có yêu cầu.

BVĐK TƯ Cần Thơ được giao làm đầu mối hỗ trợ nhân lực, trang thiết bị y tế, máy thở… cho BV dã chiến. BV này phải là BV tuyến cuối, nhận điều trị các ca bệnh Covid-19 nặng, hỗ trợ tiếp nhận bệnh nhân từ các tỉnh trong khu vực. 

Riêng TP Cần Thơ cũng thành lập riêng BV dã chiến quy mô 200 giường bệnh; các tỉnh giáp biên giới như An Giang, Đồng Tháp cũng cần xúc tiến BV dã chiến trước tình hình phức tạp như hiện nay.

Campuchia dỡ bỏ lệnh phong toả cấm người dân đi lại giữa các tỉnh, dự đoán nhiều người Việt sẽ di chuyển về nước, Chủ tịch HĐND tỉnh Kiên Giang Mai Văn Huỳnh chỉ đạo Chủ tịch UBND TP Phú Quốc ngay trong hôm nay (27/4),  triệu tập tất cả lực lượng, đặt trong tình huống khẩn cấp, tác chiến để siết chặt, quản lý khép kín tuyến biên giới; huy động ngay lực lượng dân quân tự vệ là lá chắn thứ ba rộng khắp các đảo, phối hợp với các lực lượng để phát hiện, kiểm soát hết toàn bộ diễn biến trên đảo, hoạt động 24/24h tiếp sức cho lực lượng chuyên ngành; đồng thời rà soát lại các kế hoạch và nâng lên cấp độ cực kỳ nguy hiểm, đặc biệt là công tác truy vết, kích hoạt lại toàn bộ các khu cách ly, sẵn sàng tiếp nhận và điều trị kiều bào Việt Nam đăng ký nhập cảnh về hợp pháp; nâng cao cảnh giác và tập trung cao độ của cả hệ thống chính trị, cao điểm trong 15-30 ngày tới canh phòng an toàn trong phòng chống dịch.

Đặc biệt, trong 3-4 ngày tới nếu dịch bệnh ở Campuchia diễn biến phức tạp, căng thẳng sẽ đề nghị chủ tịch tỉnh cấm ngay các tàu cá hoạt động đánh bắt trên biển để kiểm soát.

Hiện Bộ đội Biên phòng (BĐBP) tỉnh Kon Tum đang duy trì 66 chốt chặn dọc tuyến biên giới giáp Lào và Campuchia, với hơn 400 cán bộ, chiến sỹ túc trực 24/24 giờ. Trong đó, Đồn Biên phòng Cửa khẩu Quốc tế Bờ Y (xã Pờ Y, huyện Ngọc Hồi, Kon Tum), nơi được gọi là “Ngã ba Đông Dương” tiếp giáp với nước Lào và Campuchia, đã thành lập 4 chốt kiểm soát dịch cố định và 2 chốt lưu động trên tuyến biên giới, với 45 cán bộ phối hợp với lực lượng dân quân trên địa bàn tham gia túc trực, tuần tra dọc tuyến biên giới. Các cán bộ, chiến sỹ ngày đêm bám chốt, kiểm soát không để các đối tượng nhập cảnh và vượt biên trái phép; tuyên truyền đến từng hộ gia đình về công tác phòng, chống các đối tượng vượt biên trái phép; vận động bà con khi phát hiện các đối tượng lạ mặt thì báo cáo ngay cho lực lượng chức năng để kịp thời xử lý.

Trong khi đó tại Quảng Trị, dọc tuyến biên giới Việt - Lào, tỉnh có 101 tổ chốt phòng dịch Covid-19 với tổng số 388 cán bộ, chiến sĩ biên phòng tham gia; trong đó có 86 chốt cố định. Các chốt này được bố trí dọc biên giới tại các đường mòn, lối mở nơi người dân 2 nước trước đây hay qua lại để thăm thân, trao đổi hàng hóa hoặc sản xuất.

Với tinh thần “chống dịch như chống giặc”, hàng trăm cán bộ, chiến sĩ của BĐBP Nghệ An ngày đêm kiên cường bám trụ, tạo thành “hàng rào sống” khép kín trên biên giới, phát hiện ngăn chặn, xử lý kịp thời mọi hoạt động nhập cảnh trái phép vào Việt Nam để phòng chống dịch Covid-19.

Nghệ An là tỉnh có tuyến biên giới đất liền dài hơn 468km, tiếp giáp Lào,  BĐBP tỉnh Nghệ An đã thành lập và duy trì 1 sở chỉ huy phía trước thường xuyên kiểm tra đôn đốc các đơn vị trong công tác quản lý bảo vệ biên giới và phòng chống dịch Covid-19. Lập 33 chốt kiên cố và bán kiên cố trên biên giới với hơn 200 cán bộ, chiến sĩ. 

Không kể ngày đêm, cán bộ, chiến sỹ thường xuyên tổ chức các đợt tuần tra tại các khu vực đường mòn, lối mở nhằm kịp thời phát hiện, ngăn chặn các đối tượng xuất nhập cảnh trái phép. Vận động nhân dân không tham gia xuất, nhập cảnh trái phép hoặc tiếp tay cho các hoạt động xuất, nhập cảnh trái phép. Đẩy mạnh truyền thông xử lý các vụ việc liên quan đến hoạt động xuất, nhập cảnh trái phép.

Mặc dù còn gặp rất nhiều khó khăn, nhất là điều kiện thời tiết, địa hình hiểm trở song cán bộ, chiến sỹ các tổ chốt luôn xác định phương châm “chống dịch như chống giặc” để hoàn thành tốt nhiệm vụ “kép”: Vừa quản lý, bảo vệ biên giới vừa phòng chống dịch Covid-19. 

Ngày 26/4, chủ trì cuộc họp Ban Chỉ đạo phòng chống dịch bệnh Covid-19 TP Hải Phòng, Phó Chủ tịch UBND TP Lê Khắc Nam yêu cầu Bộ Chỉ huy quân sự TP, Bộ Chỉ huy BĐBP Hải Phòng, Công an TP, Sở Y tế tiếp tục kiểm soát chặt chẽ hoạt động xuất nhập cảnh trên các tuyến biên giới; tiếp tục rà soát, phát hiện nhanh các trường hợp nhập cảnh trái phép trên địa bàn, xử lý nghiêm theo quy định pháp luật. Tăng cường quản lý việc nhập cảnh, cách ly, theo dõi y tế sau cách ly; giám sát chặt chẽ các cơ sở cách ly người nhập cảnh, phòng ngừa lây chéo và lây lan dịch bệnh ra cộng đồng. 

Đọc thêm

TP HCM có thêm bệnh viện đa khoa hiện đại, chuyên sâu hiếm muộn

TP HCM có thêm bệnh viện đa khoa hiện đại, chuyên sâu hiếm muộn
(PLVN) - Sáng 19/12, Hệ thống Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh khai trương thêm một bệnh viện đa khoa tại Quận 8, góp phần tăng cường hệ thống y tế TP HCM, phục vụ nhu cầu thăm khám, điều trị chuyên sâu, công nghệ cao, chi phí hợp lý cho người dân khu vực Tây Nam thành phố và các tỉnh lân cận.

Cứu sống 2 bệnh nhi bị tan máu bẩm sinh bằng kỹ thuật ghép tủy đồng loại

Bệnh viện Trung ương Huế tổ chức lễ ra viện cho các cháu.
(PLVN) - Bệnh viện Trung ương Huế vừa thực hiện thành công hai ca ghép tủy đồng loại, cứu sống hai bệnh nhi mắc chứng tan máu bẩm sinh hiếm gặp. Đây là bệnh viện đầu tiên thực hiện thành công kỹ thuật ghép tế bào gốc tại khu vực miền Trung - Tây Nguyên và là đơn vị thứ ba của Việt Nam áp dụng kỹ thuật cao cấp này trên các bệnh nhân tan máu bẩm sinh.

Bệnh gây chết người từ Congo có nguy cơ lây tới TP HCM không?

Đoàn của CDC châu Phi đến Congo hỗ trợ (Ảnh: AFRICACDC)
(PLVN) - Dù WHO đánh giá nguy cơ lây lan bệnh là thấp ở cấp độ khu vực và toàn cầu, song TP HCM vẫn đang theo dõi sát tình hình diễn biến dịch bệnh lạ nguy hiểm gây chết người hàng loạt tại Congo, đồng thời chuẩn bị sẵn sàng phương án đáp ứng theo từng mức độ nguy cơ của dịch.