Làng 'chữa bách bệnh' dưới chân núi Tản

Nghề làm thuốc đã mang lại nhiều thay đổi cho cuộc sống người Dao tại Yên Sơn (Ba Vì)
Nghề làm thuốc đã mang lại nhiều thay đổi cho cuộc sống người Dao tại Yên Sơn (Ba Vì)
(PLVN) - Dưới chân núi Tản Lĩnh, có một ngôi làng thuốc Nam chữa bách bệnh nổi tiếng của mạn Sơn Tây, Hà Nội… đó là thôn Yên Sơn. Những ngôi nhà của người Dao nằm chênh vênh trên những sườn núi dải nhựa mới cùng với nghề thuốc bí truyền nổi tiếng “chữa bách bệnh”. Chính  nghề thuốc Nam truyền thống đã giúp cuộc sống người Dao tại Yên Sơn thay da đổi thịt từng ngày.

Làng thuốc cổ chữa bách bệnh

Cách trung tâm Hà Nội hơn 70km về phía Bắc, làng thuốc Nam Yên Sơn ( xã Ba Vì, Sơn Tây, Hà Nội) nằm cheo leo trên những vách núi Tản Lĩnh, thuộc quần thể Vườn Quốc gia Ba Vì. Gọi là “làng chữa bách bệnh” vì nơi đây vốn là vùng thuốc Nam có tiếng của đồng bào Dao, chưa kể là làng có nhiều thầy lang giỏi nổi tiếng trong và ngoài Hà Nội. Người ta vẫn truyền tai nhau về Yên Sơn mua thuốc chữa bệnh có tác dụng rất tốt. 

Người Dao ở cả ba thôn của xã Ba Vì đều thuộc dòng Dao quần chẹt, ở phía Tây dãy Tản Viên Sơn. Trước đây, cộng đồng dân tộc Dao chỉ quen với việc du canh du cư trên khu vực núi cao Tản Lĩnh. Sau cuộc vận động hạ sơn vào năm 1968, đặc biệt từ khi thành lập Khu bảo tồn Vườn Quốc gia Ba Vì năm 1991, người Dao Yên Sơn di chuyển định cư dưới chân núi. Vốn có gốc làm thuốc, ban đầu phục vụ việc chữa bệnh cho cộng đồng người Dao trong vùng. Đến nay, nhờ hạ sơn và các thay đổi của xã hội, họ thức thời hơn, chuyển mình sang phát triển nghề thuốc để tăng thu nhập. 

Trưởng thôn Yên Sơn, bà Lê Thị Lân cho biết: “Toàn thôn có hơn 80% hộ gia đình làm thuốc Nam. Các loại thuốc được sản xuất rất đa dạng, chữa được bách bệnh từ đau ốm vặt, đau răng đến các bệnh nan y, nam khoa khó chữa như vô sinh, hiếm muộn…”.

Thuốc Nam Yên Sơn vốn nổi tiếng khắp các vùng Hà Nội, Phú Thọ, Sơn La, Hải Dương… Có một nét lạ ở đất Yên Sơn đó là người ta chỉ thấy toàn phụ nữ làm thầy thuốc, rất hiếm khi có người nào là nam giới theo nghề. Theo lương y Triệu Thị Thanh, việc bốc thuốc ở đây chủ yếu là việc của phụ nữ, đàn ông phụ nấu thuốc và đi kiếm thuốc trên núi cao. 

Anh Vũ Đức Mạnh (Hai Bà Trưng – Hà Nội) cho biết anh rất tin tưởng thuốc tại Yên Sơn. Anh hay lên mua cao, thuốc mát gan hay thuốc bổ cho mọi người trong gia đình uống. Vì vậy, anh thường cất công đi về đây mua thuốc cho chuẩn nhất để về sử dụng hoặc biếu tặng bạn bè, họ hàng. 

 

“Phất” lên nhờ nghề thuốc

Nhờ sự phát triển “chóng mặt” của làng nghề làm thuốc Nam Yên Sơn, chỉ sau 3 năm bộ mặt kinh tế nơi đây đã thay đổi. Làng từ 150 hộ nghèo, hiện tại chỉ còn khoảng 40 hộ nghèo và sắp tới số lượng đó sẽ tiếp tục giảm. Con đường lầy lội xưa kia cũng được thay bằng hệ thống đường nhựa bê tông hóa. Những ngôi nhà “tiền tỷ” như biệt thự mọc lên len lỏi trong những rặng dài cây rừng. 

Dòng người đổ về mua thuốc Nam người Dao Yên Sơn ngày một đông. Nhiều hộ gia đình kết nối được nhiều mối buôn bán lớn ở nhiều tỉnh thành như Hà Nội, Nam Định, Hà Nam... Không chỉ mở rộng thị trường trong nước, nhiều hộ đã xuất được thuốc sang nước ngoài như Trung Quốc, Nhật Bản... Còn chị em người Dao thức thời hơn trong việc quảng bá các sản phẩm thuốc khi không chỉ đem đi các hội chợ mà còn quảng cáo trên facebook, zalo…

Những năm gần đây, nhiều hộ gia đình tại Yên Sơn đã “phất” lên nhanh chóng nhờ làm và kinh doanh thuốc Nam. Họ bắt đầu kết nối với những đại lý dưới xuôi, tìm nguồn xuất đi nước ngoài để tăng thêm thu nhập. Nhiều người xây được nhà tiền tỷ, mua ô tô sang, cho con đi du học nhờ làm thuốc, bán thuốc Nam. Quả thực, thuốc đã thay đổi cả một làng bản!

Dừng chân tại một cơ sở làm thuốc khá quy mô tại Yên Sơn, ngay chân dốc xóm 1, khu xưởng nấu cao rộng 50m2, có 8 nồi nấu cao dược hoạt động 24/24. Có đến 8 nồi cao được chất củi liên tục, theo chủ cơ sở này phải 4 người túc trực liên tục. Mỗi mẻ thuốc lấy về được nấu trong 20 ngày, cho ra thành phẩm là 1 tạ cao thuốc Nam với đủ loại thảo dược để chữa bệnh, tăng cường sức khỏe. Mỗi tháng xưởng sản xuất được 1.5 tạ cao, thu nhập khoảng 300 triệu có tháng cao điểm thì thu nhập hơn. Hiện tại, chủ cơ sở này đã xây được cơ ngơi gần 2 tỷ nhờ làm thuốc và buôn bán các sản phẩm thuốc Nam. 

Vừa trông các nồi cao còn nóng, bà Lý (một người làm tại xưởng) cho biết: “Mẻ cao này đã có người đặt rồi. Giờ chỉ nấu và chế biến ra thành phẩm cho khách. Khách ở tận TP Hồ Chí Minh mua về để buôn”. Công việc tuy vất vả nhưng đem lại thu nhập đáng kể cho bà, hơn việc làm nương rẫy hay làm thuê tự do dưới Hà Nội.

Việc làm thuốc Nam đã giúp nhiều gia đình mang thu nhập "khủng"
Việc làm thuốc Nam đã giúp nhiều gia đình mang thu nhập "khủng"

Nguy cơ cạn kiệt thuốc quý

Hàng trăm năm nay người Dao ở Ba Vì đã tận dụng nguồn thuốc quý với hơn 280 loại trên khu vực núi Tản Lĩnh để chế biến. Trước đây, khi làng nghề còn sản xuất manh mún thì nguồn thuốc tại chỗ vẫn đủ để phục vụ nhu cầu làm thuốc của các hộ người Dao. Tuy nhiên, cuộc sống đổi thay từng ngày, dưới tác động mạnh mẽ của “cơn lốc” cơ chế thị trường, việc sản xuất thuốc Nam của người Dao ở Ba Vì cũng bị cuốn theo. Nguồn thuốc trên núi Tản Lĩnh, khu Ba Vì đang dần cạn kiệt vì sức ép khai thác chóng mặt. 

Bà Triệu Thị Lý (một chủ sản xuất tại Yên Sơn) cho biết: “Chúng tôi bắt đầu  phải đi những vùng xa hơn như Phú Thọ, Yên Bái để kiếm thuốc. Bắt đầu đi rừng từ sáng sớm và trở về khi tối muộn, đợt nào nhiều thì vài ba ngày, mỗi lần khoảng vài tạ thảo dược để về chế biến. Nhưng rồi cũng phải lo vì nguồn thuốc  đang cạn kiệt từng ngày”. 

Hợp tác xã Dịch vụ thuốc Nam dân tộc Dao Ba Vì được thành lập nhằm khai thác và bảo tồn có hiệu quả nhiều loài thuốc quý. Mặt khác, giúp người dân kết nối thương mại, phát triển kinh tế và phát huy tối đa nghề truyền thống. Những năm qua, nhiều hộ dân ở đây đã xây dựng được vườn thuốc Nam tại gia đình. 

Tuy nhiên, theo bà Lê Thị Lân cho biết: “Việc trồng cây thuốc vẫn chưa đạt nhiều hiệu quả, vì chủ yếu là trồng các cây thuốc phổ thông. Mặt khác, khu vực trồng thuốc chưa phù hợp với tính chất của các cây thuốc và kĩ thuật canh tác chưa cao nên chưa đạt nhiều hiệu quả. Việc lấy nguyên liệu vẫn chủ yếu phụ thuộc vào nguồn thuốc tự nhiên trên núi”.

Các sản phẩm thuốc nơi đây nổi tiếng khắp trong Nam ngoài Bắc
Các sản phẩm thuốc nơi đây nổi tiếng khắp trong Nam ngoài Bắc

Mặt khác, cả Yên Sơn người dân đều sống ở độ cao trung bình 400m, diện tích canh tác mỗi hộ cũng khá hạn chế. Ngoài việc điều kiện canh tác ít ỏi thì người dân nơi đây cũng không có nghề phụ. Họ đành tận dụng nghề thuốc lưu truyền từ cha ông truyền lại và phụ thuộc chủ yếu vào nguồn nguyên liệu trên núi Tản để bốc thuốc. Người Dao coi đó là cái nghiệp mưu sinh. Dù trong họ vẫn còn nhiều trăn trở về tương lai, về số phận nguồn thuốc đang ngày cạn kiệt, nhưng họ vẫn cố gắng giữ nghề và cách tốt nhất phát triển bền vững. 

Trước khó khăn, trăn trở của đồng bào Dao về nghề thuốc Nam, hy vọng của họ vẫn được hỗ trợ từ những các cấp, các ngành, doanh nghiệp và chính quyền địa phương để có những hướng phát triển phù hợp. Một mặt giúp họ phát huy thế mạnh nghề quý, vừa tạo kế sinh nhai bền vững. Đồng thời, có những phương hướng giữ gìn nguồn thuốc quý hoặc có cách giải quyết vấn đề sản xuất tại gia đình để tự cung cấp nguyên liệu sản xuất.

Đọc thêm

Lửa nhiệt huyết chưa bao giờ nguội ở chuyên gia chẩn đoán hình ảnh với hơn 40 năm cống hiến

 PGS.TS.BSCC Nguyễn Quốc Dũng luôn hết mình vì chuyên môn và vì sức khỏe người dân. (Ảnh trong bài: NVCC)
(PLVN) - Hơn 4 thập kỷ cống hiến trong ngành Y, trải qua nhiều vai trò khác nhau, vị chuyên gia ấy vẫn luôn cháy lửa nghề. Đến nay, khi tuổi đã ngoài 60, ông luôn nỗ lực làm mới bản thân trước guồng quay công nghệ nhằm áp dụng những kỹ thuật tiên tiến nhất vào công tác khám, chữa bệnh phục vụ người dân.

Thủ tướng chỉ đạo tăng cường công tác phòng bệnh sởi

Bệnh sởi là bệnh truyền nhiễm lây lan qua đường hô hấp, đã từng xảy ra những đợt dịch lớn; hiện chưa có thuốc điều trị đặc hiệu.
(PLVN) - Trong những tháng gần đây, bệnh sởi có xu hướng gia tăng tại một số địa phương. Để chủ động kiểm soát, ngăn ngừa, không để bệnh sởi lây lan, bùng phát trên diện rộng, ngày 14/11, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã ký ban hành công điện yêu cầu các bộ, cơ quan liên quan và các địa phương tăng cường công tác phòng, chống bệnh sởi.

Điều chỉnh giá khám, chữa bệnh theo mức lương cơ sở

Ảnh minh hoạ: Ngọc Nga
(PLVN) - Đến nay Bộ Y tế đã phê duyệt giá khám chữa bệnh 15 bệnh viện theo mức lương cơ sở. Bộ này đánh giá, khi điều chỉnh giá khám bệnh, chữa bệnh theo yếu tố tiền lương từ mức lương cơ sở 1,8 triệu lên 2,34 triệu đồng, phần đồng chi trả (ở mức 20% và 5%) tăng thêm không nhiều.

Kiểm soát chặt chẽ chất lượng bữa ăn học đường

Cần sự phối hợp từ phía nhà trường, gia đình và cả xã hội trong việc đảm bảo chất lượng bữa ăn bán trú cho học sinh. (Ảnh minh họa: SKĐS)
(PLVN) -  Thời gian qua, vấn đề chất lượng bữa ăn bán trú cho học sinh đã trở thành mối lo ngại ở nhiều trường học tại các thành phố lớn, đặc biệt là TP Hồ Chí Minh. Điều này khiến phụ huynh vô cùng bất an và để lại hệ lụy không nhỏ cho sức khỏe của học sinh.

Tăng thuế thuốc lá để giảm thiệt hại 108.000 tỷ đồng mỗi năm

Bà Phan Thị Hải- Phó Giám đốc phụ trách Quỹ Phòng chống tác hại của thuốc lá phát biểu tại hội thảo (Ảnh: BTC)

(PLVN) - Theo ThS Phan Thị Hải - Phó Giám đốc phụ trách Quỹ Phòng chống tác hại của thuốc lá Việt Nam, mỗi năm thuốc lá gây tổn thất khoảng 108.000 tỷ đồng chi phí khám chữa bệnh. Việc tăng thuế sẽ làm giảm đáng kể việc tiếp cận thuốc lá, cũng làm giảm tỷ lệ tử vong và tổn thất sức khỏe...

Mắc uốn ván từ khoang miệng

Bệnh nhân mắc uốn ván từ khoang miệng. Ảnh: Thanh Thanh
(PLVN) - 10 ngày trước khi phát bệnh, bệnh nhân L.V.S (nam, 40 tuổi ở Hải Dương) bắt đầu có triệu chứng đau họng nhưng không sốt. Sau 6 ngày dùng thuốc bệnh nhân bắt đầu khó há miệng, khó nói và ăn uống kém. Tại bệnh viện, các bác sĩ chẩn đoán ông S. mắc uốn ván.