Kỷ niệm biên giới của cựu chiến binh Biên phòng

Những cựu binh biên phòng thăm lại chiến trường xưa.
Những cựu binh biên phòng thăm lại chiến trường xưa.
(PLO) - Chiến tranh Biên giới Tây Nam đã đi vào quá khứ, song những kỷ niệm tàn khốc, đau thương mãi mãi in đậm trong lòng những người lính Biên phòng chúng tôi, khó lòng quên được. Mỗi lần trở lại Lộc Ninh, Bình Phước, lòng tôi lại bâng khuâng, xao xuyến bồi hồi, xúc động khi đến thăm những đồng đội cũ còn trụ lại và gắn bó với nơi đây, đến những nơi để lại nhiều dấu ấn khó phai mờ trong cuộc đời người lính của một thời máu lửa đau thương.

Cuộc chiến tàn khốc

Năm 1977, Đại đội Cơ động 3 Biên phòng gần Ngã ba Công Chánh thuộc huyện Bù Đốp có những người lính còn rất trẻ, nguyên là những thanh niên chân lấm tay bùn, chuyên cần cày cuốc của quê hương “Chiếc gậy Trường Sơn”, tập kết tại đây để biên chế về các đơn vị và các Đồn Biên phòng tỉnh Sông Bé lúc ấy là Bù Gia Mập, Đắk Quýt, Hoàng Diệu, Cầu Trắng, Hoa Lư, Tà Nốt, Tà Vát... và các làng Một, làng Hai, làng Chín, làng Mười… thuộc các xã Lộc Tấn, Lộc Khánh, Lộc Hưng, Lộc Thắng, Lộc Thiện… của huyện Lộc Ninh.

Những người lính biên phòng chúng tôi đã cống hiến những năm tháng tuổi xuân đẹp nhất của cuộc đời trên những cánh rừng già biên giới xa xôi. Nhiều người không gục ngã trước đạn pháo quân thù nhưng lại gục ngã trước bệnh tật, sự khó khăn, thiếu thốn nơi “rừng thiêng nước độc”. Đường tuần tra biên giới đầy chông gai, đủ các loại mìn gài và hiểm nguy rình rập, khi đêm về “màn trời chiếu đất”, muỗi đốt xuyên qua tăng võng, không ít người sốt rét ác tính, ban đêm mê sảng kêu tên cha mẹ, vợ con, sáng ra đã thấy cứng đơ từ lúc nào, không kịp trăng trối lời vĩnh biệt, những nỗi đau xé lòng người ở lại trong niềm tiếc thương đồng đội vô hạn. Cuộc chiến tàn khốc đã cướp đi bao nhiêu sinh mạng người dân vô tội vùng biên giới và những người lính biên phòng, đồng đội của chúng tôi…

Gần 1 giờ sáng ngày 24/9/1977, lính áo đen Pônpốt (Campuchia) tràn qua biên giới mò vào Trường Phổ thông cấp 1 và 2 xã Tân Lập, huyện Tân Biên, tỉnh Tây Ninh, tàn sát, đốt phá, hãm hiếp rồi giết hại dã man hơn 800 thầy cô giáo, phụ huynh và học sinh đang ở lại trường chờ đón Tết Trung thu và gây thiệt hại nặng cho Đồn Biên phòng Sa-mát gần đó. Quá nửa đêm ngày 22/1/1977, lính Pônpốt bất ngờ đồng loạt tấn công các Đồn Biên phòng tỉnh Bình Phước. Sau nhiều giờ giao tranh ác liệt, biết không thể cướp được gì, bọn chúng vội vã tháo chạy về bên kia biên giới trước khi trời sáng, để lại nhiều xác chết phơi trên chiến hào xung quanh trận địa các Đồn Biên phòng Bình Phước.

23 giờ đêm ngày 27/2/1978, hơn hai trung đoàn quân Pônpốt ồ ạt tấn công Đồn Biên phòng 717 Hoa Lư từ nhiều hướng. Hàng loạt đạn lớn nhỏ, pháo, cối, M.79, B.40, B.41… thi nhau trút lửa vào trận địa của đồn. Sau gần hai ngày đêm giao tranh không cân sức ác liệt, Đồn trưởng Nguyễn Văn Vải cùng 32 cán bộ, chiến sĩ của Đồn Biên phòng 717 Hoa Lư đã anh dũng hy sinh để bảo vệ từng tấc đất biên giới Tây Nam thiêng liêng của Tổ quốc.

Gần 2 giờ sáng ngày 16/3/1978, bọn lính áo đen Pônpốt luồn sâu vào đất Việt Nam hàng chục cây số, tại thôn Sa Trạch, xã Hưng Phước, huyện Bù Đốp - phía Bắc Lộc Ninh, lại tàn sát, đốt phá, hãm hiếp phụ nữ, giết người già, xé xác trẻ em hoặc tung lên, lấy lưỡi lê hứng rồi quăng vào lửa…, nơi đây gần Đồn Biên phòng 707 - Đắk Quýt, tỉnh Bình Phước. Nhờ phát hiện kịp thời, cán bộ, chiến sĩ Đồn Biên phòng 707 đã đánh bật nhiều đợt tấn công ăn cướp của kẻ thù, hàng chục tên phải phơi xác trên cánh đồng Xa-rây trước cửa đồn. Ngày hôm sau, gần 500 ngôi mộ mới mọc lên trong đổ nát hoang tàn.

Điển hình nhất là vụ thảm sát ngày 18/4/1978, tại thị trấn Ba Chúc, huyện Tri Tôn, tỉnh An Giang cách biên giới gần 7km, đã có 3.157 người dân thuộc thị trấn Ba Chúc bị giết hại dã man, khi bọn lính áo đen Pônpôt dồn hết dân làng vào các ngôi chùa và trường học quanh Núi Tượng và Núi Dài, rồi xả súng bắn chết. hoặc chặt đầu, phụ nữ bị hãm hiếp xong bị đóng cọc vào chỗ kín, trẻ em bị chúng dùng lưỡi lê giết chết… Đau thương, oán hận ngút trời, tội ác chồng chất của  bọn lính áo đen Pônpốt dọc theo đường biên giới Tây Nam từ Quảng Nam - Đà Nẵng đến Kiên Giang lúc đó không bút nào tả xiết.

Nhớ thương những người bạn đã nằm lại nơi chiến trường

Trong chiến tranh, mọi cái đều có thể xảy ra. Điều mà tôi đã bất ngờ là các cuộc chia ly sau Tết Nguyên đán Kỷ Mùi, sau khi giải phóng Phnompenh (7/1/1979), đến ngày 10/2/1979. Cả Đại đội Cơ động 3 từ Ngã ba Công Chánh - Bù Đốp được lệnh lên đường sang làm nhiệm vụ quốc tế tại Campuchia, thuộc Trung đoàn 6 Biên phòng. Có ba người lính trẻ luôn kề vai sát cánh bên nhau, ăn cùng mâm, ngủ chung một chiếu, tắm chung một dòng nước mát biên cương… là Hà Văn Phái, Hoàng Ngọc Ánh và Hoàng Phúc Long, ngày ấy họ lại phải chia tay nhau mỗi người một nơi.

Thế rồi không lâu sau đó, ngày 7/12/1979, Hạ sĩ Hà Văn Phái đã anh dũng hy sinh tại biên giới Lộc Ninh khi đang trên đường tuần tra truy quét tàn quân địch: “Chiều nay sao quá não nùng/Lòng mình đau xót vô cùng, Phái ơi!”.

Một ngày cuối tháng 8/1980, tôi nhận được một bức thư từ nước ngoài gửi về, bên ngoài bì thư đề phiên hiệu Hòm thư một đơn vị thuộc Quân khu 9  “Châu Đốc - An Giang” nhưng bên trong lại ghi: “Kôcông-Puôcsắt Campuchia ngày 25/7/1980…” nói về nỗi nhớ gia đình, Tổ quốc, quê hương và những năm tháng cùng chia ngọt sẻ bùi với anh em, tại biên giới Việt Nam của Hạ sĩ Hoàng Ngọc Ánh (ở Đại đội 3, Trung đoàn 6 Biên phòng) đang làm nhiệm vụ quốc tế tại Campuchia từ ngày 10/2/1979. Ngay sau đó tôi đã viết trả lời. Thư đến thì mừng, thư đi lại chờ mong…

Đầu tháng 10/1980, một đồng đội từ Trung đoàn 6 Campuchia về Việt Nam công tác, hớt hải chạy đến báo tin: “Long ơi! Ánh đã hy sinh rồi, ngày 23/9/1980 tại Kôcông, gần biên giới Thái Lan, thư của Long đến muộn, chỉ có bọn mình đọc thôi. Anh em mình sang đó hy sinh mấy người rồi…”. Như tiếng sét ngang tai, tôi đứng sững như trời trồng giữa sân đơn vị, không biết gì nắng gió và cát bụi. Một lúc sau có người gọi mới bừng tỉnh…, một nỗi đau xót quá nặng nề …

Và hàng năm, cứ đến ngày 27/7 chúng tôi lại ngậm ngùi nhớ thương những người bạn còn nằm lại các chiến trường và anh em đồng đội đã sớm về bên kia thế giới. Chiến tranh mà, biết làm sao được. Cầu mong cho các bạn yên giấc ngàn thu, an lòng nơi chín suối vì cuộc sống thanh bình của quê hương yêu dấu và đất nước tươi đẹp của chúng ta.

Tin cùng chuyên mục

Ông Đồng Văn Thanh giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Hậu Giang

Ông Đồng Văn Thanh giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Hậu Giang

(PLVN) - Chiều ngày 12/12, Tỉnh ủy Hậu Giang tổ chức Hội nghị công bố Quyết định của Bộ Chính trị chuẩn y Bí thư Tỉnh ủy nhiệm kỳ 2020-2025. Dự hội nghị có ông Lê Minh Hưng, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương.

Đọc thêm

Bảo vệ và giáo dục quyền con người được thực hiện với tất cả trách nhiệm, không hình thức

Thủ tướng phát biểu tại Hội nghị. Ảnh: Nhật Bắc
(PLVN) - "Tại Việt Nam, việc bảo vệ quyền con người và giáo dục quyền con người được thực hiện thường xuyên, xuyên suốt, được khẳng định trong đường lối, chính sách, tổ chức thực hiện với tất cả trách nhiệm, không hình thức", Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh khi phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị toàn quốc về giáo dục quyền con người, do Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh tổ chức ngày 11/12.

Tổng Bí thư Tô Lâm: Xây dựng tỉnh Đồng Tháp phát triển trong nhóm dẫn đầu vùng Đồng bằng sông Cửu Long

Tổng Bí thư Tô Lâm: Xây dựng tỉnh Đồng Tháp phát triển trong nhóm dẫn đầu vùng Đồng bằng sông Cửu Long
Sáng 11/12, Tổng Bí thư Tô Lâm cùng Đoàn Công tác của Trung ương đã thăm và làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Đồng Tháp về tình hình thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Đồng Tháp lần thứ XI, nhiệm kỳ 2020 - 2025; việc thực hiện Chỉ thị số 35-CT/TW của Bộ Chính trị về đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIV của Đảng.

Việt Nam luôn tôn trọng, bảo đảm, bảo vệ quyền con người

Toàn cảnh Hội nghị tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh. Ảnh: V.Anh
(PLVN) - Sáng 11/12, Hà Nội và các điểm cầu trực tuyến tại 63 tỉnh, thành phố diễn ra Hội nghị toàn quốc về giáo dục quyền con người, do Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh tổ chức. Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì hội nghị.

Giai cấp công nhân Việt Nam ngày càng đóng góp cho sự phát triển của đất nước

Giai cấp công nhân Việt Nam ngày càng đóng góp cho sự phát triển của đất nước
(PLVN) -  Sáng 10/12, Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam tổ chức hội nghị đánh giá kết quả 15 năm thực hiện Chương trình hành động triển khai Nghị quyết số 20-NQ/TW ngày 28/1/2008 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X về “Tiếp tục xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”.

Ông Phạm Đức Ấn làm Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh

Ông Phạm Đức Ấn làm Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh
HĐND tỉnh Quảng Ninh nhất trí bầu bà Trịnh Thị Minh Thanh – Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Quảng Ninh, làm Chủ tịch HĐND tỉnh Quảng Ninh; ông Phạm Đức Ấn - Phó Bí thư Tỉnh ủy làm Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh khóa XIV...