CPI tháng 9 bằng 7 tháng cộng lại, lạm phát cao đe dọa

Lạm phát tháng 9 bất ngờ tăng mạnh, bằng cả 7 tháng trước đó cộng lại. Các chuyên gia quan ngại, diễn biến bất thường của chỉ số giá tiêu dùng (CPI) cho thấy nguy cơ lạm phát cao vẫn treo lơ lửng..

Lạm phát tháng 9  bất ngờ tăng mạnh, bằng cả 7 tháng trước đó cộng lại. Các chuyên gia quan ngại, diễn biến bất thường của chỉ số giá tiêu dùng (CPI) cho thấy nguy cơ lạm phát cao vẫn treo lơ lửng...

CPI từ tháng 8 năm 2011 đến tháng 9 năm 2012
CPI từ tháng 8 năm 2011 đến tháng 9 năm 2012

Hàng hóa tăng giá vù vù

Thời điểm hiện tại, tại Hà Nội giá các mặt hàng rau xanh như: rau muống, mùng tơi, cải xanh, rau khoai lang... đều có giá dao động từ 5.000 - 7.000 đồng (đ)/mớ. Thịt lợn có giá từ 100.000 - 120.000 đ/kg; thịt gà, thịt ngan có giá 100.000 – 120.000 đ/kg... Tại một số chợ trên địa bàn TP.HCM, như tại chợ Bến Thành (quận 1), giá cua biển tăng 10.000 đ/kg; các loại sò, ốc tăng 2.000 - 3.000 đ/kg. Một số loại rau như cải thảo, cải ngọt, xà lách xoong, dưa leo, khổ qua tăng từ 1.000 - 2.000 đ/kg; cà chua, cà rốt, xà lách tăng 3.000 - 4.000 đ/kg….

Đại diện hệ thống siêu thị Co.op mart cho biết, từ đầu tháng 9 đến nay đã nhận được đề nghị điều chỉnh tăng giá sản phẩm của khoảng gần chục nhà cung cấp hàng hóa, tập trung vào nhóm hàng may mặc, hàng tiêu dùng nhựa, hóa mỹ phẩm, với mức đề nghị tăng giá khoảng 4 - 10%.

Trong nhóm mặt hàng thực phẩm tăng giá, nổi lên, là mặt hàng sữa. Theo thông báo của doanh nghiệp, từ 24/9, một số sản phẩm sữa của hãng Abbott tăng giá khoảng 10% so với giá cũ. Cụ thể, sữa bột Gain IQ từ 126.500đ lên 136.700 đ/hộp 400g; Similac Gain IQ từ 229.500đ lên 252.400 đ/hộp 400g; Grow Vanilla từ 121.000đ lên 133.000 đ/hộp 400g...  Riêng Công ty Friesland Campina VN, từ ngày 1/10 sẽ bắt đầu điều chỉnh giá tăng 3,8% - 5% tùy từng mặt hàng.

Cùng với giá sữa, tại thị trường Hà Nội, gas được bán phổ biến ở mức 410.000-440.000 đồng/bình 12kg. Hiện gas thế giới đang được chào bán với giá 1.000 USD/tấn, tăng 50 USD/tấn so với mức giá công bố hồi đầu tháng 9/2012. “Nếu mức giá này được giữ đến cuối tháng thì các doanh nghiệp gas trong nước có thể tiếp tục điều chỉnh giá bán lẻ thêm khoảng 15.000 đồng/bình 12kg” – các DN kinh doanh gas đe.

Như tin đã đưa, theo công bố của Tổng cục Thống kê, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) cả nước trong tháng 9 tăng mạnh 2,2% so với tháng 8, tăng 6,48% so với cùng kỳ. CPI tháng 9 cả nước tăng mạnh đã thực sự gây sốc cho người tiêu dùng, và vượt xa dự báo của giới chuyên môn.

Nhìn chung, tất cả 11 nhóm hàng tính chỉ số giá trong tháng 9 đều tăng so với tháng 8. Trong đó, nhóm thuốc và dịch vụ y tế tăng mạnh nhất tới 17,02% do đợt tăng giá thuốc và viện phí bắt đầu từ tháng 8; tiếp đến là nhóm giáo dục tăng 10,54% do yếu tố thời vụ mùa tựu trường; nhóm giao thông tăng 3,83%, và nhóm nhà ở, vật liệu xây dựng tăng 2,18% ...

Kịch bản nào cho lạm phát?

Theo chuyên gia kinh tế Vũ Đình Ánh, lạm phát tháng 9 rất bất thường, mức tăng 2,2% của tháng 9 là quá cao, xét cả về lịch sử lẫn bối cảnh hiện tại. “Theo dõi số liệu từ năm 1995 đến nay, tôi thấy chưa có tháng 9 nào có mức tăng cao như năm nay. Như vậy có thể gọi đây là mức tăng lịch sử. Ngoài ra cũng cần thấy là trong 7 tháng đầu năm, chỉ số giá tiêu dùng chỉ tăng 2,22%, riêng tháng 9 này đã tăng bằng cả 7 tháng cộng lại. Điều đó phần nào cho thấy xu hướng lạm phát cao đang có dấu hiệu quay trở lại” – ông Ánh cảnh báo.

Chỉ số giá tăng mạnh trong tháng 9 sẽ ảnh hưởng như thế nào đến mục tiêu kiềm chế lạm phát năm nay? - Theo vị chuyên gia này, nếu muốn lạm phát ở mức khoảng 7% thì rất khó bởi hiện đã 5,13% rồi. “Ở kịch bản tốt, tôi cho rằng lạm phát có thể ở mức trên 8% nếu CPI 3 tháng cuối năm tăng khoảng 1% mỗi tháng. Tuy nhiên, nếu mức tăng khoảng 2% của tháng 9 lặp lại, con số có thể cao hơn” – ông Ánh nói.

Để “hãm phanh” CPI cũng như “chặn đà” quay trở lại của  lạm phát, giới chuyên gia kiến nghị: không được sao nhãng trong việc ngăn chặn nhập siêu; cẩn trọng trong việc vay nợ, nhất là vay thương mại, đặc biệt là vay thương mại của các doanh nghiệp; nghiêm chỉnh và tích cực trong việc trả nợ (như thời gian qua, tỷ lệ thực hiện trả nợ nước ngoài so với dự toán cả năm mà Quốc hội phê duyệt đều cao hơn các tỷ lệ của các khoản khác).

Phải cẩn trọng với việc tăng tỷ giá, bởi nếu tăng tỷ giá sẽ làm phát sinh nhập khẩu lạm phát do giá nhập khẩu tính bằng VND sẽ bị tăng kép (vừa tăng do giá tính bằng ngoại tệ tăng, vừa tăng do tỷ giá VND/ngoại tệ tăng).

Ngày 26/9, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Chỉ thị yêu cầu kiểm soát chặt chẽ các loại giá, phí của các hàng hóa, dịch vụ tiêu dùng thiết yếu như: y tế, giáo dục, nước sinh hoạt, cước vận tải, sữa, thuốc chữa bệnh, thuốc bảo vệ động, thực vật, phân bón... và giá cả các loại hàng hóa là nguyên vật liệu đầu vào của sản xuất.

Thủ tướng yêu cầu các bộ, ngành, UBND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương thực hiện nghiêm, triệt để việc phòng, chống gian lận thương mại, chuyển giá, gian lận giá nhập khẩu và buôn lậu qua biên giới, nhất là các mặt hàng xăng dầu, thuốc lá, khoáng sản. Các cơ quan chức năng phải kiên quyết xử lý nghiêm các hành vi vi phạm, không để xảy ra mất cân đối cung cầu, găm hàng, tăng giá làm mất ổn định thị trường, giá cả hàng hóa và dịch vụ. 

Mai Hoa

Đọc thêm

Thu nội địa tăng gần 11% so với cùng kỳ

Toàn ngành Thuế phấn đấu hoàn thành dự toán thu NSNN; triển khai đồng bộ, quyết liệt các giải pháp tăng cường quản lý thu, chống thất thu...
(PLVN) -  Lũy kế thu ngân sách nhà nước (NSNN) do ngành Thuế quản lý trong 4 tháng đầu năm 2024 đã đạt hơn 640.000 tỷ đồng, bằng 43% so với dự toán, tăng 10,7% so với cùng kỳ năm 2023.

Phó Thủ tướng Lê Minh Khái: Chuẩn bị sẵn sàng các phương án, lộ trình điều chỉnh giá

Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái.
(PLVN) -  Phó Thủ tướng Lê Minh Khái chỉ đạo các Bộ, ngành, địa phương chủ động thực hiện theo thẩm quyền hoặc đề xuất, tham mưu cấp có thẩm quyền các biện pháp, giải pháp, kịch bản ứng phó phù hợp, linh hoạt, kịp thời, bảo đảm mục tiêu kiểm soát lạm phát trong năm 2024 trong giới hạn 4-4,5% theo đúng Nghị quyết của Quốc hội trong mọi tình huống.

Nâng cao hiệu quả quản lý thuế với lĩnh vực kinh doanh vàng

100% DN kinh doanh vàng đã sử dụng hóa đơn điện tử. (Ảnh: Khánh Huy).
(PLVN) - Tổng cục Thuế cho biết, việc sử dụng hóa đơn điện tử (HĐĐT) đã được triển khai trên toàn quốc từ ngày 1/7/2022, trong đó có các doanh nghiệp (DN) hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh vàng bạc. Vấn đề quan trọng nhất hiện nay là phối hợp, tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát.

Phát triển Bà Rịa - Vũng Tàu thành trung tâm kinh tế biển quốc gia: Cần có cách tiếp cận chiến lược, đặt trong tổng thể

Bãi biển TP Vũng Tàu.
(PLVN) - Với những tiềm năng, lợi thế đặc biệt liên quan đến ngành công nghiệp dầu khí, hệ thống cảng biển, dịch vụ logistics, du lịch biển và các ngành kinh tế biển khác, Bà Rịa - Vũng Tàu quyết tâm đến 2030 trở thành trung tâm kinh tế biển quốc gia và nằm trong nhóm 5 địa phương phát triển kinh tế biển hàng đầu cả nước.

Chuyển đổi số ngành Thuế: Định vị top đầu

Ngành Thuế là đơn vị dẫn đầu trong chuyển đổi số của Bộ Tài chính. (Nguồn: ITN)
(PLVN) - Đó là nội dung quan trọng trong chiến lược cải cách hiện đại hóa (CCHĐH) ngành Thuế đến năm 2030. Theo Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế Mai Xuân Thành, công cuộc chuyển đổi số (CĐS) đang có những bước tiến lớn để ngành Thuế giữ vững vị trí hàng đầu.

Xem xét xử lý trách nhiệm các chủ đầu tư không đảm bảo tiến độ giải ngân vốn đầu tư công

Xem xét xử lý trách nhiệm các chủ đầu tư không đảm bảo tiến độ giải ngân vốn đầu tư công
(PLVN) - Đây là yêu cầu của tỉnh Lào Cai tại Thông báo 108/TB-VPUBND ngày 2/5/2024 kết luận của Thường trực UBND tỉnh về tiến độ giải ngân xây dựng cơ bản (kể cả chương trình mục tiêu quốc gia), công tác chuẩn bị đầu tư năm 2024 và giải pháp đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công năm 2024.

Khai thông nền kinh tế để tăng trưởng bền vững

Cần phải nhận thức thực chất quan hệ “tăng trưởng GDP” và ổn định kinh tế vĩ mô ở Việt Nam. (Ảnh minh họa)
(PLVN) - Theo PGS. TS Trần Đình Thiên, nguyên Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam (VKTVN), tăng trưởng kinh tế (GDP) của Việt Nam trong quý I/2024 khá cao, song cần nhận thức thực chất vấn đề, đồng thời khai thông nền kinh tế để tăng trưởng bền vững.

Ngành Thép đối diện nhiều thách thức

Sản xuất thép cán nóng. (Ảnh: Tập đoàn Hòa Phát cung cấp)
(PLVN) - Thị trường thép ở nước ta đang khá trầm lắng dù đang trong thời gian cao điểm mùa xây dựng. Không những thế, các doanh nghiệp sản xuất thép còn chịu áp lực cạnh tranh bởi thép nhập khẩu từ nước ngoài.

Cân nhắc kỹ đề xuất nhập khẩu cát làm cao tốc

Nhiều dự án giao thông trọng điểm tại ĐBSCL thiếu cát đắp nền. (Ảnh: Bộ GTVT)
(PLVN) - Nhiều dự án giao thông trọng điểm tại TP Hồ Chí Minh và các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) đang có nguy cơ chậm tiến độ do thiếu cát đắp nền đường. Trước đề xuất nhập cát từ Campuchia về phục vụ các dự án giao thông này, đại diện Bộ Xây dựng cho rằng việc này có những được - mất khác nhau, cần nghiên cứu kỹ.

Tăng chế tài xử phạt trong lĩnh vực thủy sản: Thể hiện quyết tâm của Việt Nam để gỡ “thẻ vàng IUU”

BĐBP Đà Nẵng kiểm tra thiết bị trên tàu bảo đảm điều kiện an toàn hàng hải. (Ảnh: Minh Trang)
(PLVN) - Ngày 4/4/2024, Chính phủ ban hành Nghị định 37/2024/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 26/2019/NĐ-CP ngày 8/3/2019 quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Thủy sản. Một ngày sau đó, ngày 5/4/2024, Chính phủ ban hành Nghị định 38/2024/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 42/2019/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính (XPVPHC) trong lĩnh vực thủy sản.

Nancy Ngô Thị Bích Quyên - Nhà sáng lập Hà Nội coaching Group: “Bà đầm thép” của BNI Việt Nam

Nancy Ngô Thị Bích Quyên - Nhà sáng lập Hà Nội coaching Group: “Bà đầm thép” của BNI Việt Nam
(PLVN) -  Không chỉ nổi danh trong lĩnh vực đào tạo doanh nghiệp (DN) ở trong nước, Nancy Ngô Thị Bích Quyên còn là nhà huấn luyện doanh nghiệp được vinh danh xuất sắc trên thế giới và khu vực châu Á Thái Bình Dương nhiều năm liên tục. Và “Bà đầm thép” chính là biệt danh mọi người dành cho chị. Cụm từ đó cũng thể hiện bản lĩnh, tri thức, tiếng tăm và chất “thép” trong con người nữ doanh nhân tài giỏi này!

ĐHĐCĐ 2024 Vietjet (VJC): Doanh thu vận tải hàng không vượt 53,7 nghìn tỷ; Kế hoạch vận chuyển 27 triệu lượt khách năm 2024, chia cổ tức 25%

ĐHĐCĐ 2024 Vietjet (VJC): Doanh thu vận tải hàng không vượt 53,7 nghìn tỷ; Kế hoạch vận chuyển 27 triệu lượt khách năm 2024, chia cổ tức 25%
(PLVN) - Ngày 26/4/2024, Công ty Cổ phần hàng không Vietjet (mã CK: VJC) đã tổ chức Đại hội cổ đông thường niên năm 2024 và thông qua kế hoạch kinh doanh với mục tiêu tập trung giữ vững thị phần trong nước, đẩy mạnh hợp tác và liên doanh để mở rộng các tuyến bay quốc tế.