Từ khóa: #la hán

La Hán Kháng Môn – Dùng cây chổi Phật Pháp quét sạch uế trược trong tâm hồn

Tượng La hán Kháng Môn trong vườn tượng chùa Linh Ứng (Đà Nẵng).
(PLVN) - Truyền thuyết Phật giáo nhắc đến Ngài như một tấm gương cần cù nhẫn nại. Vì không thông minh như anh nên khi xuất gia Ngài không tiếp thu được Phật pháp, kể cả xếp chân ngồi thiền cũng không xong. Về sau được sự chỉ dạy lân mẫn của Thế Tôn, Ngài thực hành pháp môn quét rác với cây chổi trên tay. Nhờ sự kiên trì, dốc tâm thực hành lời dạy của Phật, quét sạch mọi cấu uế bên trong lẫn bên ngoài, Ngài đã chứng Thánh quả.

La hán Hàng Long- Biểu tượng của sự dũng mãnh

Tượng La Hán Hàng Long ở chùa Linh Ứng - Đà Nẵng (ảnh: Phật pháp ứng dụng).
(PLVN) - Ngài tên là Nan Đề Mật Đa La, Trung Hoa dịch Khánh Hữu, ra đời sau Phật diệt độ 800 năm, cư trú tại nước Sư Tử. Ngài là vị Đại La hán thần thông quảng đại, đạo hạnh trang nghiêm. Tương truyền có một lần cả đảo Sư Tử bị Long Vương dâng nước nhận chìm, Tôn giả ra tay hàng phục rồng và được tặng hiệu La hán Hàng Long.

La Hán Trường My - Trị bệnh cứu người đem hạnh phúc đến cho chúng sinh

Tượng La hán Trường Mi với đôi mi dài đặc trưng.
(PLVN) - Theo kinh điển nhà Phật thì La Hán Trường Mi là một trong những thị giả nhà Phật sau khi chứng quả vẫn thường du hóa trong dân gian trị bệnh cứu người. Trị bệnh ở đây có nghĩa là La hán đã truyền bá đạo Phật bằng cách thức riêng của mình, độ cho nhân dân có được cuộc sống hạnh phúc, thanh tịnh trong tâm hồn.

Ngũ bách La Hán diệt phiền não, đoạn tận muộn phiền trong tam giới

(Ảnh minh họa).
(PLVN) - Tượng bày ở nhà hành lang thường là 18 vị La Hán, gọi là thập bát La Hán, nhưng cũng có chùa thờ tới 500 vị La Hán gọi là Ngũ bách La Hán giống như chùa Bái Đính, nơi có hành lang dài hơn 3 cây số, với 500 bức tượng La Hán, mỗi tượng cao hơn 2m bằng đá. Vậy 500 vị La Hán này là ai? 

Vì sao Tôn giả Bạt Đà La lại được thờ trong nhà tắm?

Tượng La hán Quá Giang.
(PLVN) - Bạt Đà La Tôn giả, Quá Giang La hán, là thị giả của Phật, chủ quản việc tắm rửa, hiền giả qua sông tựa như chuồn chuồn lướt nước, vô ngã vô thường. Là vị La hán thứ sáu, đại đệ tử thường theo hầu đức Phật lúc Ngài ở tinh xá cũng như khi ra ngoài.

La Hán Trầm Tư dù nghịch cảnh không khởi niệm bất bình

Tượng Trầm Tư La Hán trong chùa Tây Phương (Hà Nội).
(PLVN) - La Hầu La Tôn Giả, hay La Hỗ La Tôn Giả, Trầm Tư La Hán, con trai ruột của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni, xuất gia trở thành một trong 10 đại đệ tử, được xưng là Mật Hạnh Đệ Nhất, ngụ ở Dương Cù Châu, đạo hạnh Phật hiệu ở vị trí hàng đầu.

Khoái Nhĩ La Hán - Vị La Hán duy nhất có kinh sách lưu truyền

Tượng La Hán Khoái Nhĩ.
(PLVN) - Na Già Tê Na Tôn Giả, hay Khoái Nhĩ La Hán, ở sườn núi non rộng rãi, tai lớn để nghe mọi chuyện, giữ lòng thanh tịnh. Tranh tượng của Ngài mô tả vị La Hán đang ngoáy tay một cách thú vị. Mọi âm thanh vào tai đều giúp cho tánh nghe hiển lộ, rất thường trụ và rất lợi ích. Từ nhĩ căn viên thông phát triển thiệt căn viên thông, trở lại dùng âm thanh thuyết pháp đưa người vào đạo, đó là ý nghĩa hình tượng của tôn giả Na Tiên.

Truyền thuyết về Thám Thủ La Hán vươn vai hít một hơi, thổi bay phiền não thế gian

Tượng đá La Hán Thám Thủ.
(PLVN) - Bán Thác Già, hay còn gọi Bán Thác Ca Tôn Giả – Thám Thủ La Hán, là người sinh ra ở ven đường, sau khi tĩnh tọa xong thường vươn tay duỗi người nên gọi là Thám Thủ. Khi xuất gia, Ngài thích ngồi thiền bán già. Khi thức dậy, Ngài thường giơ tay lên và thở một hơi dài, thanh tịnh và sảng khoái nên được gọi là Thám Thủ La Hán, vị A La Hán giơ tay.