Phòng chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực

Kiên trì xây dựng văn hóa liêm chính

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng phát biểu tại Hội nghị toàn quốc tổng kết 10 năm công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực (PCTN,TC) giai đoạn 2012 – 2022. Ảnh: TTXVN
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng phát biểu tại Hội nghị toàn quốc tổng kết 10 năm công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực (PCTN,TC) giai đoạn 2012 – 2022. Ảnh: TTXVN
(PLVN) -  Nhiều ý kiến chuyên gia cho rằng, vấn đề xây dựng văn hóa liêm chính, văn hóa tiết kiệm, không tham nhũng lúc này trở nên vô cùng cấp bách, làm thước đo sự trong sạch, vững mạnh của Đảng; thước đo về phẩm chất, năng lực của cán bộ đảng viên, nhất là người có chức, có quyền.

Yêu cầu cấp thiết

Phát biểu tại Hội nghị toàn quốc tổng kết 10 năm công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực (PCTN,TC) giai đoạn 2012 – 2022 diễn ra hồi tháng 6/2022, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương về PCTN,TC nhấn mạnh, PCTN là “chống giặc nội xâm”, tức là chống những thói hư, tật xấu, nhất là sự suy thoái về phẩm chất, đạo đức, tệ ăn bớt, ăn cắp, ăn chặn của công dưới nhiều hình thức; tiền tài, của cải, vật chất... do người khác “biếu xén”, “cho, tặng”, hối lộ,... với động cơ không trong sáng. Nó thường diễn ra đối với những người có chức, có quyền. Vì vậy, đây là nhiệm vụ rất quan trọng, nhưng cũng vô cùng khó khăn, phức tạp, đòi hỏi chúng ta phải tiến hành một cách kiên quyết, kiên trì, liên tục, bền bỉ, “không nghỉ”, “không ngừng” ở tất cả các cấp, các ngành, các lĩnh vực; thực hiện đồng bộ các biện pháp chính trị, tư tưởng, tổ chức, hành chính, kinh tế, hình sự; với những bước đi vững chắc, tích cực, chủ động và có trọng tâm, trọng điểm; phải xây dựng cho được một cơ chế phòng ngừa chặt chẽ để “không thể tham nhũng”; một cơ chế răn đe, trừng trị nghiêm khắc để “không dám tham nhũng”; và một cơ chế bảo đảm để “không cần tham nhũng”.

Định hướng hoạt động cho giai đoạn tới, Tổng Bí thư nêu rõ yêu cầu kết hợp chặt chẽ giữa tích cực phòng ngừa với chủ động phát hiện, xử lý nghiêm minh, kịp thời những hành vi tham nhũng, tiêu cực, bao che, dung túng, tiếp tay cho tham nhũng, can thiệp, cản trở việc chống tham nhũng, tiêu cực; không có vùng cấm, không có ngoại lệ. Phát huy sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị và của toàn dân; thực hiện đồng bộ các biện pháp chính trị, tư tưởng, tổ chức, hành chính, kinh tế, hình sự.

Cùng với đó, tiếp tục đẩy mạnh, nâng cao hiệu quả công tác giáo dục, tuyên truyền, tạo sự tự giác, thống nhất cao về nhận thức và hành động trong cán bộ, đảng viên và nhân dân về PCTN,TC, trước hết là sự gương mẫu, quyết liệt của người đứng đầu cấp uỷ, cơ quan, tổ chức, đơn vị, địa phương; kiên trì giáo dục, rèn luyện đức tính liêm khiết; xây dựng văn hoá tiết kiệm, không tham nhũng, lãng phí, trước hết trong cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức. Đẩy mạnh việc xây dựng, hoàn thiện các quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước về kinh tế - xã hội; về kiểm tra, giám sát và PCTN,TC; trước hết là sự gương mẫu, quyết liệt của người đứng đầu cấp uỷ, cơ quan, tổ chức, đơn vị, địa phương; kiên trì giáo dục, rèn luyện đức tính liêm khiết, xây dựng văn hoá tiết kiệm, không tham nhũng, trước hết trong cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức.

Trình bày tại Hội nghị toàn quốc nghiên cứu, học tập, quán triệt các Nghị quyết Hội nghị lần thứ 6, Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII mới diễn ra, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Nội chính Trung ương Phan Đình Trạc cũng nhấn mạnh đến xây dựng văn hóa liêm chính, tiết kiệm để không muốn tham nhũng, tiêu cực.

Trình bày tại Hội nghị toàn quốc nghiên cứu, học tập, quán triệt các Nghị quyết Hội nghị lần thứ 6, Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII mới diễn ra, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Nội chính Trung ương Phan Đình Trạc cũng nhấn mạnh đến xây dựng văn hóa liêm chính, tiết kiệm để không muốn tham nhũng, tiêu cực.

Báo cáo tổng kết 10 năm công tác phòng chống tham nhũng, tiêu cực giai đoạn 2012 – 2022 tại Hội nghị, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Nội chính Trung ương, Phó Trưởng Ban Thường trực Ban Chỉ đạo Trung ương về PCTN,TC Phan Đình Trạc đã nêu lên hàng loạt giải pháp, nhiệm vụ trọng tâm trong thời gian tới. Trong đó có việc nâng cao hơn nữa trách nhiệm của cấp ủy đảng, kiên trì xây dựng văn hóa liêm chính của cán bộ, đảng viên và nhân dân, trước hết là sự gương mẫu, quyết liệt, nói đi đôi với làm của tập thể lãnh đạo và người đứng đầu trong PCTN,TC.

Trong phát biểu tại Phiên họp thứ 22 của Ban Chỉ đạo Trung ương về PCTN,TC (tháng 8/2022), Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng một lần nữa nhấn mạnh, cần tiếp tục tăng cường, nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức, trách nhiệm, kiên trì xây dựng văn hóa liêm chính, không tham nhũng, tiêu cực trong đội ngũ cán bộ, đảng viên và nhân dân; xây dựng chuẩn mực đạo đức cách mạng của cán bộ, đảng viên trong tình hình mới, trước hết là sự gương mẫu, giữ gìn, nói đi đôi với làm của người đứng đầu và tập thể lãnh đạo các cấp, các ngành, cơ quan, tổ chức, đơn vị trong PCTN,TC.

Xây dựng Bộ quy tắc ứng xử, tiêu chuẩn liêm chính

Trong phát biểu tại phiên thảo luận ở hội trường về Báo cáo công tác phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật năm 2022 tại Kỳ họp thứ 4, Quốc hội khóa XV vừa qua, Đại biểu Trần Công Phàn (đoàn Bình Dương) cho biết, nhân dân rất phấn khởi về kết quả của việc đấu tranh PCTN. Tuy nhiên, theo Đại biểu, chúng ta mới tập trung vào việc chống tham nhũng với việc đưa nhiều vụ án lớn ra xét xử kịp thời; trong đó có những đối tượng phạm tội ở vị trí có chức vụ cao. “Tôi đề nghị chúng ta phải chú ý đến khâu phòng. Chống chúng ta đang làm tốt rồi, đang cố gắng làm tốt hơn trước, nhưng phải phòng để cho không tham nhũng”, Đại biểu nói.

Đồng quan điểm với Đại biểu Trần Công Phàn, Đại biểu Nguyễn Quang Huân (đoàn Bình Dương) cho rằng, tham nhũng “có ở mọi nơi trên thế giới”, ngay cả trong các nước phát triển. “Hầu như tất cả các nước đều phải chấp nhận tham nhũng như một phần tất yếu trong quá trình phát triển và nỗ lực để phòng, chống”, Đại biểu nói.

Đại biểu Nguyễn Quang Huân kiến nghị, cần phải xây dựng một bộ quy tắc ứng xử theo tiêu chuẩn liêm chính ở cả cơ quan công quyền, cả khối doanh nghiệp cũng như các tổ chức xã hội nghề nghiệp.

Đại biểu Nguyễn Quang Huân kiến nghị, cần phải xây dựng một bộ quy tắc ứng xử theo tiêu chuẩn liêm chính ở cả cơ quan công quyền, cả khối doanh nghiệp cũng như các tổ chức xã hội nghề nghiệp.

Dẫn kinh nghiệm của các nước phát triển, Đại biểu Nguyễn Quang Huân kiến nghị, cần phải xây dựng một bộ quy tắc ứng xử theo tiêu chuẩn liêm chính ở cả cơ quan công quyền, cả khối doanh nghiệp cũng như các tổ chức xã hội nghề nghiệp. Theo Đại biểu, ở nước ta, một số cơ quan đã ban hành bộ quy tắc ứng xử như vậy nhưng chưa thành một phong trào trên toàn xã hội, tất cả các doanh nghiệp, tất cả cơ quan công quyền, các tổ chức. Cùng với đó, Đại biểu Nguyễn Quang Huân cũng cho rằng, phải kiên trì nâng cao nhận thức, để nhận thức chung của xã hội đi lên. “Công cuộc chống tham nhũng không phải là một bộ phận này hay một bộ phận kia, nhóm cộng đồng này, nhóm dân cư kia mà phải là toàn xã hội, toàn lực lượng. Chỉ khi nào toàn xã hội cùng có chung một nhận thức thì lúc đấy tham nhũng mới được thuyên giảm. Nếu chúng ta làm thường xuyên như rửa mặt hàng ngày, như Bác Hồ nói thì có thể hy vọng sau 1 - 2 thế hệ nữa thì chỉ số nhận biết tham nhũng của Việt Nam có thể ở mức trên trung bình của thế giới”, Đại biểu nói.

Trả lời báo chí, nói đến các vụ tham nhũng lớn gần đây, GS. TS. Hoàng Chí Bảo, nguyên Ủy viên Hội đồng Lý luận Trung ương cho rằng nguyên nhân là do pháp luật, kỷ cương của chúng ta còn lỏng lẻo, cần phải chấn chỉnh. “Nhân dân hoan nghênh, đồng tình việc xử lý nghiêm khắc này nhưng mặt khác chúng ta tự hỏi tại sao xảy ra cơ sự như vậy? Rõ ràng công tác giáo dục đạo đức cán bộ chưa hiệu quả, kể cả vấn đề nhân sự, vấn đề lựa chọn, vấn đề bố trí cất nhắc, vấn đề kiểm soát như thế nào để không rơi vào tình trạng đau đớn, trả giá đắt như vừa qua, mất mát cán bộ cao cấp nhiều như thế”, GS. TS. Hoàng Chí Bảo nói.

Theo GS.TS Hoàng Chí Bảo, phải có hàng rào luật pháp chặt chẽ và để không ai muốn tham nhũng vì phải trả giá rất đắt cả về cuộc sống, sinh mệnh và danh dự.

Theo GS.TS Hoàng Chí Bảo, phải có hàng rào luật pháp chặt chẽ và để không ai muốn tham nhũng vì phải trả giá rất đắt cả về cuộc sống, sinh mệnh và danh dự.

Để đẩy mạnh xây dựng văn hóa liêm chính, GS. TS. Hoàng Chí Bảo cho rằng chúng ta phải kiểm soát chặt chẽ quyền lực bằng chính sách, cơ chế để “không dám và không thể tham nhũng”; tức là, phải có hàng rào luật pháp chặt chẽ và để không ai muốn tham nhũng vì phải trả giá rất đắt cả về cuộc sống, sinh mệnh và danh dự. Đồng thời, phải tạo ra môi trường xã hội lành mạnh, ủng hộ cái tích cực và dấy lên công luận xã hội. Theo GS. TS. Hoàng Chí Bảo, cần xây dựng văn hóa cẩn thận từ đầu, ngay từ những người trẻ tuổi; nếu từ khi bắt đầu trở thành công chức, được giao trọng trách lớn mà không thường xuyên được giáo dục đạo đức, giáo dục văn hóa thì sẽ xảy ra những điều như trên.

Tại Công văn số 890/TTg –V.I ngày 3/10/2022 triển khai nhiệm vụ PCTN,TC, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch UBND các tỉnh, TP trực thuộc Trung ương tập trung vào một số nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm. Trong đó có tiếp tục đẩy mạnh, nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác tuyên truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức, trách nhiệm, kiên trì xây dựng văn hóa tiết kiệm, liêm chính, không tham nhũng, tiêu cực trong đội ngũ cán bộ, đảng viên, công chức và nhân dân; đề cao sự gương mẫu, quyết liệt, nói đi đôi với làm và làm đi đôi với nói của người đứng đầu và tập thể lãnh đạo các cấp, các ngành, cơ quan, tổ chức, đơn vị, địa phương trong PCTN,TC.

Báo cáo của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân Tối cao tại Kỳ họp thứ 4, Quốc hội khóa XV kiến nghị xem xét nghiên cứu xây dựng Luật Đạo đức để giáo dục mọi người nhận thức được danh dự là điều thiêng liêng nhất trong đời người để nhằm góp phần tốt hơn trong phòng ngừa vi phạm, tội phạm. Trong khi đó, thẩm tra Báo cáo của Chính phủ về công tác PCTN, Ủy ban Tư pháp của Quốc hội cũng đề nghị Chính phủ nâng cao hơn nữa trách nhiệm của các cấp chính quyền, xây dựng văn hóa liêm chính của cán bộ, đảng viên và nhân dân, trước hết là sự gương mẫu, quyết liệt của tập thể lãnh đạo và người đứng đầu trong PCTN, tiêu cực. Chú trọng xây dựng đội ngũ cán bộ các cấp có đủ phẩm chất, năng lực và uy tín, ngang tầm nhiệm vụ.

Tin cùng chuyên mục

Ông Đồng Văn Thanh giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Hậu Giang

Ông Đồng Văn Thanh giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Hậu Giang

(PLVN) - Chiều ngày 12/12, Tỉnh ủy Hậu Giang tổ chức Hội nghị công bố Quyết định của Bộ Chính trị chuẩn y Bí thư Tỉnh ủy nhiệm kỳ 2020-2025. Dự hội nghị có ông Lê Minh Hưng, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương.

Đọc thêm

Bảo vệ và giáo dục quyền con người được thực hiện với tất cả trách nhiệm, không hình thức

Thủ tướng phát biểu tại Hội nghị. Ảnh: Nhật Bắc
(PLVN) - "Tại Việt Nam, việc bảo vệ quyền con người và giáo dục quyền con người được thực hiện thường xuyên, xuyên suốt, được khẳng định trong đường lối, chính sách, tổ chức thực hiện với tất cả trách nhiệm, không hình thức", Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh khi phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị toàn quốc về giáo dục quyền con người, do Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh tổ chức ngày 11/12.

Tổng Bí thư Tô Lâm: Xây dựng tỉnh Đồng Tháp phát triển trong nhóm dẫn đầu vùng Đồng bằng sông Cửu Long

Tổng Bí thư Tô Lâm: Xây dựng tỉnh Đồng Tháp phát triển trong nhóm dẫn đầu vùng Đồng bằng sông Cửu Long
Sáng 11/12, Tổng Bí thư Tô Lâm cùng Đoàn Công tác của Trung ương đã thăm và làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Đồng Tháp về tình hình thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Đồng Tháp lần thứ XI, nhiệm kỳ 2020 - 2025; việc thực hiện Chỉ thị số 35-CT/TW của Bộ Chính trị về đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIV của Đảng.

Việt Nam luôn tôn trọng, bảo đảm, bảo vệ quyền con người

Toàn cảnh Hội nghị tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh. Ảnh: V.Anh
(PLVN) - Sáng 11/12, Hà Nội và các điểm cầu trực tuyến tại 63 tỉnh, thành phố diễn ra Hội nghị toàn quốc về giáo dục quyền con người, do Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh tổ chức. Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì hội nghị.

Giai cấp công nhân Việt Nam ngày càng đóng góp cho sự phát triển của đất nước

Giai cấp công nhân Việt Nam ngày càng đóng góp cho sự phát triển của đất nước
(PLVN) -  Sáng 10/12, Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam tổ chức hội nghị đánh giá kết quả 15 năm thực hiện Chương trình hành động triển khai Nghị quyết số 20-NQ/TW ngày 28/1/2008 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X về “Tiếp tục xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”.

Ông Phạm Đức Ấn làm Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh

Ông Phạm Đức Ấn làm Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh
HĐND tỉnh Quảng Ninh nhất trí bầu bà Trịnh Thị Minh Thanh – Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Quảng Ninh, làm Chủ tịch HĐND tỉnh Quảng Ninh; ông Phạm Đức Ấn - Phó Bí thư Tỉnh ủy làm Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh khóa XIV...