Vốn chính sách vun mầm no ấm ở Minh Long

(PLO) - Sau 16 năm âm thầm bền bỉ, những đồng vốn chính sách đã góp phần vào sự khởi sắc của Minh Long - một trong 6 huyện miền núi phía tây Quảng Ngãi, nơi có tới 71% người dân tộc Hre sinh sống và 100% số thôn xã nằm trong vùng đặc biệt khó khăn.

Bởi Minh Long khó khăn thế, nên sau nhiều chương trình, dự án hỗ trợ hiệu quả thấp, thiếu tính bền vững, đến đầu năm 2011, Đảng bộ, chính quyền huyện tập trung tìm hướng đi căn cơ giải bài toán giảm nghèo cho nhân dân. Từ đó, cả hệ thống chính trị vào cuộc và việc phối hợp các nguồn lực từ Chương trình 134, 135, xây dựng nông thôn mới, đặc biệt là nguồn vốn tín dụng ưu đãi của Chính phủ qua NHCSXH, đã làm cho đất với người vùng núi cao thức dậy. 

Gia đình anh Đinh Văn Kiên (thôn Mai Lãnh Trung, xã Long Mai, huyện Minh Long, Quảng Ngãi) nhờ “lực đẩy” từ vốn chính sách đã thoát nghèo, xây được nhà kiên cố, giờ đã có hơn chục con trâu bò, trồng được 8ha keo, kinh tế gia đình đã được cải thiện đáng kể, vươn lên bền vững
Gia đình anh Đinh Văn Kiên (thôn Mai Lãnh Trung, xã Long Mai, huyện Minh Long, Quảng Ngãi) nhờ “lực đẩy” từ vốn chính sách đã thoát nghèo, xây được nhà kiên cố, giờ đã có hơn chục con trâu bò, trồng được 8ha keo, kinh tế gia đình đã được cải thiện đáng kể, vươn lên bền vững

 “Trước đây đời sống của bà con trên địa bàn huyện nhiều khó khăn, nghèo đói, thiếu vốn sản xuất. Từ khi NHCSXH ra đời, phối hợp giữa ngân hàng với chính quyền xã, thôn trong thực hiện tín dụng chính sách đã làm nhận thức bà con đi lên. Thông qua sinh hoạt tổ, bà con có điều kiện nâng cao kiến thức, từ đó nâng cao nhận thức. Chính vì thế, nguồn vốn vay chính sách được bà con sử dụng đúng mục đích, phát huy hiệu quả” – ông Hồ Văn Nghĩa, Giám đốc Phòng giao dịch NHCSXH huyện Minh Long – cho biết.

Đưa chúng tôi thăm những cánh rừng keo xanh ngút ngàn bao bọc các sườn đồi, ông Đinh Ê Hoàng  - Chủ tịch UBND xã Thanh An, xã vùng 3 của huyện Minh Long - hồ hởi nói: Hiện tại khoảng 89% số hộ ở 14 thôn trong xã đã vay vốn của NHCSXH huyện trên 15 tỷ đồng, chủ yếu đầu tư vào phát triển kinh tế đồi rừng. Đáng chú ý, nhiều gia đình đã lồng ghép tốt đồng vốn vay với ứng dụng khoa học kỹ thuật vào lập vườn ươm cây giống, mở rộng diện tích khai hoang trồng rừng nguyên liệu, tạo nguồn thu nhập mỗi năm 70-80 triệu đồng. 

Gia đình chị Đinh Thị Sóc (dân tộc Hre, ở thôn Diệp Hạ, xã Thanh An) trước đây cuộc sống rất khó khăn. Thế rồi, được sự động viên của cán bộ phụ nữ địa phương cùng sự hướng dẫn tận tình của cán bộ NHCSXH, chị mạnh dạn vay vốn ưu đãi trồng 10 nghìn cây keo lai, nuôi 2 cặp trâu sinh sản làm cho có cuộc sống đủ đầy, tươi vui, vừa trả hết nợ vay ngân hàng, vừa dành dụm mua xe ô tô bán tải để vận chuyển giống má, phân bón vào mùa trồng rừng.

“Nhờ làm tốt công tác tuyên truyền nên bà con đồng bào các dân tộc thiểu số ở Thanh An xác định từ ban đầu vay vốn phải có trách nhiệm sử dụng hiệu quả để trả cho Nhà nước. Vì thế, bà con không còn tâm lý vay vốn theo phong trào, mà tính toán rất kỹ lưỡng nuôi trồng gì rồi mới vay vốn NHCSXH” – ông Hoàng cho biết. Ví như, Chương trình 30a hỗ trợ bà con 01 con bò, bà con sẵn sàng vay vốn chính sách mua thêm 1 con bò nữa, để “tận dụng sức lao động, đỡ lãng phí”. Hoặc bà con tính toán cẩn thận khi vay vốn các chương trình cải thiện nhà ở và các chương trình khác có cùng mục đích (nước sạch, vệ sinh môi trường…) để nâng cao hiệu quả đồng vốn. 

Góp phần quan trọng vào phát triển, đổi thay vùng quê nghèo Minh Long, nguồn vốn ưu đãi đang mỗi ngày được cán bộ nhân viên NHCSXH Minh Long cùng các hội đoàn thể nhận ủy thác, các tổ Tiết kiệm và vay vốn chuyển tải đến đúng địa chỉ người thụ hưởng, giúp hàng trăm hộ nghèo, cận nghèo, hộ mới thoát nghèo và các đối tượng chính sách khác đầu tư phát triển kinh tế gia đình, giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập và tự vươn lên thoát nghèo bền vững, góp phần tích cực thực hiện chương trình mục tiêu giảm nghèo, tạo việc làm, đảm bảo an sinh xã hội, xây dựng nông thôn mới tại địa phương. 

Năm 2018, doanh số cho vay của NHCSXH Quảng Ngãi đạt xấp xỉ 900 tỷ đồng, nâng tổng dư nợ tín dụng ưu đãi trong 16 năm qua đạt 3.120 tỷ đồng với 97 ngàn hộ vay, bình quân mỗi hộ có dư nợ 32 triệu đồng. Ông Lê Viết Chữ - Ủy viên TƯ Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Quảng Ngãi - cho rằng: “Cùng với các chương trình, dự án khác, vốn tín dụng ưu đãi đã trở thành động lực quan trọng giúp địa phương thực hiện thành công chương trình mục tiêu quốc gia về giảm nghèo, giải quyết việc làm và xây dựng nông thôn mới”. 

Đọc thêm

Thu nội địa tăng gần 11% so với cùng kỳ

Toàn ngành Thuế phấn đấu hoàn thành dự toán thu NSNN; triển khai đồng bộ, quyết liệt các giải pháp tăng cường quản lý thu, chống thất thu...
(PLVN) -  Lũy kế thu ngân sách nhà nước (NSNN) do ngành Thuế quản lý trong 4 tháng đầu năm 2024 đã đạt hơn 640.000 tỷ đồng, bằng 43% so với dự toán, tăng 10,7% so với cùng kỳ năm 2023.

Phó Thủ tướng Lê Minh Khái: Chuẩn bị sẵn sàng các phương án, lộ trình điều chỉnh giá

Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái.
(PLVN) -  Phó Thủ tướng Lê Minh Khái chỉ đạo các Bộ, ngành, địa phương chủ động thực hiện theo thẩm quyền hoặc đề xuất, tham mưu cấp có thẩm quyền các biện pháp, giải pháp, kịch bản ứng phó phù hợp, linh hoạt, kịp thời, bảo đảm mục tiêu kiểm soát lạm phát trong năm 2024 trong giới hạn 4-4,5% theo đúng Nghị quyết của Quốc hội trong mọi tình huống.

Nâng cao hiệu quả quản lý thuế với lĩnh vực kinh doanh vàng

100% DN kinh doanh vàng đã sử dụng hóa đơn điện tử. (Ảnh: Khánh Huy).
(PLVN) - Tổng cục Thuế cho biết, việc sử dụng hóa đơn điện tử (HĐĐT) đã được triển khai trên toàn quốc từ ngày 1/7/2022, trong đó có các doanh nghiệp (DN) hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh vàng bạc. Vấn đề quan trọng nhất hiện nay là phối hợp, tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát.

Phát triển Bà Rịa - Vũng Tàu thành trung tâm kinh tế biển quốc gia: Cần có cách tiếp cận chiến lược, đặt trong tổng thể

Bãi biển TP Vũng Tàu.
(PLVN) - Với những tiềm năng, lợi thế đặc biệt liên quan đến ngành công nghiệp dầu khí, hệ thống cảng biển, dịch vụ logistics, du lịch biển và các ngành kinh tế biển khác, Bà Rịa - Vũng Tàu quyết tâm đến 2030 trở thành trung tâm kinh tế biển quốc gia và nằm trong nhóm 5 địa phương phát triển kinh tế biển hàng đầu cả nước.

Chuyển đổi số ngành Thuế: Định vị top đầu

Ngành Thuế là đơn vị dẫn đầu trong chuyển đổi số của Bộ Tài chính. (Nguồn: ITN)
(PLVN) - Đó là nội dung quan trọng trong chiến lược cải cách hiện đại hóa (CCHĐH) ngành Thuế đến năm 2030. Theo Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế Mai Xuân Thành, công cuộc chuyển đổi số (CĐS) đang có những bước tiến lớn để ngành Thuế giữ vững vị trí hàng đầu.

Xem xét xử lý trách nhiệm các chủ đầu tư không đảm bảo tiến độ giải ngân vốn đầu tư công

Xem xét xử lý trách nhiệm các chủ đầu tư không đảm bảo tiến độ giải ngân vốn đầu tư công
(PLVN) - Đây là yêu cầu của tỉnh Lào Cai tại Thông báo 108/TB-VPUBND ngày 2/5/2024 kết luận của Thường trực UBND tỉnh về tiến độ giải ngân xây dựng cơ bản (kể cả chương trình mục tiêu quốc gia), công tác chuẩn bị đầu tư năm 2024 và giải pháp đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công năm 2024.

Khai thông nền kinh tế để tăng trưởng bền vững

Cần phải nhận thức thực chất quan hệ “tăng trưởng GDP” và ổn định kinh tế vĩ mô ở Việt Nam. (Ảnh minh họa)
(PLVN) - Theo PGS. TS Trần Đình Thiên, nguyên Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam (VKTVN), tăng trưởng kinh tế (GDP) của Việt Nam trong quý I/2024 khá cao, song cần nhận thức thực chất vấn đề, đồng thời khai thông nền kinh tế để tăng trưởng bền vững.

Ngành Thép đối diện nhiều thách thức

Sản xuất thép cán nóng. (Ảnh: Tập đoàn Hòa Phát cung cấp)
(PLVN) - Thị trường thép ở nước ta đang khá trầm lắng dù đang trong thời gian cao điểm mùa xây dựng. Không những thế, các doanh nghiệp sản xuất thép còn chịu áp lực cạnh tranh bởi thép nhập khẩu từ nước ngoài.

Cân nhắc kỹ đề xuất nhập khẩu cát làm cao tốc

Nhiều dự án giao thông trọng điểm tại ĐBSCL thiếu cát đắp nền. (Ảnh: Bộ GTVT)
(PLVN) - Nhiều dự án giao thông trọng điểm tại TP Hồ Chí Minh và các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) đang có nguy cơ chậm tiến độ do thiếu cát đắp nền đường. Trước đề xuất nhập cát từ Campuchia về phục vụ các dự án giao thông này, đại diện Bộ Xây dựng cho rằng việc này có những được - mất khác nhau, cần nghiên cứu kỹ.

Tăng chế tài xử phạt trong lĩnh vực thủy sản: Thể hiện quyết tâm của Việt Nam để gỡ “thẻ vàng IUU”

BĐBP Đà Nẵng kiểm tra thiết bị trên tàu bảo đảm điều kiện an toàn hàng hải. (Ảnh: Minh Trang)
(PLVN) - Ngày 4/4/2024, Chính phủ ban hành Nghị định 37/2024/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 26/2019/NĐ-CP ngày 8/3/2019 quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Thủy sản. Một ngày sau đó, ngày 5/4/2024, Chính phủ ban hành Nghị định 38/2024/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 42/2019/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính (XPVPHC) trong lĩnh vực thủy sản.

Nancy Ngô Thị Bích Quyên - Nhà sáng lập Hà Nội coaching Group: “Bà đầm thép” của BNI Việt Nam

Nancy Ngô Thị Bích Quyên - Nhà sáng lập Hà Nội coaching Group: “Bà đầm thép” của BNI Việt Nam
(PLVN) -  Không chỉ nổi danh trong lĩnh vực đào tạo doanh nghiệp (DN) ở trong nước, Nancy Ngô Thị Bích Quyên còn là nhà huấn luyện doanh nghiệp được vinh danh xuất sắc trên thế giới và khu vực châu Á Thái Bình Dương nhiều năm liên tục. Và “Bà đầm thép” chính là biệt danh mọi người dành cho chị. Cụm từ đó cũng thể hiện bản lĩnh, tri thức, tiếng tăm và chất “thép” trong con người nữ doanh nhân tài giỏi này!

ĐHĐCĐ 2024 Vietjet (VJC): Doanh thu vận tải hàng không vượt 53,7 nghìn tỷ; Kế hoạch vận chuyển 27 triệu lượt khách năm 2024, chia cổ tức 25%

ĐHĐCĐ 2024 Vietjet (VJC): Doanh thu vận tải hàng không vượt 53,7 nghìn tỷ; Kế hoạch vận chuyển 27 triệu lượt khách năm 2024, chia cổ tức 25%
(PLVN) - Ngày 26/4/2024, Công ty Cổ phần hàng không Vietjet (mã CK: VJC) đã tổ chức Đại hội cổ đông thường niên năm 2024 và thông qua kế hoạch kinh doanh với mục tiêu tập trung giữ vững thị phần trong nước, đẩy mạnh hợp tác và liên doanh để mở rộng các tuyến bay quốc tế.