Làng nghề đất Kinh kỳ tấp nập đón xuân

 Làng bánh chưng Tranh Khúc tấp nập vào vụ Tết.
Làng bánh chưng Tranh Khúc tấp nập vào vụ Tết.
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) -  Những ngày giáp Tết cổ truyền, các làng nghề đất Kinh kỳ lại tấp nập chuẩn bị những sản vật tinh hoa, đặc sắc của quê hương phục vụ nhu cầu mua sắm Tết của người dân.

Lò gốm đỏ lửa

Làng gốm sứ Bát Tràng thuộc xã Bát Tràng, huyện Gia Lâm, cách nội thành Hà Nội hơn 10km. Làng gốm được hình thành từ thời Lý, sản xuất theo lối thủ công, thể hiện rõ rệt tài năng sáng tạo của người thợ lưu truyền qua nhiều thế hệ, đã khẳng định được thương hiệu và được nhiều nước trên thế giới ưa chuộng.

Những ngày giáp Tết cổ truyền, khách tới tham quan mua hàng không chỉ đến từ trung tâm nội đô mà còn tới từ nhiều tỉnh, thành. Bà Thu Minh, 65 tuổi (Đống Đa, Hà Nội) cho hay: “Năm nay là năm Quý Mão, tôi cùng bạn đồng nghiệp sang làng nghề ngàn năm tuổi để mua những chú mèo “madein Bát Tràng” làm quà tặng cho nhân viên cơ quan nhân dịp năm mới”.

Các nghệ nhân làng gốm Bát Tràng đặc biệt kỳ công tạo nên những chú mèo ngộ nghĩnh. Trong lò gốm nghệ nhân Đ.Anh, cơ man mèo gốm được xếp đầy trên các giá treo hay bày la liệt tại nền nhà. Lò mèo gốm có rất nhiều chủng loại. Mỗi sản phẩm mèo gốm có giá từ 40 nghìn - 800 nghìn tùy loại, kích cỡ.

Nhu cầu tiêu thụ mèo gốm cao. Trung bình mỗi ngày, mỗi lò gốm tiêu thụ 1.500 - 2.000 con. Làm đến đâu, khách mua buôn, khách lẻ mua hết đến đó. Lò gốm anh Đ.Anh và các lò gốm khác như: N.Ánh, T.Hương… phải thuê thêm người làm. Khách đông tới mức không kịp có thời giờ để ăn trưa, vì thế ai ngơi tay lúc nào thì tranh thủ ăn lúc đó.

Mỗi chú mèo gốm đều có khuôn mặt, hình dáng khác nhau nhưng đều toát lên vẻ đáng yêu. Đặc biệt, mèo dát vàng cũng được nhiều người lựa chọn. Những chú mèo dát vàng được sản xuất tỉ mẩn đòi hỏi thời gian, công sức, tay nghề cao nên không thể sản xuất đại trà. Giá mèo vàng khá đắt khoảng một vài triệu, thậm chí vài chục triệu đồng đồng/con tùy kích cỡ.

Con đường làng Bát Tràng cận kề Tết âm lịch dường như chật hẹp hơn bởi các ô tô con, ô tô tải loại nhỏ chất hàng đầy ăm ắp nối đuôi nhau ngược xuôi hối hả. Ngoài ra, còn có các ô tô du lịch chuyên chở những vị khách phương xa. Theo ước tính, mỗi ngày vào xuân làng nghề Bát Tràng đón khoảng 200 - 400 khách tham quan, mua sắm.

Bếp luộc bánh chưng bập bùng

Cũng tất bật không kém là làng bánh chưng Tranh Khúc xã Duyên Hà, huyện Thanh Trì, Hà Nội. Bánh chưng vốn là một món ăn truyền thống của người Việt nhất là mỗi dịp Tết đến, xuân về. Chính vì thế, gói bánh chưng đã trở thành nghề mưu sinh khấm khá của nhiều gia đình làng Tranh Khúc, nơi nức tiếng với những chiếc bánh chưng vuông vức, dẻo thơm, đi khắp muôn nơi.

Hơn 1 thế kỷ gắn với lá dong, gạo nếp, người dân nơi đây đã nằm lòng bí quyết để cho ra những chiếc bánh chưng thơm ngon bậc nhất. Những nghệ nhân gói bánh chưng lâu đời ở Tranh Khúc cho biết, để có những chiếc bánh chưng ngon như vậy không phải là điều dễ dàng, bánh phải làm từ những nguyên liệu được lựa chọn một cách tỉ mỉ. Lá dong nhập từ Tràng Cát (Hà Nội), nếu không đáp ứng được thì nhập thêm ở những nơi khác như Thanh Hóa, Nghệ An, Lào Cai, Yên Bái, Hà Giang. Lạt buộc bánh được lựa chọn từ vùng núi Lương Sơn - Hòa Bình, còn gạo nấu bánh thường có rất nhiều loại, có thể là gạo Bắc Ninh hoặc nếp Thái nhưng ngon nhất vẫn là loại nếp cái hoa vàng ở vùng Hải Hậu - Nam Định. Đậu xanh chọn loại ngon, dẻo. Sử dụng đậu vỡ sẵn, hoặc loại đậu hạt tiêu, sẫm màu, ngon và thơm ngậy hơn loại đậu mỡ hạt to, lại bở và dẻo. Ngoài ra, nhân đỗ xanh phải là loại còn tươi, hạt to đều và thơm, được mua từ Hưng Yên, Hà Nam.

Người người, nhà nhà hối hả với việc rửa, cắt lá dong, làm nhân, gói và luộc bánh chưng trên những bếp lửa bập bùng. Đặc biệt, người thợ gói chỉ gói bằng tay mà không dùng khuôn, chỉ trong khoảng 30 - 40 giây là có thể gói xong một chiếc bánh chưng. Bánh luộc trong khoảng 9 tiếng. Khi vớt bánh, rửa qua nước lạnh cho bánh sạch, lá không bị khô, nhàu lá. Rồi dùng một tấm phên chèn để nước trong vỏ bánh chảy hết ra ngoài khi bánh vẫn còn đang mềm, như vậy bánh sẽ nở đều, các góc chặt, vuông.

Theo các cụ cao niên trong làng cho biết, để có chiếc bánh chưng có màu xanh tươi như lá phải có có bí quyết nhà nghề. Đó là lấy nước lá riềng trộn với gạo, luộc lên bánh chưng sẽ xanh mướt, rền. Hơn nữa, trong lúc luộc phải thêm nước đúng lúc, cách một tiếng cho một lần bánh mới không bị nhão.

Làng làm bánh chưng thôn Tranh Khúc được TP Hà Nội công nhận là làng nghề truyền thống từ năm 2011. Hiện nay, làng có 215 hộ sản xuất bánh chưng với số lao động tham gia khoảng trên 1.000 người, chiếm 70% lao động của làng. Mỗi năm, làng nghề sản xuất và cung cấp cho thị trường hơn 20 nghìn chiếc bánh, sản lượng bánh tăng 8 - 10 lần so với ngày thường. Làng nghề bánh chưng Tranh Khúc cũng đã được Cục Sở hữu trí tuệ công nhận nhãn hiệu tập thể và có hệ thống mã vạch riêng do Hợp tác xã Tranh Khúc quản lý. Bên cạnh các loại bánh chưng truyền thống, làng Tranh Khúc còn có bánh chưng gấc, bánh chưng cốm...

Đọc thêm

Chuyện của những người thầy đặc biệt

Học sinh Trường Giáo dưỡng số 4. (Ảnh: K.O)
(PLVN) - Họ là những thầy cô đã từng dạy học phổ thông, rồi cơ duyên vào trường giáo dưỡng, nơi những học trò đã từng là “tội phạm nhí”. Và họ đã dạy dỗ học sinh của mình bằng chính sự yêu thương, tận tụy, kiên nhẫn để mỗi ngày, gần hơn, uốn các em về phía mặt trời, những thiện lành bình dị trong cuộc đời. Đó là những thầy cô trường giáo dưỡng được tuyên dương trong Chương trình Chia sẻ cùng thầy cô dịp 20/11 năm nay…

Những người thầy 'thắp lửa' ước mơ nơi phên dậu Tổ quốc

Cô Vương Thanh Hường và học trò của mình. (Ảnh: NVCC)
(PLVN) - Ngày họ đến những điểm trường cheo leo miền biên viễn núi cao, vực sâu ở tuổi 20, dù rất sợ nhưng họ đã không chùn bước. “Đã không ít lần, cô phải mặc áo mưa, đội mũ bảo hiểm trong căn phòng cấp 4 tranh tre tạm bợ, vì sợ gió lớn cuốn sập. Những đêm mưa gió ấy, nỗi sợ hãi chỉ vơi đi khi mỗi sáng cô nhìn thấy ánh mắt háo hức của các em học sinh, để cô vượt qua khó khăn, tiếp tục cống hiến” …

Thầy cô giáo thời kỳ 4.0: Vượt qua thách thức, nắm bắt cơ hội

Một buổi học về tình cảm cha con, học sinh được xem phim về bố trong lớp học của cô giáo Nguyễn Thị Thủy Tiên. (Nguồn: NVCC).
(PLVN) - Bước vào thời đại công nghệ phát triển, học sinh không còn thụ động tiếp thu kiến thức từ các thầy, cô giáo ở trên lớp. Giờ đây, mỗi bài giảng của giáo viên cần sự đầu tư về cả kiến thức, công nghệ, vốn hiểu biết xã hội để đem đến cho các em những bài học hấp dẫn nhất. Đây vừa là một thách thức, vừa là cơ hội cho giáo viên tiếp tục học hỏi, thay đổi vì một nền giáo dục hiện đại.

Đừng 'bán' sức khỏe vì thịt rừng

Thông điệp bảo vệ động vật hoang dã của ENV được lan tỏa rộng rãi tới người dân trên toàn quốc nhờ hệ thống màn hình của Focus Media. (Ảnh trong bài: Choice và ENV)
(PLVN) - Việt Nam được đánh giá là một trong những “điểm nóng” trung chuyển và tiêu thụ thịt rừng cùng các sản phẩm từ động vật hoang dã khác. Theo chuyên gia của Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên tại Việt Nam (WWF Việt Nam), có đến 4.000 tấn thịt rừng được buôn bán bất hợp pháp qua thị trường Việt Nam. Để thay đổi nhận thức và hành vi tiêu thụ thịt rừng qua việc mang đến nhiều góc nhìn mới để phản bác quan niệm lạc hậu cho rằng “thịt rừng sạch sẽ, thể hiện đẳng cấp hay bổ dưỡng cho sức khỏe”, nhiều chiến dịch truyền thông đã được tiến hành.

Lớp học đặc biệt của các cô giáo U80

Bà Nguyễn Thị Hồng Hạnh (tạp dề vàng) cùng các học viên. (Ảnh: NVCC)
(PLVN) - Ở độ tuổi U80, khi nhiều cụ ông, cụ bà đang tận hưởng những năm tháng an nhàn của tuổi già, thì vẫn có những người tiếp tục cống hiến hết mình cho sự nghiệp dạy học. Dù là lớp học làm bánh hay lớp học “xoá mù chữ”, điểm chung của những lớp học này là hoàn toàn miễn phí và được khởi nguồn từ tấm lòng nhân ái, tận tụy của các cô giáo đã bước qua tuổi xế chiều.

Tâm lý học đường - Chuyện không của riêng ai

Tình trạng bạo lực học đường gia tăng khiến học sinh cảm thấy lo âu. (Ảnh minh họa)
(PLVN) - Tâm lý học đường không chỉ là vấn đề của riêng học sinh, mà còn là trách nhiệm của cả gia đình, nhà trường và xã hội. Khi học sinh được chăm sóc và hỗ trợ tốt về tinh thần, các em sẽ có cơ hội phát triển toàn diện, đóng góp cho cộng đồng và trở thành những công dân có ích trong tương lai.

TIN BUỒN

TIN BUỒN
(PLVN) - Đảng ủy, Ban Biên tập, Công đoàn Báo Pháp luật Việt Nam và gia đình thương tiếc báo tin:

'Chia sẻ cùng thầy cô' - Tôn vinh những hy sinh thầm lặng

Đại úy Nguyễn Đình Thông giảng dạy các em nhỏ ở lớp học tình thương. (Ảnh: NVCC)
(PLVN) - Tối 15/11 tại Hà Nội đã diễn ra Lễ tuyên dương 60 nhà giáo tiêu biểu trong chương trình “Chia sẻ cùng thầy cô” năm 2024. Chương trình nhằm ghi nhận những cống hiến bền bỉ, không ngừng nghỉ của đội ngũ thầy, cô giáo, những người đã dành nhiều thời gian, công sức và tâm huyết vượt qua nhiều khó khăn, gian khổ, đóng góp cho sự nghiệp giáo dục và bồi dưỡng thế hệ trẻ.

Dự án sân bay Long Thành: Đề xuất dùng nguồn tiết kiệm làm đường cất hạ cánh thứ 2

Dự án sân bay Long Thành đang được xây dựng. (Ảnh: Thiên Phúc)
(PLVN) - Ngày 15/11, TCty Cảng hàng không Việt Nam (ACV) cho biết đã đề xuất dùng tiền tiết kiệm từ chi phí dự phòng và đấu thầu để xây dựng đường cất hạ cánh thứ 2 của Cảng hàng không quốc tế Long Thành. ACV cho rằng nguồn tiết kiệm trong quá trình thực hiện dự án thành phần 3 của dự án góp phần quan trọng trong việc đầu tư đường cất hạ cánh thứ 2 sân bay Long Thành giai đoạn 1.