Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc: Chi phí là rào cản lớn của doanh nghiệp logistics Việt Nam

Thủ tướng chỉ đạo nhiều giải pháp giảm chi phí logistics. Ảnh: VGP
Thủ tướng chỉ đạo nhiều giải pháp giảm chi phí logistics. Ảnh: VGP
(PLO) - Phát biểu tại Hội nghị toàn quốc về logistics sáng 16/4, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc khẳng định chi phí logistics ở Việt Nam còn cao, thậm chí rất cao. Việc này khiến DN Việt Nam giảm sức cạnh tranh, là rào cản phát triển KT-XH...

Chi phí logistics cao, cạnh tranh thấp

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc khẳng định vai trò quan trọng của ngành logistics trong tổng thể nền kinh tế Việt nam; là một trong 12 nhóm ngành kinh tế được cộng đồng ASEAN ưu tiên phát triển. Tại Việt Nam, lĩnh vực này có trị giá hàng tỷ USD. “Nếu DN Việt Nam không biết tận dụng cơ hội thì DN ngoài nước sẽ làm. Một thực tế hiện nay là nước ta chưa có DN mạnh về logistics”, Thủ tướng nói. 

Người đứng đầu Chính phủ nhận định, chi phí logistics ở nước ta còn cao, thậm chí rất cao. “Xe vận tải hàng hóa có đến 40 -50% xe quay đầu về đều là xe rỗng, không có hàng hóa gì thì sao chi chí không cao cho được”, Thủ tướng phân tích.

Thủ tướng nhấn mạnh, chi phí đang là gánh nặng của DN logistics Việt Nam. Từ đó sức cạnh tranh của DN Việt Nam giảm sút, ảnh hưởng đến sự phát triển chung kinh tế cả nước. Do đó, Thủ tướng đề nghị các Bộ ngành liên quan, các DN cùng bàn bạc, từng bước giảm chi phí logistics.

“Hãy coi chừng các khoản chi phí nhỏ, một rò rỉ nhỏ cũng sẽ nhấn chìm một con tàu lớn”, Thủ tướng trích lời một trong những người thành lập nước Hoa Kỳ để nói về sự cần thiết phải giảm chi phí logistics. “Nếu chi phí logistics lớn sẽ khiến cạnh tranh của chúng ta xuống thấp”, Thủ tướng nói.

Thủ tướng cho rằng hiện nay 90% hàng hóa được vận chuyển bằng đường bộ, các loại hình vận tải khác chỉ chiếm 10%, trong khi chi phí vận tải đường bộ đang ở mức cao là điều đáng phải bàn vì nó phản ánh bức tranh vận tải rời rạc, thiếu liên kết, làm tăng chi phí. 

Từ thực tế trên, người đứng đầu Chính phủ đề xuất 4 giải phải để giảm chi phí logistics. Thứ nhất, giảm thị phần vận tải bằng đường bộ, tăng thị phần vận tải bằng đường sắt và đường thủy nội địa; thị phần vận tải hàng hóa liên tỉnh đường bộ đến năm 2020 khoảng 54,4%; đường sắt 4,3%; đường thủy nội địa 32,4%.

Thứ hai, mở rộng hạ tầng logistics nhằm kết nối các cảng của Việt Nam với các cảng nước láng giềng. Xây dựng giao thông, kho bãi, trung tâm logistics trên các tuyến đường, hành lang kết nối các cảng của Việt Nam với Lào, Thái Lan, Trung Quốc…

Thứ ba, tăng cường cơ sở vật chất, trang thiết bị bốc xếp và hệ thống kho bãi đáp ứng yêu cầu của vận tải đa phương thức và dịch vụ logistics.

Thứ tư, nâng cao năng lực vận chuyển hàng hải, tăng lưu thông lượng hàng hóa vận chuyển đường biển. Điều chỉnh quy hoạch hệ thống cảng biển theo hướng tập chung phát triển kinh tế vùng. Nâng cao chất lượng dịch vụ đội tàu Việt Nam.

Sẽ đầu tư phát triển đường biển

Phát biểu tại Hội nghị, TS Nguyễn Đình Cung, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế TW cho rằng, chi phí cho logistics ở Việt Nam đang cao, nhưng vấn đề tại sao cao lại chưa được cắt nghĩa đầy đủ. “Tôi được biết là đầu tư vào đường bộ chiếm 90% trong tổng đầu tư phát triển hạ tầng giao thông, trong khi đó, logistics đường bộ lại có chi phí rất cao. Vậy, cách đầu tư ấy liệu đã đúng chưa?”, ông Cung đặt vấn đề.

Ông cũng cho rằng, về thể chế, Chính phủ cần cương quyết loại bỏ thêm nhiều điều kiện kinh doanh vô lí, bất lợi trong logistics và vận tải. Ngoài ra, việc kết nối hạ tầng cũng cần được những người thực hiện chính sách quan tâm hơn. “Đường được thiết kế 20 tấn, cầu có 10 tấn thì kết nối làm sao được. DN buộc phải vi phạm để lưu thông hàng hóa. Từ đó nảy sinh chi phí ngoài, nảy sinh tiêu cực”, ông Cung nói.

Theo đánh giá của Ngân hàng Thế giới (WB), chỉ số hiệu quả logistics năm 2016, Việt Nam đứng thứ 64/160 nước. Tốc độ phát triển bình quân hàng năm của ngành dịch vụ logistics Việt Nam khoảng 14-16%, là một trong những ngành dịch vụ tăng trưởng đều và bền vững ở Việt Nam trong thời gian qua. Cũng theo WB, chi phí logistics của Việt Nam tương đương 20,9% so với GDP, trong đó chi phí vận tải chiếm khoảng 59%.

Bộ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Văn Thể thừa nhận, dù logistics là ngành kinh tế quan trọng nhưng thời gian qua chưa được Bộ quan tâm đúng mức, dẫn đến việc ngành này phát triển chưa tương xứng và bộc lộ nhiều nhược điểm.

Trước thực tế loại hình vận tải biển năng lực lớn, giá rẻ nhưng lại chưa được DN sử dụng nhiều, ông Thể cho biết thời gian tới sẽ đầu tư, phát triển mạnh hơn hệ thống giao thông đường biển. “Biển chúng ta mênh mông, nhưng chưa được tổ chức vận tải tốt. Thời gian tới chúng tôi sẽ nghiên cứu, đầu tư để phát huy hiệu quả kinh tế đường biển”, “tư lệnh” ngành giao thông cho biết. 

DN vận tải gánh nhiều chi phí không chính thức

Theo Hiệp hội vận tải ô tô Việt Nam, nguyên nhân chi phí đối với vận tải đường bộ quá cao là do DN vận tải bị nhiều rào cản làm chi phí tăng cao. Phải gánh nhiều chi phí chính thức và không chính thức cao, bao gồm phí qua các trạm BOT không hợp lý; phí chi trả cho CSHT tại các vùng biên giới khi tham gia vận tải hàng hóa qua biên giới; chi phí thời gian, công sức, tiền bạc làm các thủ tục xin giấy phép vận chuyển hàng siêu trường siêu trọng quá cao, bất hợp lý và có nhiều tiêu cực. Hệ thống CSHT chưa đáp ứng được nhu cầu lưu thông hàng hóa. Ngoài ra, các trung tâm hàng hóa còn bấp cập nên xảy ra trường hợp xe chạy rỗng (không có hàng) rất cao, làm đội giá vận tải.

Đọc thêm

Thu nội địa tăng gần 11% so với cùng kỳ

Toàn ngành Thuế phấn đấu hoàn thành dự toán thu NSNN; triển khai đồng bộ, quyết liệt các giải pháp tăng cường quản lý thu, chống thất thu...
(PLVN) -  Lũy kế thu ngân sách nhà nước (NSNN) do ngành Thuế quản lý trong 4 tháng đầu năm 2024 đã đạt hơn 640.000 tỷ đồng, bằng 43% so với dự toán, tăng 10,7% so với cùng kỳ năm 2023.

Phó Thủ tướng Lê Minh Khái: Chuẩn bị sẵn sàng các phương án, lộ trình điều chỉnh giá

Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái.
(PLVN) -  Phó Thủ tướng Lê Minh Khái chỉ đạo các Bộ, ngành, địa phương chủ động thực hiện theo thẩm quyền hoặc đề xuất, tham mưu cấp có thẩm quyền các biện pháp, giải pháp, kịch bản ứng phó phù hợp, linh hoạt, kịp thời, bảo đảm mục tiêu kiểm soát lạm phát trong năm 2024 trong giới hạn 4-4,5% theo đúng Nghị quyết của Quốc hội trong mọi tình huống.

Nâng cao hiệu quả quản lý thuế với lĩnh vực kinh doanh vàng

100% DN kinh doanh vàng đã sử dụng hóa đơn điện tử. (Ảnh: Khánh Huy).
(PLVN) - Tổng cục Thuế cho biết, việc sử dụng hóa đơn điện tử (HĐĐT) đã được triển khai trên toàn quốc từ ngày 1/7/2022, trong đó có các doanh nghiệp (DN) hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh vàng bạc. Vấn đề quan trọng nhất hiện nay là phối hợp, tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát.

Phát triển Bà Rịa - Vũng Tàu thành trung tâm kinh tế biển quốc gia: Cần có cách tiếp cận chiến lược, đặt trong tổng thể

Bãi biển TP Vũng Tàu.
(PLVN) - Với những tiềm năng, lợi thế đặc biệt liên quan đến ngành công nghiệp dầu khí, hệ thống cảng biển, dịch vụ logistics, du lịch biển và các ngành kinh tế biển khác, Bà Rịa - Vũng Tàu quyết tâm đến 2030 trở thành trung tâm kinh tế biển quốc gia và nằm trong nhóm 5 địa phương phát triển kinh tế biển hàng đầu cả nước.

Chuyển đổi số ngành Thuế: Định vị top đầu

Ngành Thuế là đơn vị dẫn đầu trong chuyển đổi số của Bộ Tài chính. (Nguồn: ITN)
(PLVN) - Đó là nội dung quan trọng trong chiến lược cải cách hiện đại hóa (CCHĐH) ngành Thuế đến năm 2030. Theo Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế Mai Xuân Thành, công cuộc chuyển đổi số (CĐS) đang có những bước tiến lớn để ngành Thuế giữ vững vị trí hàng đầu.

Xem xét xử lý trách nhiệm các chủ đầu tư không đảm bảo tiến độ giải ngân vốn đầu tư công

Xem xét xử lý trách nhiệm các chủ đầu tư không đảm bảo tiến độ giải ngân vốn đầu tư công
(PLVN) - Đây là yêu cầu của tỉnh Lào Cai tại Thông báo 108/TB-VPUBND ngày 2/5/2024 kết luận của Thường trực UBND tỉnh về tiến độ giải ngân xây dựng cơ bản (kể cả chương trình mục tiêu quốc gia), công tác chuẩn bị đầu tư năm 2024 và giải pháp đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công năm 2024.

Khai thông nền kinh tế để tăng trưởng bền vững

Cần phải nhận thức thực chất quan hệ “tăng trưởng GDP” và ổn định kinh tế vĩ mô ở Việt Nam. (Ảnh minh họa)
(PLVN) - Theo PGS. TS Trần Đình Thiên, nguyên Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam (VKTVN), tăng trưởng kinh tế (GDP) của Việt Nam trong quý I/2024 khá cao, song cần nhận thức thực chất vấn đề, đồng thời khai thông nền kinh tế để tăng trưởng bền vững.

Ngành Thép đối diện nhiều thách thức

Sản xuất thép cán nóng. (Ảnh: Tập đoàn Hòa Phát cung cấp)
(PLVN) - Thị trường thép ở nước ta đang khá trầm lắng dù đang trong thời gian cao điểm mùa xây dựng. Không những thế, các doanh nghiệp sản xuất thép còn chịu áp lực cạnh tranh bởi thép nhập khẩu từ nước ngoài.

Cân nhắc kỹ đề xuất nhập khẩu cát làm cao tốc

Nhiều dự án giao thông trọng điểm tại ĐBSCL thiếu cát đắp nền. (Ảnh: Bộ GTVT)
(PLVN) - Nhiều dự án giao thông trọng điểm tại TP Hồ Chí Minh và các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) đang có nguy cơ chậm tiến độ do thiếu cát đắp nền đường. Trước đề xuất nhập cát từ Campuchia về phục vụ các dự án giao thông này, đại diện Bộ Xây dựng cho rằng việc này có những được - mất khác nhau, cần nghiên cứu kỹ.

Tăng chế tài xử phạt trong lĩnh vực thủy sản: Thể hiện quyết tâm của Việt Nam để gỡ “thẻ vàng IUU”

BĐBP Đà Nẵng kiểm tra thiết bị trên tàu bảo đảm điều kiện an toàn hàng hải. (Ảnh: Minh Trang)
(PLVN) - Ngày 4/4/2024, Chính phủ ban hành Nghị định 37/2024/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 26/2019/NĐ-CP ngày 8/3/2019 quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Thủy sản. Một ngày sau đó, ngày 5/4/2024, Chính phủ ban hành Nghị định 38/2024/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 42/2019/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính (XPVPHC) trong lĩnh vực thủy sản.

Nancy Ngô Thị Bích Quyên - Nhà sáng lập Hà Nội coaching Group: “Bà đầm thép” của BNI Việt Nam

Nancy Ngô Thị Bích Quyên - Nhà sáng lập Hà Nội coaching Group: “Bà đầm thép” của BNI Việt Nam
(PLVN) -  Không chỉ nổi danh trong lĩnh vực đào tạo doanh nghiệp (DN) ở trong nước, Nancy Ngô Thị Bích Quyên còn là nhà huấn luyện doanh nghiệp được vinh danh xuất sắc trên thế giới và khu vực châu Á Thái Bình Dương nhiều năm liên tục. Và “Bà đầm thép” chính là biệt danh mọi người dành cho chị. Cụm từ đó cũng thể hiện bản lĩnh, tri thức, tiếng tăm và chất “thép” trong con người nữ doanh nhân tài giỏi này!

ĐHĐCĐ 2024 Vietjet (VJC): Doanh thu vận tải hàng không vượt 53,7 nghìn tỷ; Kế hoạch vận chuyển 27 triệu lượt khách năm 2024, chia cổ tức 25%

ĐHĐCĐ 2024 Vietjet (VJC): Doanh thu vận tải hàng không vượt 53,7 nghìn tỷ; Kế hoạch vận chuyển 27 triệu lượt khách năm 2024, chia cổ tức 25%
(PLVN) - Ngày 26/4/2024, Công ty Cổ phần hàng không Vietjet (mã CK: VJC) đã tổ chức Đại hội cổ đông thường niên năm 2024 và thông qua kế hoạch kinh doanh với mục tiêu tập trung giữ vững thị phần trong nước, đẩy mạnh hợp tác và liên doanh để mở rộng các tuyến bay quốc tế.