Kiriko – Mê hoặc nghệ thuật chạm khắc thủy tinh

Các sản phẩm chế tác từ thuỷ tinh Kiriko
Các sản phẩm chế tác từ thuỷ tinh Kiriko
(PLO) -Kiriko là tên gọi của nghệ thuật chạm khắc thủy tinh nổi tiếng ở Nhật Bản. Đây là nghề thủ công truyền thống từ cách đây 1.000 năm, dưới bàn tay của các nghệ nhân sử dụng thủy tinh làm ra các đồ vật, sau đó chạm khắc lên bề mặt thủy tinh để tạo ra những đường nét hình học tinh tế, hoa văn trang nhã,  giúp món đồ thủy tinh trong suốt càng trở nên lấp lánh.

Kỹ thuật chạm khắc trang trí thủy tinh Kiriko ngoài việc dùng để sản xuất các đồ dùng, vật dụng đơn giản sử dụng trong đời sống hàng ngày như bài, đĩa, cốc, chén, bình hoa… còn được sử dụng trong nhiều mục đích khác, chẳng hạn như đồ trang trí, đồ chơi, đồ lưu niệm, dùng làm chụp đèn trong lĩnh vực trang trí nội thất. Thậm chí, Kiriko còn được sử dụng trong hệ thống đèn đường chiếu sáng tại các khu đô thị. 

Sáng tạo hơn, các nghệ nhân Kiriko của Nhật Bản đã dùng thủy tinh để tạo ra mặt dây chuyền, vỏ đồng hồ và vô số mặt hàng trang sức khác. Mục tiêu của họ là đưa sản phẩm thủy tinh Kiriko vào đời sống hàng ngày từ những vật dụng đơn giản đến các mặt hàng chất lượng cao.

Được biết, để có được những sản phẩm Kiriko, trước tiên người ta phải làm ra thủy tinh. Nguyên liệu chính dùng để sản xuất thủy tinh kiriko là dioxit silic, hay còn gọi là silicat, có trong cát và là thành phần hóa học của thạch anh. Trong thủy tinh có chứa chì tinh thể, giúp tạo ra sự lấp lánh. Nguyên liệu sẽ được nung ở nhiệt độ 1050 độ C rồi người ta thổi để tạo hình khi thủy tinh còn ở dạng nóng chảy. Sau khi đã thành hình, thủy tinh sẽ được khắc hoa văn để tạo ra sản phẩm thủy tinh Kiriko. 

Các sản phẩm chế tác từ thuỷ tinh Kiriko
Các sản phẩm chế tác từ thuỷ tinh Kiriko

Hai loại Kiriko truyền thống

Ra đời khá muộn so với các nghề thủ công khác như gốm sứ, dệt vải, lụa, giấy... nhưng nghề chế tác thủy tinh pha lê Nhật Bản nhanh chóng đạt độ tinh xảo, đậm tính nghệ thuật không thua kém những nhãn hiệu pha lê hàng đầu thế giới.

Nghệ thuật truyền thống này bắt đầu hình thành ở Nhật Bản từ năm 1834. Ngoài tên gọi là Kiriko, nó còn có nhiều tên khác như “Kiriko-Garasu”, “Kiriko-Zaiku”. Có hai loại chính của Kiriko truyền thống, đó là Edo Kiriko và Satsuma Kiriko, tuy nhiên chúng có nhiều khác biệt.

Edo Kiriko có nguồn gốc từ Edo, vốn là tên cũ của Tokyo. Sáng lập Edo Kiriko được cho là Kagaya Kyubei. Sau khi Kagaya Kyubei hoàn thành nghiên cứu của mình tại Osaka, một thành phố đã phát triển các phương pháp sáng tạo về sản xuất thủy tinh, ông quay trở lại Odenmacho, Edo và mở một cửa hàng thủy tinh sản xuất nhiệt kế và kính đeo mắt vào năm 1834. Edo Kiriko  sử dụng hai loại thủy tinh: thủy tinh trong suốt và thủy tinh màu, tuy nhiên phần lớn sản phẩm thuộc dòng thủy tinh này đều có màu trắng thuần khiết. 

Đặc trưng của Edo Kirikolà kỹ thuật cắt sâu, dứt khoát, chính xác và tinh xảo. Nếu quan sát kỹ mặt cắt của sản phẩm, chúng ta dễ dàng nhận thấy vô số hoa văn hình học tinh xảo, giúp người sử dụng sản phẩm cầm nắm dễ dàng hơn. Ngoài ra, do được làm từ loại kính trong, kết hợp với đường cắt phức tạp nên Edo Kiriko phản chiếu ánh sáng lung linh của cầu vòng ngũ sắc. 

Trong số các sản phẩm Edo Kiriko, sản phẩm được yêu thích là chén uống rượu lạnh hoặc bình đựng rượu...Vẻ đẹp trong suốt của Edo Kiriko rất thích hợp khi uống rượu Nhật, làm phong phú thêm cho bàn ăn khi tiếp khách. Hiện tại,  Edo Kiriko được chính thức công nhận là “Thủ công truyền thống” của cả Bộ Kinh tế, Thương mại và Công nghiệp Nhật cũng như chính quyền thành phố Tokyo. 

Vì được sản xuất tại thị trấn Satsuma, thuộc tỉnh Kagoshima hiện nay, nên Satsuma Kiriko trở thành tên gọi chính thức của dòng sản phẩm thủy tinh truyền thống ở Nhật Bản. Satsuma Kiriko ra đời vào thế kỷ 19, khoảng cuối thời Edo bởi gia tộc Satsuma thuốc triều đại phong kiến Shimazu Narioki. 

Satsuma Kiriko sử dụng thủy tinh phủ màu độc đáo, tông màu đậm hơn và các nét cắt cũng lớn hơn so với Edo Kiriko. Đặc trưng của Satsuma Kiriko là phương pháp tạo màu nhạt dần. Khi nhìn vào bề mặt của các vết cắt trên nền thủy tinh, chúng ta có thể nhìn thấy màu sắc trang trí dọc theo đường cắt chuyển từ màu đỏ sậm ở trung tâm sang nhạt dần về hai bên. Kỹ thuật vẽ màu nhạt dần được đánh giá là kỹ xảo độc đáo ra đời tại Nhật Bản.

Các sản phẩm chế tác từ thuỷ tinh Kiriko
Các sản phẩm chế tác từ thuỷ tinh Kiriko

Được biết, nghệ nhân Satsuma Kiriko nổi tiếng với bí quyết tạo màu nhạt dần trên thủy tinh. Trong tiếng Nhật, kỹ thuật đó được gọi là bokashi-một trong những sáng tạo độc đáo của người làm thủy tinh, góp phần hình thành nên nét đặc thù cho dòng sản phẩm này. Trước khi tạo hình cho sản phẩm, người thợ sẽ ốp lớp thủy tinh màu lên bên ngoài lớp thủy tinh trong suốt. Kỹ thuật tạo màu nhạt dần bokashi tiếp tục được thực hiện với công đoạn cắt gọt trên lớp thủy tinh dày Satsuma Kiriko. Những vết cắt xuyên qua lớp thủy tinh màu bên ngoài ăn sâu vào phần thủy tinh trắng tinh khiết bên trong. Đó là yếu tố cốt lõi của kỹ thuật tạo màu nhạt dần bokashi.

Khác với dòng sản phẩm thủy tinh khắc hoa văn Edo Kkiriko chỉ tập trung vào màu trắng, các sản phẩm của Satsuma Kiriko chú trọng vào 2 tông màu đỏ và xanh. Ngoài ra, đường cắt trang trí trên thủy tinh Satsuma Kiriko cũng lớn hơn.

Tuy nhiên, những sản phẩm được gọi là Satsuma Kiriko hiện tại không phải được truyền lại từ ngày xưa. Bởi trước đây, Satsuma Kiriko thường được tặng cho địa chủ phong kiến giàu có. Sau cái chết của ông chủ Shimazu Nariakira, việc sản xuất Satsuma Kiriko cũng chấm dứt vào thời kỳ đầu của Thời đại Minh Trị và từ đó thất truyền. Các sản phẩm được bày bán hiện tại đa số là hàng phục chế. Sản phẩm được tạo từ xưa truyền lại rất hiếm, do đó nó là món hàng đắt đỏ có giá trị như một loại đồ cổ, một tác phẩm nghệ thuật có giá lên đến hàng triệu yên.

Xưởng chế tác Kiriko lâu đời nhất

Từ thủy tinh, người Nhật bắt đầu chuyển kỹ thuật này sang chế tác pha lê và hiện ở Nhật Bản, xưởng chế tác pha lê lâu đời nhất phải nói đến Kagami. Ra đời vào năm 1934 tại thành phố Ryugasaki tỉnh Ibaraki, cha đẻ của công ty cũng chính là Kozo Kagami- một nghệ nhân có kỹ năng chế tác thủy tinh và pha lê điêu luyện, từng có thời gian học tập tại Đức và năm 1927. 

Với những kỹ thuật từ tạo hình, căt gọt, mài dũa, đánh bóng đã phát triển nhiều năm ở Nhật, ông Kozo Kagami đã ứng dụng thêm kỹ thuật phương Tây kết hợp với đường nét, chi tiết đậm tính Á Đông có từ thời kỳ Edo (1603 - 1868), các sản phẩm của Kozo Kagami tạo ra sản phẩm không chỉ lthủ công đơn thuần mà còn mang đậm tính nghệ thuật. Chỉ 9 năm sau khi thành lập, các sản phẩm của Kagami đã nổi tiếng thế giới qua các triển lãm ở Chicago, Paris, New York... 

Một nghệ nhân chế tác Kiriko ở Nhật Bản
Một nghệ nhân chế tác Kiriko ở Nhật Bản

Thậm chí, vào năm 1943, Hoàng gia Nhật Bản đã sử dụng pha lê Kagami trong lễ cưới của công chúa ShigekoHigashikuni và hoàng tử Morihiro Higashikuni. Và đến tận ngày nay, Hoàng gia Nhật, các vị Đại sứ và Lãnh sự Nhật Bản ở hơn 250 quốc gia trên thế giới vẫn sử dụng đồ pha lê Kagami. Điển hình là tại hội nghị thượng đỉnh cấp cao Nhật Mỹ tháng 4/2014, khi cựu Tổng thống Obama đến thăm Nhật Bản, đã nhận được món quà đặc biệt từ Thủ tướng Shinzo Abe là chiếc bình rượu Sake cùng với hai chén rượu màu xanh và hồng do xưởng Kagami chế tác. 

Giờ đây, xưởng này đồng thời cũng là một nhà bảo tàng, nơi trưng bày các tác phẩm của người sáng lập Kozo Kagami và chặng đường phát triển của Kagami với những tác phẩm có giá trị, đại diện tiêu biểu cho ngành chế tác thủy tinh, pha lê Nhật Bản.../.

Tin cùng chuyên mục

Điện ảnh Việt và nỗi lo tăng thuế

Điện ảnh Việt và nỗi lo tăng thuế

(PLVN) - Những năm qua, điện ảnh Việt Nam đã có những bước tiến, tăng trưởng hàng năm và có những tác phẩm “ăn khách”.Tuy nhiên, bên cạnh những thành tích đáng ghi nhận, ngành điện ảnh vẫn đang đối mặt với những khó khăn, rào cản về chi phí, đặc biệt vấn đề dự thảo Luật Thuế giá trị gia tăng - GTGT (sửa đổi) sắp tới.

Đọc thêm

'Ông vua chân dung' của nhiếp ảnh Việt Nam

Bức ảnh Đại tướng Võ Nguyên Giáp ngồi bên nhạc sĩ Văn Cao vào ngày mùng 6 Tết Nhâm Thân 1992. (Ảnh: Nguyễn Đình Toán)
(PLVN) - Sở hữu tư liệu đồ sộ với hàng vạn bức ảnh quý giá chụp chân dung các văn nghệ sĩ, nghệ sĩ nhiếp ảnh Nguyễn Đình Toán được người trong nghề gọi với cái tên thân thương là “ông vua chân dung”. Đây không chỉ là một nghệ danh, mà còn là sự ghi nhận cho những đóng góp không ngừng nghỉ của ông trong việc lưu giữ và tôn vinh vẻ đẹp nghệ thuật qua từng khuôn mặt, từng nhân vật mà ông đã có cơ hội ghi lại trong suốt mấy chục năm qua.

'Multiverse - Đa vũ trụ' - Khám phá một vũ trụ bên trong mỗi con người

"Multiverse - Đa vũ trụ” ẩn chứa những câu hỏi về bản chất con người (Ảnh: BTC)
(PLVN) - Album “Multiverse - Đa vũ trụ” của Tùng Dương có các ca khúc ẩn chứa những câu hỏi về bản chất con người, về sinh tồn và ý nghĩa cuộc sống, về khả năng vượt thoát khỏi không gian sống chật hẹp để vươn tới những vũ trụ xa xăm hoặc để trở về khám phá một vũ trụ bên trong mỗi con người…

Khát khao làm phim điện ảnh “bom tấn”

Bộ phim "Khóc hay cười" thu hút nhiều khán giả.
(PLVN) - “Chúng tôi cố gắng một năm sẽ làm 3 - 4 phim chiếu rạp. Chúng tôi mong muốn làm phim điện ảnh bom tấn, kiểu Hollywood ”. Đó là lời chia sẻ của Đạo diễn Phạm Đức Dũng tại họp báo ra mắt Hãng phim Bạch Mã ngày 13/11/2024 tại Hà Nội.

Huỳnh Thị Thanh Thủy- Tự hào nhan sắc Việt

Huỳnh Thị Thanh Thủy- Tự hào nhan sắc Việt
(PLVN) -  Xuất sắc vượt qua nhiều đại diện đến từ các quốc gia trên thế giới, Huỳnh Thị Thanh Thủy đã đăng quang ngôi vị cao nhất, mang về chiếc vương miện danh giá Hoa hậu Quốc tế đầu tiên cho Việt Nam, đây là sự kiện quan trọng, đánh dấu tên tuổi Việt Nam trên bản đồ nhan sắc thế giới.

'Giọng hát hay Hà Nội năm 2024' - khơi dậy tình yêu Hà Nội

Cuộc thi “Giọng hát hay Hà Nội năm 2024” chính thức trở lại, tiếp tục hành trình tìm kiếm và vinh danh những giọng ca trẻ đầy tài năng của Thủ đô. (ảnh Thùy Dương)
(PLVN) - Cuộc thi “Giọng hát hay Hà Nội năm 2024” không chỉ là sân chơi nghệ thuật, mà còn là dịp để các thí sinh cũng như người dân Hà Nội ôn lại những trang sử hào hùng và khơi dậy tình yêu, niềm tự hào về quê hương trong trái tim mỗi người.

Văn hóa kinh doanh là giải pháp quan trọng để phát triển đất nước

Các đại biểu thảo luận tọa đàm: "Doanh nghiệp thời 4.0: Chuyển đổi văn hóa số tạo nên sự khác biệt."(Ảnh: BTC).
(PLVN) -  “Trong giai đoạn hiện nay, trước các cơ hội và thách thức đặt ra, chúng ta đã xác định văn hóa là nguồn lực nội sinh quan trọng. Bảo vệ bản sắc văn hóa, phát huy tiềm năng sức mạnh văn hóa dân tộc trong xây dựng văn hóa doanh nghiệp, văn hóa kinh doanh là giải pháp quan trọng để phát triển đất nước”.

200 tác phẩm "Hiện Linh" khám phá thế giới của đất mẹ

200 tác phẩm "Hiện Linh" khám phá thế giới của đất mẹ (ảnh P.V)
(PLVN) - Triển lãm gốm "Hiện Linh" mang tới công chúng, những người yêu nghệ thuật gần 200 tác phẩm lần đầu được ra mắt của Giáo sư, họa sĩ Ngô Xuân Bính. Trong không gian đương đại tại Bảo tàng Hà Nội, các tác phẩm gốm ‘Hiện Linh’ sẽ dẫn dắt người xem bước vào thế giới vừa quen thuộc, vừa mới lạ của đất Mẹ.