Kỷ niệm 110 năm Ngày Bác Hồ ra đi tìm đường cứu nước: Khát vọng cháy bỏng “Tự do cho đồng bào tôi, độc lập cho Tổ quốc tôi”

Anh Văn Ba - Nguyễn Tất Thành và trang sổ lương của tàu Amiral Latouche Tréville.
Anh Văn Ba - Nguyễn Tất Thành và trang sổ lương của tàu Amiral Latouche Tréville.
(PLVN) - Cảng Nhà Rồng trưa 5/6/1911, con tàu Đô đốc Latouche Tréville (Admiral Latouche Tréville) nhổ neo bắt đầu hành trình về đất Pháp. Theo nhiều tài liệu lịch sử, cũng từ chính con tàu huyền thoại này, người thanh niên trẻ Nguyễn Tất Thành (với tên gọi Nguyễn Văn Ba hay Anh Ba) đã ra đi tìm đường cứu nước.

Anh Văn Ba trên hành trình tìm đường cứu nước

Theo bài viết của TS. Nguyễn Thị Tình (nguyên Giám đốc Bảo tàng Hồ Chí Minh, Ủy viên Ban Chấp hành Hội Di sản Văn hóa Việt Nam), năm 1911, Nguyễn Tất Thành đã tự giới thiệu với chủ tàu Amiral Latouche Tréville (thuộc hãng Chargeurs Réunis) tên mình là Ba và anh được chủ tàu nhận làm phụ bếp cho chiếc tàu chở hàng. Ngày 3/6/1911, Nguyễn Tất Thành nhận được thẻ nhân viên của tàu với tên là Văn Ba. Ngày 5/6/1911, tàu rời bến cảng Nhà Rồng ở Sài Gòn, trên đó có người thanh niên Việt Nam đi sang Pháp để khám phá những gì ẩn sau từ những từ “Tự do - Bình đẳng - Bác ái” của nước Pháp.

Theo hành trình của con tàu, anh Văn Ba đã ghé cảng Singapore, cảng Colombo thuộc Sri Lanka, cảng Xait của Ai Cập. Sau một tháng, tàu đến hải cảng Mácxây. Sau đó tàu rời Mácxây đi tới một hải cảng ở miền Bắc nước Pháp - cảng Lơ Havơrơ, cảng Đoongkéc trên bờ biển Măngxơ, rồi lại trở về Mácxây. Cuối tháng 10/1911, anh Văn Ba vẫn làm việc trên tàu này trở lại Sài Gòn và sau đó lại theo tàu trở lại nước Pháp. Năm 1912, khi đang làm vườn cho ông chủ hãng Sácgiơ Rêuyni thì được biết có một chuyến tàu chở hàng đi vòng quanh châu Phi, Văn Ba đã nhận làm phụ bếp trên tàu.

Trong chuyến đi này, anh Văn Ba lại có dịp dừng lại ở những bến cảng của một số nước như Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Angiêri, Tuynidi, Cônggô, Đahômây, Xênêgan, Rêuyniông. Đối với anh Văn Ba, chuyến đi vòng quanh châu Phi là dịp may hiếm có để anh “xem các nước làm như thế nào để trở về giúp đồng bào mình”. Cho nên mỗi lần tàu cập bến anh đều kiếm cách đi thăm thành phố. Buổi sáng mỗi ngày, anh Ba dậy sớm để xem mặt trời mọc. Và trong những đêm trăng, anh Ba không ngủ mà đi đi lại lại trên tàu, ngắm trời, ngắm bể. Một thực tế anh Ba tận mắt chứng kiến đó là sự thống khổ của những người dân thuộc địa và sự tàn ác vô nhân đạo của bọn thực dân...

Chuyện chưa kể về trang sổ lương của anh Văn Ba

Làm việc trên tàu Latouche Tréville, anh Văn Ba - Nguyễn Tất Thành được giao nhặt rau, vác khoai, rửa nồi, cào lò, xúc than. Một trong những trang sổ lương của Nguyễn Tất Thành được sao lại từ cuốn sổ lương của tàu Amiral Latouche Tréville do Bảo tàng Hồ Chí Minh sưu tầm tại Trung tâm lưu trữ hải ngoại tại Aix en Provence, Pháp.

Một tháng sau khi rời bến cảng Nhà Rồng ngày 5/6/1911, tàu đến hải cảng Mácxây. Thủy thủ được nhận lương “mỗi nhân viên Việt Nam được từ một trăm đến hai trăm quan, thêm vào đấy tiền thưởng của hành khách. Anh Ba là phụ bếp chỉ được mười quan” (theo “Những mẩu chuyện về đời hoạt động của Hồ Chủ tịch” - Trần Dân Tiên).

Trên hiện vật trang sổ lương có ghi rõ tên Văn Ba và tên hai người Việt Nam khác là Lê Quang Chi và Nguyễn Văn Trị cũng làm công trên tàu với mức lương là 45 frăng một tháng. Trong khi đó, những phụ bếp người Pháp cùng làm việc như anh thì hưởng lương nhiều gấp ba. Sau khi trả tiền ăn, tiền nộp cho cai bếp, góp vào quỹ bảo hiểm cho riêng thủy thủ người Pháp, thực tế anh Văn Ba chỉ còn nhận được 10 frăng.

Tuy phải làm nhiều công việc nặng nhọc nhưng mỗi khi được nghỉ, anh Văn Ba lại tranh thủ đọc và viết tiếng Pháp với sự giúp đỡ của những thủy thủ Pháp trên tàu. Theo hành trình của tàu, anh Văn Ba đã được đi đến nhiều nơi, tiếp xúc với nhiều người và biết được nhiều điều mới lạ. Sau những năm tháng ấy, anh đã rút ra được kết luận quan trọng thể hiện trong bài “Đoàn kết giai cấp” đăng trên báo Le Paria, số ra tháng 5 năm 1924: “Dù màu da có khác nhau, trên đời này chỉ có hai giống người: giống người bóc lột và giống người bị bóc lột. Mà cũng chỉ có một tình hữu ái là thật mà thôi - tình hữu ái vô sản”.

Thực tế đó là cơ sở để anh Văn Ba - Nguyễn Tất Thành - Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh xây dựng nên tình đoàn kết gắn bó giữa nhân dân Việt Nam với nhân dân các nước và Người đã trở thành người đầu tiên tổ chức cuộc đấu tranh của nhân dân các nước thuộc địa.

Sáng tỏ hành trình nghìn dặm của Chủ tịch Hồ Chí Minh

Năm 2021, nhân kỷ niệm 131 năm sinh nhật Bác và 110 năm Ngày Bác ra đi tìm đường cứu nước, tại Phủ Chủ tịch đã trưng bày chuyên đề “Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” với hơn 300 bức ảnh tư liệu, tài liệu thời sự, với nhiều hình ảnh, tài liệu lần đầu tiên được công bố đã kể về cuộc đời giản dị của Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Trong số những hình ảnh, tài liệu lần đầu tiên được công bố có hải trình của tàu Admiral Latouche Treville. Tư liệu này đã làm sáng tỏ hành trình nghìn dặm xuyên qua nhiều lục địa trên con tàu Đô đốc Latouche-Tréville của Chủ tịch Hồ Chí Minh mang theo khát vọng cháy bỏng: “Tự do cho đồng bào tôi, độc lập cho Tổ quốc tôi”.

Ngoài ra còn có nhiều tư liệu quý khác cũng lần đầu tiên được công bố như: Hồ sơ và một số báo cáo của mật thám Pháp theo dõi Nguyễn Ái Quốc từ năm 1919 đến năm 1922 tại Pháp; Biên bản kết án của tòa án Vinh (Nghệ An) ngày 10/10/1929, trong danh sách kết án tử hình vắng mặt có tên Nguyễn Ái Quốc…

Dịp này, Nhà xuất bản Trẻ đã phát hành bản đồ hành trình 30 năm tìm đường cứu nước của Bác Hồ với mục đích dùng phương pháp trực quan mô tả lại hành trình tìm đường cứu nước của Bác để người xem có thể trong khoảng thời gian ngắn hình dung được toàn bộ hành trình trải qua các mốc thời gian.

Bản đồ sử dụng tư liệu từ tập sách “Hành trình theo chân Bác” của tác giả Trần Đình Tuấn có nội dung tái hiện quá trình hoạt động của Bác Hồ từ ngày 5/6/1911- ngày rời cảng Sài Gòn trên tàu Amiral Latouche Tréville đến ngày 28/1/1941 là thời điểm về tới Cao Bằng qua cột mốc 108. Bản đồ chia hành trình của Bác ra thành 10 chặng, mỗi chặng còn được chia thành các mốc - là các điểm dừng - được đánh số từ mốc đầu đến mốc cuối theo thứ tự: Cảng Sài Gòn - Le Havre, vòng quanh châu Phi, Pháp - châu Mỹ - Anh, Pháp - Liên Xô, Matxcơva - Quảng Châu, Matxcơva - Xiêm, Hong Kong - Thượng Hải, Thượng Hải - Matxcơva, Matxcơva - Quế Lâm, Quế Lâm - Pác Pó. Nhờ vậy, người xem sẽ dễ dàng lần theo từng chặng trong hành trình theo đúng thứ tự và có thể xác định được hướng đi của hành trình theo mũi tên chỉ.

Ông Dương Thành Truyền, Quyền Giám đốc Nhà xuất bản Trẻ cho biết: “Bản đồ hành trình 30 năm tìm đường cứu nước của Bác Hồ như một công trình khoa học được nghiên cứu thực hiện và hoàn thành trong thời gian 3 tháng. Nội dung bản đồ tái hiện lịch sử bằng phương pháp thị giác. Dấu ấn đặc sắc từ tấm bản đồ này là người xem sẽ dễ dàng hình dung, theo dõi, tra cứu về hành trình của Bác Hồ năm xưa trong mối liên hệ với bối cảnh địa chính trị hiện nay”.

Tin cùng chuyên mục

Đọc thêm

Chuyện chưa kể về lần hát 'hụt' ở Trường Sa

Nghi thức thả lễ, vòng hoa tại Lễ tưởng niệm cán bộ, chiến sĩ đã hy sinh trong sự kiện Gạc Ma ngày 14/3/1988. (Ảnh: PV)
(PLVN) - Nhận được lời bài thơ qua tin nhắn điện thoại vào đêm trước khi tàu KN 491 rời cảng, nghệ sĩ Lại Hồng Toan (Nhà hát nghệ thuật truyền thống tỉnh Nam Định) không giấu được cảm xúc. Những giai điệu chèo quen thuộc như hòa quyện với lời thơ suốt hải trình đến với Trường Sa…

Thành kính tiễn đưa Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng về nơi an nghỉ

Thành kính tiễn đưa Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng về nơi an nghỉ
Hàng triệu trái tim người con đất Việt và đồng bào ta ở nước ngoài, bạn bè quốc tế hướng về Hà Nội, với niềm tiếc thương vô hạn đối với Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng. Trên khắp các tuyến phố Hà Nội - cung đường đoàn tang lễ đi qua, người dân kính cẩn tiễn đưa Tổng Bí thư về nơi Người yên giấc ngàn thu tại Nghĩa trang Mai Dịch.

Trọn đời vì nước, vì dân

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
(PLVN) - Hôm nay (26/7), ngày thứ hai Quốc tang Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng. Sự ra đi của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, người cộng sản chân chính, nhà văn hóa lớn, người học trò rất xuất sắc, tiêu biểu của Chủ tịch Hồ Chí Minh và các nhà lãnh đạo tiền bối ưu tú của Đảng và đất nước; là tổn thất lớn đối với Đảng, Nhà nước và Nhân dân ta.

Pháp quyền mãi mãi “nở hoa”…

Pháp quyền mãi mãi “nở hoa”…
(PLVN) - Trên ấn phẩm đặc biệt Xuân Canh Tý 2020 của Báo Pháp luật Việt Nam với tiêu đề “Pháp quyền nở hoa”, Ban Biên tập quyết định lựa chọn phương án trang bìa là ảnh Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng với mái tóc bạc trắng quen thuộc và nụ cười ấm áp, hiền từ…

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng - Nhà lãnh đạo truyền cảm hứng cho thế hệ trẻ

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng dành trọn niềm tin yêu, kỳ vọng vào thế hệ trẻ. (Ảnh minh họa: Dương Triều)
(PLVN) - Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng - học trò xuất sắc của Chủ tịch Hồ Chí Minh, người đã truyền cảm hứng và nguồn năng lượng tích cực về nhân cách, đạo đức cho nhiều người, đặc biệt là thế hệ trẻ. Bằng trí tuệ, sự thông thái, một nhà lãnh đạo có tầm, có tâm và giàu tình cảm, Người đã dành hết đời mình cho sự nghiệp cách mạng, đến những ngày tháng cuối cùng…

Thành kính, tiếc thương Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Thành kính, tiếc thương Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng
(PLVN) - Lễ viếng đồng chí Nguyễn Phú Trọng được tổ chức tại Nhà tang lễ Quốc gia số 5 Trần Thánh Tông (Thủ đô Hà Nội), Hội trường Thống Nhất (TP HCM) và tại quê nhà xã Đông Hội, huyện Đông Anh (Hà Nội), từ 7h hôm nay - 25/7. Các đoàn Lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Ban, ngành, đoàn thể, tỉnh, thành; các đoàn nước ngoài cùng đông đảo Nhân dân các địa phương và du khách nước ngoài thành kính viếng Tổng Bí thư.

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng: Người đau đáu với vấn đề xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của Nhân dân, do Nhân dân, vì Nhân dân

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng với Nhân dân thôn Thượng Điện, xã Vinh Quang, huyện Vĩnh Bảo, thành phố Hải Phòng. (Ảnh: Trí Dũng/TTXVN)
(PLVN) - Trên các cương vị lãnh đạo quan trọng của Đảng và Nhà nước, đặc biệt là trong 3 nhiệm kỳ giữ trọng trách người đứng đầu Đảng ta, một trong những vấn đề luôn được Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đau đáu là xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam. Ông đã có đóng góp to lớn trong việc phát triển, hoàn thiện mô hình Nhà nước mà ở đó tất cả quyền lực thuộc về Nhân dân.

Thấm nhuần tâm nguyện của Tổng Bí thư về đổi mới hoạt động và tổ chức của Quốc hội

Lễ ra mắt cuốn sách “Quốc hội trong tiến trình đổi mới đáp ứng yêu cầu xây dựng, hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam” của đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, ngày 16/7/2024. (Ảnh: quochoi.vn)
(PLVN) - Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn và nhiều đại biểu Quốc hội đã có những chia sẻ xúc động, bày tỏ niềm tiếc thương vô hạn trước sự ra đi của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, đồng thời bày tỏ quyết tâm xây dựng một Quốc hội dân chủ, pháp quyền, chủ động, trí tuệ, đoàn kết, đổi mới, trách nhiệm.

Bộ đội Biên phòng Hải Phòng khắc ghi lời căn dặn của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng chụp ảnh lưu niệm cùng cán bộ, chiến sĩ Đồn Biên phòng Cát Bà – ngày 10/7/2013.
(PLVN) - Khắc ghi lời căn dặn của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, cán bộ, chiến sỹ Bộ đội Biên phòng TP Hải Phòng đã luôn đoàn kết, đồng lòng, triển khai toàn diện, đồng bộ các biện pháp công tác biên phòng, bảo vệ vững chắc chủ quyền, giữ vững an ninh trật tự khu vực biên giới biển, đảo, cửa khẩu cảng...

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh: "Cần đặc biệt quan tâm, giúp đỡ các thế hệ tiếp theo của gia đình chính sách, người có công"

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh: "Cần đặc biệt quan tâm, giúp đỡ các thế hệ tiếp theo của gia đình chính sách, người có công"
(PLVN) - Nhân dịp kỷ niệm 77 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ (27/7/1947 - 27/7/2024), ngày 24/7, Đoàn đại biểu Lãnh đạo Đảng, Nhà nước do Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh làm Trưởng đoàn đã đến dâng hương tại Đền thờ các Anh hùng Liệt sĩ và Đài tưởng niệm các Anh hùng Liệt sĩ tỉnh Ninh Bình; thăm, tặng quà Trung tâm Điều dưỡng Thương binh huyện Nho Quan và thăm hỏi, tặng quà các gia đình có công trên địa bàn huyện Yên Mô và Thành phố Ninh Bình. 

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng – Nhà tư tưởng lý luận lỗi lạc, nhà lãnh đạo tài năng

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
(PLVN) - Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng là hiện thân của sự hòa quyện giữa mẫu mực về đạo đức và kiệt xuất về tài năng. Trên nhiều phương diện, Tổng Bí thư thể hiện sự uyên bác về trí tuệ và hiệu quả thực tiễn, vươn lên tầm vóc nhà tư tưởng lý luận lỗi lạc, nhà lãnh đạo tài năng của Việt Nam trong thời kỳ đổi mới.