Làm mỹ phẩm từ trà sạch, hướng đi mới của Công ty trà Sương Mai

Ông Bùi Huy Hùng, Chủ tịch HĐQT Công ty trà Sương Mai
Ông Bùi Huy Hùng, Chủ tịch HĐQT Công ty trà Sương Mai
(PLVN) - Khi thị trường chè truyền thống đã ổn định, Công ty trà Sương Mai Thái Nguyên bắt đầu chuyển hướng sang sản xuất mỹ phẩm từ chè sạch với những chấp nhận rủi ro khi cơn bão thị trường mỹ phẩm cạnh tranh khốc liệt. Nhưng nói như lời Chủ tịch HĐQT Bùi Huy Hùng thì mọi sự mới là khởi đầu, và chưa thử nghiệm sao biết thành hay bại.

Nỗ lực “đi qua thời gian khó”

Chủ tịch HĐQT Bùi Huy Hùng tiếp tôi bên ấm trà Sương Mai kê ngay bên hè một con phố nhỏ của Hà Nội, nơi Công ty Trà Sương Mai đặt trụ sở. Cơn mưa rào bất chợt của Hà Nội không ngăn nổi bước những khách quen đến thưởng thức trà nơi đây. Câu chuyện về chè với Hùng cứ dài bất tận, giống như con người trẻ tuổi này sinh ra là để gắn bó với chè, với vùng đất chè Thái Nguyên nổi tiếng nơi Hùng sinh ra.

Từ những năm của thập kỷ 70, khi cả gia đình Hùng bắt đầu lên vùng chè Thái Nguyên sinh sống. Vốn là một phụ nữ đảm đang tháo vát, mẹ Hùng đã bắt đầu nuôi các con mình lớn khôn từ việc đi bán chè ở chợ huyện. Ban đầu chỉ là những mẹt chè nhỏ, bán lẻ cho những người nghiền trà, nhưng lâu dần bà bỏ mối bán buôn, với những khách hàng lớn hơn, sản phẩm bán nhiều hơn. Từ chỗ chỉ bán chè, bà bắt đầu nghĩ đến việc sản xuất chè với vùng nguyên liệu sẵn có. Năm 1986 xóa bao cấp, Tổ Hợp tác Trà Tân Cương được thành lập, bà con vùng chè ở nơi gia đình Hùng ở đã kêu gọi nhau vào tổ hợp tác. Nhà này dắt nhà kia, cả vùng chè rộng lớn hình thành. Ban đầu gia đình Hùng chỉ có 1ha để trồng chè, qua thời gian đến nay diện tích này đã gấp 36 lần. 36ha chè không lớn nhưng so với các Công ty tư nhân ở thời điểm này trên địa bàn cũng thuộc dạng tốp đầu.

Bùi Huy Hùng tiếp quản truyền thống gia đình chính thức từ năm 2010, nhưng đó là trên cương vị Chủ tịch HĐQT. Còn với chè, nó dường như đã “ngấm” vào con người này từ khi còn rất nhỏ. Giai đoạn 2011-2012 cũng đúng là lúc thị trường chè đi qua thời kỳ thịnh vượng nhất và bắt đầu khó khăn khi kinh tế thế giới khủng hoảng, thị trường các nước Châu âu không còn nhập trà xanh. Giá chè đi xuống, sản xuất cầm chừng, 4 nhà máy chè lớn ở Thái Nguyên đều phá sản.

Tổ hợp tác Trà Tân Cương tiền thân của Công ty Trà Sương Mai cũng vậy Trước đây thời kỳ đỉnh cao, mỗi năm Công ty xuất 350 tấn chè giờ con số chỉ còn lại chưa đầy 1/5. Giá chè rớt thê thảm khiến người lao động phải bỏ việc, cả vùng chè chỉ còn loáng thoáng mầu xanh. Lúc bấy giờ nhiều người khuyên Hùng nên chuyển sang ngành nghề kinh doanh khác cho “hợp thời”, đảm bảo có lợi nhuận. Nhưng Hùng thì vẫn kiên định. “Đã là cái nghiệp thì sao bỏ được, với lại chè không chỉ là loại thức uống đơn thuần, nó là đạo Trà Việt, nó còn mang hồn phong cách Việt”, Hùng tâm sự.

Sản phẩm của Công ty Trà Sương Mai
Sản phẩm của Công ty Trà Sương Mai

Trong lúc thị trường chè suy giảm, sản xuất cầm cự thì Công ty Trà Sương Mai do Hùng làm Chủ tịch HĐQT vẫn tiếp tục đầu tư vào dây truyền sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm. Hùng tâm sự, yếu tố quan trọng và duy nhất giữ người dùng chè lựa chọn sản phẩm này mà không phải sản phẩm khác đó chính là chất lượng. Chè do Công ty Sương Mai làm ra luôn đảm bảo yếu tố sạch. Muốn vậy đòi hỏi từ khâu chăm sóc, thu hoạch đến chế biến, tiêu thụ…đều phải tuân theo một quy trình hết sức nghiêm ngặt như nguồn nước, sử dụng phân bón hữu cơ, thuốc hữu cơ. “Nhìn thì đơn giản, nhưng để có một ấm trà đậm đà, khác biệt tạo nên phong cách, hồn cốt của mình là cả một vấn đề khó khăn”, Hùng tâm sự.

Không chỉ đối với những dòng chè cao cấp (có giá thành lên tới vài chục triệu/kg) mà ngay cả dòng chè bình dân 200-300 ngàn/kg bán trong các siêu thị, hoặc xuất khẩu sang một số nước cũng được chè Sương Mai chăm chút, đảm bảo về chất lượng.

“Có những khách hàng cả chục năm nay chỉ uống mỗi một loại chè của Sương Mai, trung thành với chè truyền thống, rất nhiều người đã giới thiệu bạn bè, đối tác cho Sương Mai. Giá thành dòng chè cao cấp của Sương Mai không hề thấp, không phải ai cũng có thể dùng thường xuyên nhưng qua thời gian thì dòng sản phẩm này đã tiêu thụ ổn định, giống như người ta vẫn nói “đáng đồng tiền bát gạo” bỏ ra. Nhiều người mua trà Sương Mai đem đi biếu, tặng và vì thế Trà Sương Mai đã có mặt ở nhiều nơi, từ trong nước ra nước ngoài”. Chủ tịch HĐQT Bùi Huy Hùng cho biết.

Không vi phạm đạo đức và pháp luật: kim chỉ nam cho mọi hoạt động

Qua đi thời kỳ khó khăn nhất của chè, Sương Mai là một trong số ít doanh nghiệp tư nhân đến nay đã ổn định thị trường chè truyền thống. Ngoài việc tiêu thụ trong nước, 10 năm nay chè Sương Mai có mặt ở thị trường Nga, 5 năm nay có mặt ở Thái Lan. Ngoài ra, qua đường tiểu ngạch còn xuất sang một số nước như Mỹ Nhật, Pháp..

Nhận thấy tiềm năng của vùng chè còn rất lớn cả về nguyên liệu, nhân công, lẫn bề dày hàng chục năm làm chè…sau nhiều ấp ủ, dự định Hùng quyết định tìm hướng đi mới với thử nghiệm dùng chè làm mỹ phẩm, thực phẩm chức năng. Ban đầu mất rất nhiều thời gian vì đây là những công thức hoàn toàn mới, phải có thử nghiệm mới có thể thành công. Vậy là Hùng cùng nhóm bạn cả trong và ngoài nước mày mò nghiên cứu đi qua Nhật, Trung Quốc, Srilanka để học hỏi.

Có lẽ do quá hiểu về những thuộc tính của chè nên thuận lợi là những sản phẩm chè mỹ phẩm đầu tiên ra đời cũng chỉ mất chưa đầy 1 năm nghiên cứu. Nhưng cái khó là đặt chân vào thị trường mỹ phẩm và thực phẩm chức năng thì không đơn giản do có quá nhiều sản phẩm cạnh tranh, đã có bề dày thời gian và thương hiệu. Nhưng Hùng thì vẫn không nản chí với niềm tin, rằng chè là sản phẩm đồ uống tốt cho sức khỏe chắc chắn sẽ tốt cho công cuộc làm đẹp của chị em nếu có những công thức phù hợp.

Sau thời gian, những sản phẩm chè mỹ phẩm đầu tiên như: son, dầu gội, kem trị nám, kem đắp mặt, bột tắm trắng. Thực phẩm chức năng: Trà giảm béo, thải độc, thanh lọc cơ thể, trà matcha hỗ trợ tiểu đường, huyết áp…của Sương Mai đã lần lượt ra đời. Sương Mai cũng là Công ty đầu tiên làm thực phẩm chức năng từ chè sạch. “Thực ra cũng có những thương hiệu khác làm mỹ phẩm từ chè nhưng Sương Mai có thể tự tin vì 90% nguyên liệu trong sản phẩm của Công ty làm từ chè, đảm bảo sức khỏe”, Chủ tịch Hùng cho biết.

Son được sản xuất từ chè
Son được sản xuất từ chè

  Nhưng làm mỹ phẩm từ chè sạch cũng có cái khó là việc cạnh tranh về giá thành. Do chi phí sản xuất cao và nguồn nguyên liệu chất lượng đầu vào khá đắt nên đẩy giá thành sản phẩm lên. Đơn cử, thỏi son trên thị trường hàng bình dân giá chỉ vài ba trăm ngàn nhưng với Sương Mai, 800-900/thỏi không phải ai cũng dễ chấp nhận nếu chưa trải nghiệm. Hay đối với thực phẩm chức năng, 500-700 ngàn/lọ 60 viên cũng không phải là giá dễ mua đối với những người có thu nhập trung bình. Vì thế, theo Chủ tịch Hùng, hiện dòng sản phẩm này chủ yếu được bán qua các đại lý trực tiếp của Sương Mai và online. Tuy nhiên, nếu những người đã từng dùng thì thường quay lại bởi sự an toàn tuyệt đối của sản phẩm.

Trà matcha Sương Mai
Trà matcha Sương Mai

Sương Mai hiện có 3 nhà máy, 1 nhà máy sản xuất mỹ phẩm tại Long An, 1 nhà máy chè ở Thái Nguyên, 1 nhà máy sản xuất thực phẩm chức năng ở KCN Thanh Trì, có 11 showroom trên cả nước với khoảng 100 lao động nhưng Sương Mai vẫn luôn muốn mở rộng quy mô sản xuất với nhiều nghiên cứu, thử nghiệm mới.

Cùng với việc mở rộng sản xuất kinh doanh và thực hiện các nghĩa vụ với cộng đồng, Công ty trà Sương Mai luôn chấp hành đúng các quy định pháp luật về thuế, bảo hiểm cho người lao động. Chủ tịch HĐQT Bùi Huy Hùng quan niệm “Thời đại sống và làm việc theo Hiến pháp và pháp luật thì bất kể cá nhân, tổ chức nào cũng phải chấp hành đúng pháp luật, có như vậy, mới phát triển bền vững”. Với kim chỉ nam của Sương Mai là không vi phạm đạo đức và pháp luật nên ngoài việc tham gia góp ý kiến để hoàn thiện các chính sách pháp luật về doanh nghiệp, khi có cơ hội, Bùi Huy Hùng còn tự học hỏi và tham gia các diễn đàn doanh nghiệp, gần đây nhất là tham gia đóng góp ý kiến minh bạch nguồn thu đối với các doanh nghiệp kinh doanh online của Chương trình Quốc hội với cử tri.

Công ty trà Sương Mai tham gia đoàn tình nguyện giúp đỡ bà con bị sạt lở đất và lũ cuốn ở Mường Chiền, tỉnh Hòa Bình năm 2018
Công ty trà Sương Mai tham gia đoàn tình nguyện giúp đỡ bà con bị sạt lở đất và lũ cuốn ở Mường Chiền, tỉnh Hòa Bình năm 2018 

Bên cạnh đó Công ty Trà Sương Mai cũng nhiệt tình trong các chương trình vì cộng đồng như: Tài trợ và kêu gọi các nhà tài trợ cho các bệnh nhân bị tim bẩm sinh của Trung tâm tim mạch Bệnh viên E, tài trợ chi phí mổ tim cho bé Vũ Mạnh Dũng để em trở lại cuộc sống bình thường. Công ty cũng trực tiếp tham gia đoàn tình nguyện giúp đỡ bà con bị sạt lở đất và lũ cuốn ở Mường Chiền, tỉnh Hòa Bình năm 2018.

Nhiều trăn trở với thị trường chè truyền thống cũng như chủ trương đột phá vào thị trường chè - mỹ phẩm mới, song Trà Sương Mai cũng như cá nhân Chủ tịch HĐQT Bùi Huy Hùng vẫn luôn tin tưởng những nỗ lực bền bỉ của mình sẽ nhận được thành quả xứng đáng, đó là niềm tin, là sự yêu quý của khách hàng dành cho Sương Mai.

Đọc thêm

Khai thông nền kinh tế để tăng trưởng bền vững

Cần phải nhận thức thực chất quan hệ “tăng trưởng GDP” và ổn định kinh tế vĩ mô ở Việt Nam. (Ảnh minh họa)
(PLVN) - Theo PGS. TS Trần Đình Thiên, nguyên Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam (VKTVN), tăng trưởng kinh tế (GDP) của Việt Nam trong quý I/2024 khá cao, song cần nhận thức thực chất vấn đề, đồng thời khai thông nền kinh tế để tăng trưởng bền vững.

Ngành Thép đối diện nhiều thách thức

Sản xuất thép cán nóng. (Ảnh: Tập đoàn Hòa Phát cung cấp)
(PLVN) - Thị trường thép ở nước ta đang khá trầm lắng dù đang trong thời gian cao điểm mùa xây dựng. Không những thế, các doanh nghiệp sản xuất thép còn chịu áp lực cạnh tranh bởi thép nhập khẩu từ nước ngoài.

Cân nhắc kỹ đề xuất nhập khẩu cát làm cao tốc

Nhiều dự án giao thông trọng điểm tại ĐBSCL thiếu cát đắp nền. (Ảnh: Bộ GTVT)
(PLVN) - Nhiều dự án giao thông trọng điểm tại TP Hồ Chí Minh và các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) đang có nguy cơ chậm tiến độ do thiếu cát đắp nền đường. Trước đề xuất nhập cát từ Campuchia về phục vụ các dự án giao thông này, đại diện Bộ Xây dựng cho rằng việc này có những được - mất khác nhau, cần nghiên cứu kỹ.

Tăng chế tài xử phạt trong lĩnh vực thủy sản: Thể hiện quyết tâm của Việt Nam để gỡ “thẻ vàng IUU”

BĐBP Đà Nẵng kiểm tra thiết bị trên tàu bảo đảm điều kiện an toàn hàng hải. (Ảnh: Minh Trang)
(PLVN) - Ngày 4/4/2024, Chính phủ ban hành Nghị định 37/2024/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 26/2019/NĐ-CP ngày 8/3/2019 quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Thủy sản. Một ngày sau đó, ngày 5/4/2024, Chính phủ ban hành Nghị định 38/2024/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 42/2019/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính (XPVPHC) trong lĩnh vực thủy sản.

Nancy Ngô Thị Bích Quyên - Nhà sáng lập Hà Nội coaching Group: “Bà đầm thép” của BNI Việt Nam

Nancy Ngô Thị Bích Quyên - Nhà sáng lập Hà Nội coaching Group: “Bà đầm thép” của BNI Việt Nam
(PLVN) -  Không chỉ nổi danh trong lĩnh vực đào tạo doanh nghiệp (DN) ở trong nước, Nancy Ngô Thị Bích Quyên còn là nhà huấn luyện doanh nghiệp được vinh danh xuất sắc trên thế giới và khu vực châu Á Thái Bình Dương nhiều năm liên tục. Và “Bà đầm thép” chính là biệt danh mọi người dành cho chị. Cụm từ đó cũng thể hiện bản lĩnh, tri thức, tiếng tăm và chất “thép” trong con người nữ doanh nhân tài giỏi này!

ĐHĐCĐ 2024 Vietjet (VJC): Doanh thu vận tải hàng không vượt 53,7 nghìn tỷ; Kế hoạch vận chuyển 27 triệu lượt khách năm 2024, chia cổ tức 25%

ĐHĐCĐ 2024 Vietjet (VJC): Doanh thu vận tải hàng không vượt 53,7 nghìn tỷ; Kế hoạch vận chuyển 27 triệu lượt khách năm 2024, chia cổ tức 25%
(PLVN) - Ngày 26/4/2024, Công ty Cổ phần hàng không Vietjet (mã CK: VJC) đã tổ chức Đại hội cổ đông thường niên năm 2024 và thông qua kế hoạch kinh doanh với mục tiêu tập trung giữ vững thị phần trong nước, đẩy mạnh hợp tác và liên doanh để mở rộng các tuyến bay quốc tế.

Làm rõ khó khăn, vướng mắc mới "cứu" được dự án BOT

Làm rõ khó khăn, vướng mắc mới "cứu" được dự án BOT (Ảnh: TTXVN)
(PLVN) - Trong tổng số 140 dự án BOT giao thông được triển khai trước thời điểm Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công - tư (PPP) ban hành, hiện có 8 dự án thuộc phạm vi quản lý của Bộ Giao thông vận tải (GTVT) còn vướng mắc cần xử lý, được chia thành 3 nhóm. Đây là số liệu được Thứ trưởng Bộ GTVT báo cáo tại buổi làm việc do Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà chủ trì, ngày 24/4.

Tập trung gỡ vướng cho các công ty nông, lâm nghiệp

Công tác sắp xếp đổi mới các công ty nông lâm nghiệp vẫn còn những tồn tại, khó khăn. (Ảnh minh họa. Nguồn: TTXVN)
(PLVN) - Chiều 25/4, Bí thư Trung ương Đảng, Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái, Trưởng Ban Chỉ đạo đã chủ trì Hội nghị trực tuyến toàn quốc của Ban Chỉ đạo Đổi mới và Phát triển doanh nghiệp về thúc đẩy công tác sắp xếp, đổi mới, nâng cao hiệu quả hoạt động của các công ty nông, lâm nghiệp.

Nhiều dự án ở Khu kinh tế Dung Quất chậm tiến độ

Phó Chủ tịch tỉnh Quảng Ngãi Trần Phước Hiền kiểm tra các dự án ở KKT Dung Quất.
(PLVN) - Loạt dự án giao thông quan trọng hay hạ tầng tái định cư để ổn định dân sinh, tạo điều kiện để thu hút nhà đầu tư ở Khu kinh tế (KKT) Dung Quất, tỉnh Quảng Ngãi đang bị chậm tiến độ vì vướng mặt bằng.

Doanh thu quản lý thuế thương mại điện tử đạt 6,6 triệu tỷ đồng trong 2 năm

Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế Mai Sơn chia sẻ thông tin với báo chí chiều 25/4.
(PLVN) - Thông tin từ Tổng cục Thuế vừa cho biết, trong 2 năm gần đây (2022-2023) đã ghi nhận doanh thu quản lý thuế từ các tổ chức, cá nhân có hoạt động kinh doanh thương mại điện tử (TMĐT) là 6,6 triệu tỷ đồng. Con số này có xu hướng gia tăng khi năm 2023 đã đạt 3,5 triệu tỷ đồng, vượt 0,4 triệu tỷ đồng so với năm 2022.

Chuyển đổi số ngành Ngân hàng: Mở rộng kết nối và phát triển hệ sinh thái số

Toàn cảnh buổi họp báo. (Ảnh: NHNN)
(PLVN) - Hội thảo chuyên đề lần đầu tiên được tổ chức với Chủ đề “Chuyển đổi số ngành Ngân hàng: Mở rộng kết nối và phát triển hệ sinh thái số” với sự tham gia thuyết trình của các chuyên gia tài chính, công nghệ hàng đầu trong nước và thế giới đến từ Google, IBM, Fidelity, SAP… sẽ là điểm nhấn quan trọng của sự kiện chuyển đổi số (CĐS) ngành ngân hàng năm nay…