Làm sao để thượng tôn pháp luật?

Chương trình bình chọn tôn vinh “Gương sáng Pháp luật” của Báo Pháp luật Việt Nam- Một Chương trình hướng đến việc nâng cao ý thức thượng tôn Hiến pháp và pháp luật trong xã hội.
Chương trình bình chọn tôn vinh “Gương sáng Pháp luật” của Báo Pháp luật Việt Nam- Một Chương trình hướng đến việc nâng cao ý thức thượng tôn Hiến pháp và pháp luật trong xã hội.
(PLVN) -  Xây dựng pháp luật là yêu cầu tất yếu của Nhà nước, chấp hành pháp luật là ý thức, trách nhiệm của công dân. Việc thượng tôn pháp luật có vị trí, vai trò rất quan trọng, có ý nghĩa quyết định đến thắng lợi của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Đặc biệt, trong xu thế hội nhập hiện nay, việc giáo dục nâng cao ý thức pháp luật, chấp hành pháp luật không chỉ là yêu cầu mà còn là trách nhiệm của mọi công dân. Đó là tinh thần “thượng tôn pháp luật” - thước đo trình độ phản ánh trình độ dân trí và là cơ sở để “xóa bỏ” tội phạm trong xã hội.

Không “ngồi” trên luật

Theo Luật sư Lê Hiếu – Giám đốc Công ty Luật TNHH Hiếu Hùng (Đoàn Luật sư TP Hà Nội) cho biết: “Thượng tôn pháp luật” là cách sử dụng từ Hán Việt, mà khi được diễn đạt thuần túy theo từ ngữ tiếng Việt thì có nghĩa là “pháp luật là trên hết” và nếu diễn đạt theo thuật ngữ trong ngành luật học thì là “sự nghiêm minh của pháp luật”.

“Thượng tôn pháp luật” hàm ý là tất cả mọi thành phần trong xã hội của một quốc gia, lãnh thổ phải tôn trọng và chấp hành triệt để luật pháp của quốc gia, lãnh thổ đó. Một khi luật pháp đã được ban hành thì toàn xã hội phải lấy nó làm chuẩn mực để hành xử theo cho phù hợp, không phân biệt thành phần, địa vị xã hội, không một ai có quyền “ngồi” trên pháp luật.

Bên cạnh đó, “Thượng tôn pháp luật” hay “pháp quyền” chỉ mối quan hệ giữa Nhà nước và pháp luật. Theo đó, mặc dù pháp luật do các cơ quan nhà nước đặt ra song nó phải giữ vai trò thượng tôn đối với Nhà nước và các cơ quan nhà nước. Trong Nhà nước không có sự thượng tôn pháp luật thì tất yếu không có Nhà nước pháp quyền, Luật sư Hiếu nhấn mạnh.

Ở nước ta, với mục tiêu xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, pháp luật vì thế ngày càng được đảm bảo thực thi, người dân có một cái nhìn tổng quan và chính xác về pháp luật, để từ đó, chấp hành, tuân thủ và thực hiện pháp luật một cách tự giác, chủ động và nghiêm chỉnh.

Giám đốc Công ty Luật TNHH Hiếu Hùng dẫn chứng, việc thực hiện Luật Nghĩa vụ quân sự của công dân Việt Nam. Theo đó, công dân Việt Nam khi đáp ứng đủ các điều kiện quy định trong Luật đều có thái độ chấp hành nghiêm túc, trách nhiệm đầy đủ trong việc thực hiện nghĩa vụ quân sự. Từ đó tạo nên một hệ thống quân đội kỉ cương, vững mạnh để bảo vệ Tổ quốc Việt Nam trong mọi tình huống, mọi hoàn cảnh.

Bên cạnh đó, nhiều vụ tham nhũng của các cán bộ công chức nhà nước như tham nhũng liên quan đến đất đai, tiền đóng góp của nhân dân... đã bị người dân khiếu nại, tố cáo. Nhân dân ủng hộ nhiệt tình với các chủ trương của Chính phủ trong việc giải quyết dứt khoát, không tránh né dù đối tượng có cương vị, trọng trách cao đến đâu, cũng có nghĩa rằng nhu cầu công bằng xã hội được dư luận xã hội quan tâm, tán thành, ủng hộ, không chỉ đem lại quyền lợi cho người dân mà thể hiện tính dân chủ của Nhà nước. Điều này cũng cho thấy nhận thức về pháp luật của người dân đang được củng cố và nâng cao.

Cũng theo Luật sư Hiếu, bên cạnh những mặt tích cực trong thực tiễn thượng tôn pháp luật ở nước ta hiện nay thì trong thực tế vẫn còn tồn tại một số hạn chế, bất cập trong quá trình thực hiện pháp luật. Mặc dù có sự chỉ đạo của các cơ quan chức năng có thẩm quyền, đường lối chính trị đúng đắn của Nhà nước. Tuy nhiên, trong xã hội vẫn tồn tại một bộ phận không nhỏ các cá nhân, tập thể cố ý làm trái các quy định pháp luật. Điều này cho thấy ý thức pháp luật của những bộ phận này chưa cao, kém hiểu biết và ảnh hưởng xấu tới sự ổn định và trật tự xã hội.

Luật sư Lê Hiếu – Giám đốc Công ty Luật TNHH Hiếu Hùng.

Luật sư Lê Hiếu – Giám đốc Công ty Luật TNHH Hiếu Hùng.

Giải pháp là gì?

Để đảm bảo pháp luật được thực thi, tinh thần thượng tôn pháp luật được nâng cao, Luật sư Hiếu đã đưa ra một số giải pháp cụ thể.

Theo đó, cần đẩy mạnh triển khai thực hiện Ngày pháp luật Việt Nam (9/11) nhằm khẳng định sự tôn vinh các giá trị, vai trò đặc biệt quan trọng của Hiến pháp, pháp luật trong đời sống xã hội và sự phát triển của quốc gia, đánh dấu bước phát triển của dân tộc. Qua đó, làm cho ý thức thượng tôn pháp luật thực sự thấm sâu vào đời sống, vào hành vi, hoạt động của mọi công dân, của cơ quan, tổ chức và toàn xã hội.

Mặt khác, để pháp luật thật sự đi sâu vào cuộc sống, tôn vinh tinh thần thượng tôn pháp luật, làm cho ngày pháp luật ngày càng sinh động, thiết thực. Các cấp chính quyền, các bộ, ban, ngành, các tổ chức quần chúng cần tích cực tăng cường các hoạt động tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật nhằm nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của cán bộ, nhân dân. Làm cho pháp luật thật sự được lan tỏa sâu rộng, nhân dân đồng tình ủng hộ, tích cực hưởng ứng mạnh mẽ, hiểu pháp luật để “sống, làm việc theo Hiến pháp và pháp luật”, đưa pháp luật vào cuộc sống và bắt kịp với sự phát triển tích cực của xã hội. Góp phần xây dựng và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.

Cũng theo Luật sư này, để mỗi người dân tuân thủ pháp luật, chấp hành pháp luật thì trước tiên mỗi người cần phải có đủ kiến thức, hiểu biết về pháp luật. Vì vậy, công tác bồi dưỡng, giáo dục, tuyên truyền pháp luật trong mọi tầng lớp nhân dân là hết sức quan trọng. Đồng thời, cần kết hợp phổ biến, giáo dục pháp luật với hướng dẫn áp dụng pháp luật, trợ giúp pháp lý, tư vấn pháp luật.

“Ý thức pháp luật của người dân được hình thành từ hai yếu tố, đó là tri thức pháp luật và tình cảm pháp luật. Ý thức tự giác chấp hành pháp luật của nhân dân chỉ có thể được nâng cao khi công tác phổ biến pháp luật cho nhân dân được tiến hành thường xuyên, kịp thời và có tính thuyết phục” - Luật sư Hiếu nhấn mạnh.

Bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Đọc thêm

Đà Nẵng sẽ xây dựng 5 đảo nổi nhân tạo, hướng đến hình thành Trung tâm tài chính quốc tế

Đà Nẵng sẽ xây dựng 5 đảo nổi nhân tạo, hướng đến hình thành Trung tâm tài chính quốc tế
(PLVN) - Ngày 25/4, tại buổi tiếp xúc cử tri các quận Hải Châu, Thanh Khê và Liên Chiểu, Bí thư Thành ủy Đà Nẵng Nguyễn Văn Quảng cho biết, thành phố đang nghiên cứu một đề án chiến lược nhằm xây dựng khu đô thị nổi trên vịnh Đà Nẵng, với trọng tâm là hình thành tổ hợp trung tâm tài chính, thương mại – dịch vụ quy mô quốc tế.

Những nhà sư “giữ lửa” trong Văn hóa Khmer tại Bạc Liêu

Hòa thượng Dương Quân giới thiệu với du khách thập phương về dàn nhạc ngũ âm tại chùa Xiêm Cán.

(PLVN) - Nói đến những nhà sư luôn gìn giữ bản sắc dân tộc Khmer ở Bạc Liêu thì không thể không nhắc đến Hòa thượng Hữu Hinh - vị sư 40 năm “cõng chữ” lên phum sóc; Hòa thượng Tăng Sa Vong,Trụ trì chùa Cái Giá Chót, người đã dành nhiều thời gian nghiên cứu về tư tưởng của Bác Hồ đối với công tác tôn giáo và dân tộc hay Hòa thượng Dương Quân,Trụ trì chùa Xiêm Cán, người dành nhiều công sức bảo tồn các điệu múa Khmer. 

Khánh Hòa dẫn đầu cả nước về xử lý sai lệch dữ liệu hộ tịch điện tử với cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư

Khánh Hòa dẫn đầu cả nước về xử lý sai lệch dữ liệu hộ tịch điện tử với cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư
(PLVN) -  Sở Tư pháp tỉnh Khánh Hòa vừa có công văn khẩn về việc đề nghị Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố trên địa bàn phối hợp thực hiện một số nội dung nhằm tiếp tục triển khai rà soát, xử lý dữ liệu sai lệch đảm bảo hoàn thành đúng chỉ tiêu, tiến độ, đáp ứng việc kết nối, chia sẻ dữ liệu giữa Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử với cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư.

Cục Đăng ký giao dịch bảo đảm và Bồi thường nhà nước: Phát huy tinh thần đoàn kết, hoàn thiện tổ chức bộ máy trong giai đoạn mới

Cục Đăng ký giao dịch bảo đảm và Bồi thường nhà nước: Phát huy tinh thần đoàn kết, hoàn thiện tổ chức bộ máy trong giai đoạn mới
(PLVN) -  Cục Đăng ký giao dịch bảo đảm và Bồi thường nhà nước (ĐKGDBĐ & BTNN), Bộ Tư pháp vừa tổ chức chuỗi hội nghị quan trọng nhằm công bố quyết định thành lập các chi bộ trực thuộc, bổ nhiệm lãnh đạo cấp phòng và tri ân các cán bộ, công chức đã nghỉ hưu hoặc chuyển công tác.

Đoàn công tác của Bộ Tư pháp tới thăm Bộ Tư lệnh vùng 4 Hải quân và Chi Đội kiểm ngư số 4

Thứ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Thanh Tịnh và đoàn công tác tới thăm Bộ Tư lệnh Vùng 4 Hải quân.
(PLVN) - Chiều nay (24/4) Đoàn công tác của Bộ Tư pháp do ông Nguyễn Thanh Tịnh, Phó Bí thư thường trực Đảng ủy, Thứ trưởng Bộ Tư pháp làm Trưởng đoàn cùng 50 thành viên là đại diện các đơn vị thuộc Bộ, Sở Tư pháp, Cục Thi hành án dân sự đã tới thăm Bộ Tư lệnh vùng 4 Hải quân và Chi Đội kiểm ngư số 4.

Chi cục THADS Đức Hoà (Long An): Chấp hành viên "nghìn án" và vụ cưỡng chế giao tài sản 105 người

Chi cục THADS Đức Hoà nhiều năm liền luôn thụ lý án cao nhất tỉnh Long An
(PLVN) - Năm 2024, Chi cục THADS huyện Đức Hoà thụ lý án đứng đầu tỉnh Long An với 3.531 việc thi hành xong, đạt tỷ lệ 88,85%. Tổng giá trị tiền giải quyết xong hơn 615,4 tỷ đồng, cao hơn năm 2023 trên 311,8 tỷ đồng, đạt tỷ lệ 67,42% trên số việc có điều kiện thi hành. Nhiều vụ việc thi hành án có giá trị lớn, khó thi hành được giải quyết dứt điểm, bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của các tổ chức và công dân theo quy định, góp phần giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn.

Hội Cựu chiến binh Bộ Tư pháp tri ân các "địa chỉ đỏ", thăm lại chiến trường xưa dọc Miền Trung - Tây Nguyên

Đoàn CCB Bộ Tư pháp thực hiện nghi lễ dâng hương hoa, tưởng niệm tại Nghĩa trang Liệt sỹ Quốc gia Trường Sơn. Ảnh: Nguyên Phong
(PLVN) - Nhân kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 – 30/4/2025), Hội Cựu chiến binh (CCB) Bộ Tư pháp đã bắt đầu chuyến hành trình tri ân thăm chiến trường xưa dọc dải đất miền Trung – Tây Nguyên với các “địa chỉ đỏ” đầu tiên là mảnh “đất lửa” Quảng Trị, Huế anh hùng.