Lãnh đạo Bộ Công an hai lần yêu cầu báo cáo về sòng bạc trực tuyến, ông Vĩnh và ông Hóa đã lờ đi như thế nào?

Ông Phan Văn Vĩnh và Nguyễn Thanh Hóa thời còn đương chức
Ông Phan Văn Vĩnh và Nguyễn Thanh Hóa thời còn đương chức
(PLO) - Như Báo Pháp luật Việt Nam đã thông tin, kết quả điều tra của Cơ quan an ninh điều tra Công an tỉnh Phú Thọ đã làm rõ, ông Phan Văn Vĩnh là người hỗ trợ để Nguyễn Văn Dương và Phan Sào Nam thiết lập “sòng bạc trực tuyến” Rikvip, hoạt động không phép và khi bị Lãnh đạo Bộ Công an yêu cầu báo cáo, ông Phan Văn Vĩnh đã báo cáo sai sự thật để sòng bạc này tiếp tục hoạt động.

Tháng 5/2016, Thứ trưởng Lê Quý Vương đã yêu cầu Tổng cục cảnh sát báo cáo về hoạt động của Công ty CNC và việc hợp tác với VTC online liên quan đến hoạt động của 2 game bài Rikvip và 23zdo.com mang tính chất đánh bạc trá hình. Tuy nhiên, ông Phan Văn Vĩnh đã không báo cáo với Lãnh đạo Bộ Công an theo yêu cầu và không chỉ đạo làm rõ tính chất đánh bạc của hai trò chơi do Nguyễn Văn Dương và Phan Sào Nam hợp tác phát triển và điều hành. Đồng thời, ông Phan Văn Vĩnh tiếp tục chỉ đạo C50 gửi văn bản đến Bộ Thông tin và Truyền thông để xin cấp phép cho hai trò đánh bạc này.

Tháng 7/2016, ông Phan Văn Vĩnh đã chỉ đạo C50 soạn thảo văn bản để Phó tổng cục trưởng Nguyễn Văn Sơn ký báo cáo Lãnh đạo Bộ Công an về hoạt động của Công ty CNC và Công ty VTC online liên quan đến hai trò đánh bạc trực tuyến, trong báo cáo này nêu rõ, hai trò chơi này đã được Bộ Thông tin và Truyền thông cấp phép (thực chất là không được cấp phép). Báo cáo lãnh đạo Bộ Công an thông tin không trung thực này khiến cho ông Phan Văn Vĩnh nhúng sâu vào vụ án, trở thành người bảo kê cho “sòng bạc trực tuyến” do Nguyễn Văn Dương và Phan Sào Nam điều hành.

Do Tổng Cục cảnh sát không báo cáo theo yêu cầu của Thứ trưởng Lê Quý Vương nên ngày 18/7/2016, Thứ trưởng Lê Quý Vương tiếp tục có văn bản gửi Tổng cục trưởng Phan Văn Vĩnh, Phó tổng cục trưởng và Cục trưởng C50 Nguyễn Thanh Hóa yêu cầu báo cáo theo tinh thần công văn mà lãnh đạo Bộ Công an đã gửi vào tháng 5/2016.

Sau khi nhận được yêu cầu từ lãnh đạo Bộ Công an, ông Nguyễn Thanh Hóa đã có văn bản gửi Công ty CNC yêu cầu chấm dứt hoạt động của sòng bạc trực tuyến Rikvip và 23zdo vì lý do việc hoạt động của hai trò chơi trực tuyến này có diễn biến phức tạp.

Sau khi có yêu cầu Công ty CNC dừng hoạt động của hai trò chơi đánh bạc Rikvip và 23zdo, C50 đã có văn bản báo cáo ông Phan Văn Vĩnh và đến tháng 8/2016 Tổng Cục cảnh sát mới có báo cáo gửi lãnh đạo Bộ Công an về việc này. Trong báo cáo nêu rõ Công ty CNC đã dừng hợp tác với VTC online và chấm dứt hoạt động của hai trang web trò chơi trực tuyến này.

Ngay sau đó, C50 có báo cáo gửi Tổng Cục cảnh sát về tình trạng các trang mạng trò chơi trực tuyến kiểu đánh bạc, trong đó có 2 trang do Công ty CNC của Nguyễn Văn Dương phối hợp điều hành và đề xuất “bóc gỡ” xử lý. Ông Phan Văn Vĩnh đã  bút phê đồng ý để C50 thực hiện việc điều tra, xử lý các trang web trò chơi trực tuyến có dấu hiệu đánh bạc, trong đó có cả trang web Rikvip và 23zdo. Tuy nhiên, C50 đã không xây dựng kế hoạch nào cho việc triệt phá các sòng bạc online, đặc biệt là sòng bạc trực tuyến do Nguyễn Văn Dương và Phan Sào Nam điều hành.

Ông Nguyễn Thanh Hóa đã chỉ đạo cấp dưới không điều tra xác minh sòng bạc trực tuyến do Nguyễn Văn Dương và Phan Sào Nam vận hành khi sòng bạc đổi tên thành Tib.club
Ông Nguyễn Thanh Hóa đã chỉ đạo cấp dưới không điều tra xác minh sòng bạc trực tuyến do Nguyễn Văn Dương và Phan Sào Nam vận hành khi sòng bạc đổi tên thành Tib.club

Sau khi Rikvip và 23zdo.com bị yêu cầu dừng hoạt động, Nguyễn Văn Dương và Phan Sào Nam đã quyết định di chuyển toàn bộ dữ liệu sang một trang web mới, lấy tên miền của một quốc gia Nam Mỹ và đặt máy chủ tại Singapore để tiếp tục tổ chức đánh bạc trực tuyến, đó chính là trang Tip.club.

Mặc dù để “sòng bạc “ Rikvip hoạt động trở lại dưới vỏ bọc mới là Tip.club, Phòng 2 của C50 đã báo cáo ông Nguyễn Thanh Hóa về việc Rikvip hoạt động trở lại nhưng ông Nguyễn Thanh Hóa không chỉ đạo điều tra xác minh mà chỉ yêu cầu  Công ty CNC báo cáo về việc này. Lúc này, Nguyễn Văn Dương đã gửi bộ hồ sơ về việc thanh lý hợp đồng với Phan Sào Nam và báo cáo ông Hóa đã đã dừng hoạt động của hai trò chơi này. 

Không những không chỉ đạo điều tra hoạt động của Rikvip dưới vỏ bọc mới, tháng 11/2016, ông Nguyễn Thanh Hóa còn chỉ đạo cấp dưới soạn thảo văn bản của Tổng cục cảnh sát để trình ông Phan Văn Vĩnh ký gửi Bộ trưởng Bộ Công an, đề nghị tiếp tục vận hành cổng trò chơi đổi thưởng; làm việc với các cơ quan chức năng để xin phép thí điểm chuyển đổi một phần tài khoản ảo sang ví điện tử nhằm nắm bắt dòng tiền luân chuyển trên thị trường. Sau đó ông Nguyễn Thanh Hóa được giao ký văn bản này nhưng đã không trình Bộ trưởng Bộ Công an.

Ngay từ khi Rikvip hoạt động, một đơn vị nghiệp vụ của C50 đã phát hiện Rikvip có dấu hiệu của một trò cờ bạc nên đã đề xuất với ông Nguyễn Thanh Hóa để điều tra nhưng đã bị khước từ vì trò chơi này “không vi phạm pháp luật”. Khi trò chơi Rikvip “thoát xác” và đổi sang thành Tib.club, Phòng 2 của C50 cũng đã phát hiện và đề nghị được điều tra xác minh nhưng ông Nguyễn Thanh Hóa tiếp tục chỉ đạo không được xác minh.

Như vậy, trong suốt thời gian sòng bạc trực tuyến của Nguyễn Văn Dương và Phan Sào Nam vận hành, cấp dưới của ông Nguyễn Thanh Hóa và Phan Văn Vĩnh đã nhìn thấy tính chất cờ bạc của game trực tuyến này, đề nghị được điều tra xác minh làm rõ nhưng không được đồng ý; cấp trên là lãnh đạo Bộ Công an đã yêu cầu báo cáo nhưng lại nhận được báo cáo sai và báo cáo chậm. Điều đó cho thấy, trách nhiệm không nhỏ của hai sỹ quan cấp tướng trong vụ án này.

Báo Pháp luật Việt Nam sẽ tiếp tục thông tin. 

Tin cùng chuyên mục

Nguyễn Duy Khanh (áo trắng) cùng đồng bọn bị bắt giữ. (Ảnh: CTTĐT BCA)

Đà Nẵng: Triệt phá đường dây cá độ bóng đá với số tiền giao dịch lên tới 2.000 tỷ

(PLVN) - Theo CTTĐT Bộ Công an, Phòng An ninh mạng và phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao (Phòng An ninh mạng) - Công an TP Đà Nẵng phối hợp với Công an quận Hải Châu và Công an TP Hồ Chí Minh vừa triệt xóa một đường dây đánh bạc dưới hình thức cá độ bóng đá qua mạng quy mô liên tỉnh, thành phố, với tổng số tiền giao dịch lên tới 2.000 tỷ đồng.

Đọc thêm

Liên quan vụ bắt giữ ca sĩ Chi Dân và người mẫu An Tây: Còn nhiều đối tượng khác trong diện mở rộng điều tra

Từ vụ 4 nữ tiếp viên xách ma tuý từ nước ngoài về, đến nay cơ quan công an khởi tố, bắt 1.132 đối tượng. (Ảnh: Hải quan cung cấp)
(PLVN) - Liên quan vụ án, hiện còn nhiều đối tượng khác tham gia nhưng trong diện mở rộng điều tra nên công an chưa thông tin chi tiết. Sở dĩ việc bắt giữ các bị can trên được công bố vì các đối tượng là người nổi tiếng, có tầm ảnh hưởng nhất định trên mạng xã hội...

Truy bắt nhanh đối tượng cướp tài sản ở TP Hạ Long

UBND TP Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh khen thưởng đột xuất Đội Cảnh sát hình sự Công an thành phố và 6 cán bộ, chiến sỹ của Đội.
(PLVN) -  Đội Cảnh sát hình sự, Công an TP Hạ Long (Quảng Ninh) mới truy bắt được Đỗ Hoàng Thanh (sinh năm 2005, đăng ký thường trú tại tổ 4, khu 1, phường Việt Hưng, thành phố Hạ Long) - đối tượng có hành vi dùng hung khí tấn công gây thương tích người dân, cướp tài sản.

Thêm một đối tượng bị bắt về tội “Hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân”

Huỳnh Nhật Phương bị bắt về tội "Hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân" và tang vật (Ảnh: Công an TP HCM)
(PLVN) -  Mở rộng điều tra vụ án “Hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân do Trần Văn Linh và Nguyễn Thị Hường thực hiện theo chỉ đạo của tổ chức khủng bố “Chính phủ quốc gia Việt Nam lâm thời” với âm mưu rải truyền đơn kích động tuần hành, gây rối trật tự trong Lễ Quốc khánh 2/9/2024, Công an TP HCM đã khởi tố, bắt tạm giam thêm Huỳnh Nhật Phương (SN 1982, ngụ quận Bình Thạnh).

Xin đi nhờ xe để cướp đoạt tài sản

Đối tượng Đồng Văn Đại (Ảnh: CATH).
(PLVN) - Ngày 13/11, Công an tỉnh Thanh Hóa thông tin, Công an huyện Hoằng Hóa vừa bắt giữ được đối tượng xin đi nhờ xe rồi dí dao vào cổ tài xế để cướp tài sản.