Kinh nghiệm xương máu từ vùng dịch

Thủ tướng Phạm Minh Chính trao tặng Bằng khen cho các cá nhân có thành tích xuất sắc trong công tác phòng, chống dịch COVID-19 đợt thứ 4.
Thủ tướng Phạm Minh Chính trao tặng Bằng khen cho các cá nhân có thành tích xuất sắc trong công tác phòng, chống dịch COVID-19 đợt thứ 4.
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Cuộc gặp mặt đại diện lực lượng y tế tuyến đầu tiêu biểu trong công tác phòng chống dịch COVID-19 do Văn phòng Chính phủ tổ chức chiều 18/10, không chỉ có những lời cảm ơn tri ân mà còn là cuộc báo cáo những kinh nghiệm xương máu của những thầy thuốc về từ vùng tâm dịch.

Những thầy thuốc không nói nhiều về mình. Họ đã nỗ lực gấp 2-3 lần so với bình thường; không chỉ phải vượt qua những khó khăn vì phải cứu người trong những hoàn cảnh ngặt nghèo và thiếu thốn mà còn phải chịu nhiều áp lực rất lớn khi số lượng bệnh nhân tăng lên quá nhanh, phải giành giật sự sống cho nhiều bệnh nhân cùng lúc. Bên cạnh đó là những gian khổ khi phải xa gia đình, người thân kéo dài; làm việc dài ngày trong môi trường lây nhiễm và căng thẳng.

Một trong những bài phát biểu đáng chú ý là của bác sĩ (BS) Nguyễn Lân Hiếu, Giám đốc Bệnh viện (BV) Đại học Y Hà Nội, GĐ BV Hồi sức cấp cứu Bình Dương. Ông cảnh báo đáp án cho câu hỏi “hệ thống y tế của các tỉnh đã qua làn sóng dịch thứ 4 cần phải làm gì?” là vô cùng khó, không giống nhau vì mỗi tỉnh có vị trí khí hậu, mật độ dân số, độ phủ vaccine... khác nhau.

Như tại Bình Dương, nơi có rất nhiều khu công nghiệp với tỷ lệ mắc bệnh hơn 10% dân số, số lượng ca mắc trong cộng đồng có lúc lên tới 5.000 - 6.000 ca mỗi ngày, trong khi chỉ có BV Đa khoa tỉnh Bình Dương điều trị tầng 3 với 30 giường thở máy. Thế nhưng tỷ lệ tử vong tại Bình Dương vẫn thấp hơn tại TP HCM.

Theo một số ý kiến, không phải vì nơi này chống dịch giỏi hơn nơi kia, mà chỉ vì lý do… may mắn. Nguyên nhân đến từ thực tế dân số Bình Dương là dân số rất trẻ, cả triệu công nhân trong độ tuổi sung sức nhất từ khắp các tỉnh, thành về làm việc sinh sống, nên sức tự đề kháng, sức tự chống chịu trước Covid-19 cực cao.

Từ kinh nghiệm sau những tháng ngày trực tiếp đối mặt với COVID-19, BS Hiếu có một số đề xuất táo bạo:

Thứ nhất, xoá bỏ các khu cách ly tập trung, hình thành mạng lưới chăm sóc F0 tại nhà theo cấp xã, khu vực bị nhiễm có thể cách ly hẹp.

Thứ hai, tách đôi BV với 2 lối đi riêng biệt cho người nhiễm hoặc không nhiễm COVID-19.

Thứ ba, khu điều trị COVID-19 nên chia làm 3: Hồi sức cấp cứu, Điều trị bệnh mức độ vừa và Khu hậu Covid-19. Bộ máy nhân sự y tế cần được chính thức bổ nhiệm, lương thưởng rõ ràng, cơ chế tường minh để nhân viên y tế yên tâm làm việc.

Thứ tư, cần đưa y tế tư nhân vào cuộc. Thứ năm, chú trọng tiêm vaccine. Thứ sáu, tổ chức lại khu nhà ở cho công nhân và người lao động nhập cư. Thứ bảy, “nếu tỷ lệ tử vong trong số người đã tiêm vaccine phòng COVID-19 chỉ như cúm mùa, vậy sao ta phải sợ?”.

BS Hiếu cho rằng: “Bài học lớn nhất là chúng ta phải nâng cao chất lượng y tế cơ sở. Trong đại dịch mới thấy hệ thống y tế cơ sở, đặc biệt là tuyến huyện còn bất cập, từ nhân lực, cơ sở vật chất, trang thiết bị, thuốc men. Thời gian tới, cần nâng cao chất lượng nhân viên y tế, đảm bảo cuộc sống để họ yên tâm học tập. Nhân viên y tế tuyến huyện không đủ điều kiện sinh sống và làm việc sẽ rất khó tập trung vào nâng cao tay nghề”.

Cũng vẫn lời BS Hiếu: “Qua dịch COVID-19, chúng ta đã thấy được những giá trị cốt lõi của con người, đó là sự đùm bọc, che chở nhau trong hoạn nạn”.

Những thầy thuốc chân chính không nói nhiều về mình. Có thể không cần báo công, quan trọng nhất là làm sao đừng để có những mất mát như đã xảy ra. Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam đã phát biểu ngắn gọn, lực lượng y tế tham gia chống dịch đã “có sự hy sinh vô cùng cao quý, nỗ lực phi thường mà không thể tuyên dương, khen thưởng hết được. Phần thưởng lớn nhất là truyền thống của ngành Y được nhân dân ghi nhận”.

Đọc thêm

Vụ kiện liên quan thu hồi đất tại Thanh Hóa: TAND cấp cao tại Hà Nội thông báo thụ lý phúc thẩm

Nhà Đại đoàn kết xây năm 2006 là nơi ở của bà Mai. (Ảnh: Nguyễn Tuấn)
(PLVN) - TAND cấp cao tại Hà Nội mới có Thông báo thụ lý vụ án hành chính số 540/2024/TBTL-HC thụ lý vụ án để xét xử phúc thẩm vụ khởi kiện quyết định hành chính về quản lý đất đai do bà Trần Thị Mai (ngụ phường Hải Châu, TX Nghi Sơn, tỉnh Thanh Hóa) kháng cáo toàn bộ với Bản án hành chính sơ thẩm 232/2024/HC-ST ngày 20/9/2024 của TAND tỉnh Thanh Hóa.

Hành vi xúc phạm, bôi nhọ người khác trên mạng xã hội sẽ bị xử lý như thế nào?

Luật sư Lê Thị Thùy.
(PLVN) - Bạn Quốc Tuấn (Hải Phòng) hỏi: Tôi và một đồng nghiệp có xảy ra mâu thuẫn. Người đồng nghiệp này đã đăng tải những lời lẽ xúc phạm danh dự, nhân phẩm của tôi lên mạng xã hội. Hành vi này đã làm ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống tinh thần cũng như cuộc sống, công việc của tôi. Xin hỏi, hành vi xúc phạm danh dự, nhân phẩm người khác trên mạng xã hội sẽ bị xử lý như thế nào?

Cà Mau: Thiếu sót trong xây dựng, bồi thường, tái định cư một số dự án

Cà Mau: Thiếu sót trong xây dựng, bồi thường, tái định cư một số dự án
(PLVN) - Thanh tra tỉnh Cà Mau vừa ban hành Kết luận thanh tra 30/KL-TT (KLTT) về việc thanh tra các dự án, hạng mục công trình xây dựng trên địa bàn tỉnh. Theo KLTT, một số chủ đầu tư các dự án có hạn chế, thiếu sót như: UBND tỉnh; Sở NN&PTNT; Ban Quản lý dự án (BQLDA) công trình xây dựng Cà Mau; BQLDA công trình NN&PTNT; Ban ODA và NGO; BQLDA xây dựng công trình giao thông Cà Mau; Trung tâm Phát triển quỹ đất Cà Mau; UBND huyện Ngọc Hiển, UBND TP Cà Mau, UBND huyện Năm Căn.

Tiếp sự việc công dân phản ánh bị cơ quan đăng ký đất đai 'làm khó': Phó Chủ tịch UBND Hà Nội có chỉ đạo

Tiếp sự việc công dân phản ánh bị cơ quan đăng ký đất đai 'làm khó': Phó Chủ tịch UBND Hà Nội có chỉ đạo
(PLVN) - Sau khi tiếp nhận công văn gửi kèm đơn của bà Nguyễn Thị Vân Khánh (ngụ phường Trung Văn, quận Nam Từ Liêm) có nội dung phản ánh Văn phòng Đăng ký đất đai (VPĐKĐĐ) Chi nhánh quận Hai Bà Trưng ra quyết định ngăn chặn không phù hợp pháp luật, Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội mới có chỉ đạo.

Đề xuất các hình thức, biện pháp cứu trợ, hỗ trợ khi tình trạng khẩn cấp xảy ra

Đề xuất các hình thức, biện pháp cứu trợ, hỗ trợ khi tình trạng khẩn cấp xảy ra. (Ảnh: qdnd.vn)
(PLVN) - Bộ Quốc phòng đang dự thảo Luật Tình trạng khẩn cấp nhằm bảo đảm tính thống nhất, đồng bộ và nâng cao hiệu quả pháp lý của hệ thống pháp luật về tình trạng khẩn cấp; tạo lập cơ sở pháp lý, bảo đảm hiệu lực, hiệu quả thi hành pháp luật nhằm tăng cường tính chủ động trong việc ứng phó, khắc phục kịp thời, hiệu quả trường hợp xảy ra tình huống khẩn cấp, góp phần bảo vệ Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân.

Sự việc dấu hiệu vi phạm trong cấp sổ đỏ tại Thanh Hóa: Văn phòng Đăng ký đất đai yêu cầu kiểm điểm 2 viên chức

Chi nhánh VPĐKĐĐ huyện Đông Sơn. (Ảnh: Nguyễn Tuấn)
(PLVN) - Ông Nguyễn Bá Khương (ngụ xã Đông Tiến, huyện Đông Sơn, tỉnh Thanh Hóa) phản ánh việc cán bộ lập thủ tục, hồ sơ cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (GCN) không đúng quy định. Mới đây, Văn phòng Đăng ký đất đai (VPĐKĐĐ) Thanh Hóa đã có Văn bản 407/TB-VPĐKĐĐ ngày 22/11/2024 thông báo kết quả giải quyết tố cáo.

Quy định mới về dựng lại hiện trường, giải quyết vụ tai nạn giao thông đường bộ

Quy định mới về dựng lại hiện trường, giải quyết vụ TNGT đường bộ có hiệu lực từ ngày 1/1/2025. (Ảnh: bocongan.gov.vn)
(PLVN) - Bộ Công an đã ban hành Thông tư 72/2024/TT-BCA quy định quy trình điều tra, giải quyết tai nạn giao thông (TNGT) đường bộ của Cảnh sát giao thông (CSGT); trong đó, một trong những nội dung đáng chú ý là quy định dựng lại hiện trường vụ TNGT đường bộ và giải quyết vụ việc theo thủ tục hành chính.