Kiên Giang đảm bảo an toàn thông tin trong chuyển đổi số

Kiên Giang đảm bảo an toàn thông tin trong chuyển đổi số
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Sở Thông tin và Truyền thông Kiên Giang vừa tổ chức Hội thảo An toàn thông tin và diễn tập thực chiến ứng cứu sự cố hệ thống thông tin tỉnh Kiên Giang 2023.

Theo ông Võ Minh Trung - Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông Kiên Giang, cùng với sự bùng nổ của cuộc Cách mạng Công nghiệp lần thứ Tư và quá trình chuyển đổi số, các cuộc tấn công vào hệ thống mạng, đánh cắp thông tin, làm lộ lọt, xuyên tạc thông tin, lừa đảo trên không gian mạng… đang diễn ra hết sức phức tạp, gây thiệt hại rất lớn. Vì vậy, vấn đề bảo mật và an toàn thông tin đang trở nên rất cấp bách.

Quang cảnh buổi hội thảo

Quang cảnh buổi hội thảo

Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông Kiên Giang cũng cho hay, Tỉnh ủy, UBND tỉnh Kiên Giang cũng xác định chuyển đổi số là một trong những động lực quan trọng phát triển tỉnh, là nhiệm vụ trọng tâm, xuyên suốt trong lãnh đạo của các cấp ủy Đảng, hoạt động của các cơ quan, tổ chức, người dân và doanh nghiệp nhằm phục vụ tốt nhất nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội của Kiên Giang. Trong đó, an toàn thông tin là yếu tố then chốt để chuyển đổi số thành công và bền vững.

“Hội thảo lần này là dịp để lãnh đạo, cán bộ chuyên trách các sở, ban, ngành, địa phương cùng trao đổi, nắm bắt thông tin, nhận thức rõ tầm quan trọng của bảo đảm an toàn thông tin khi thực hiện chuyển đổi số, từ đó có sự quan tâm trong việc triển khai An toàn thông tin tại các đơn vị”, ông Võ Minh Trung nhấn mạnh.

Ông Võ Minh Trung - Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Kiên Giang phát biểu khai mạc

Ông Võ Minh Trung - Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Kiên Giang phát biểu khai mạc

Trình bày chuyên đề Đảm bảo an toàn trong chuyển đổi số, ông Nguyễn Hữu Nguyên - Phó Giám đốc Trung tâm Ứng cứu khẩn cấp không gian mạng Việt Nam, thuộc Cục An toàn thông tin, Bộ Thông tin và Truyền thông cho biết, các yếu tố ảnh hưởng an toàn thông tin mạng trong chuyển đổi số như: Tấn công mạng chuyên nghiệp, tấn công APT; tấn công dữ liệu (đánh cắp, thay đổi...); rủi ro chuỗi cung ứng; công nghệ mới, trí tuệ nhân tạo AI; thiếu hụt nguồn nhân lực an toàn thông tin; tấn công vào người dùng cá nhân.

Để đảm bảo an toàn thông tin trong chuyển đổi số, ông Nguyễn Hữu Nguyên cho rằng, hệ thống thông tin cần triển khai đầy đủ phương án bảo đảm an toàn thông tin theo cấp độ. Phần mềm nội bộ phải do đơn vị chuyên nghiệp phát triển, tuân thủ Khung phát triển phần mềm an toàn DevSecOps. Hệ thống thông tin được kiểm tra, đánh giá an toàn thông tin mạng trước khi đưa vào sử dụng, khi nâng cấp, thay đổi, định kỳ theo quy định.

Hệ thống thông tin được quản lý, vận hành theo mô hình 4 lớp gồm: Lực lượng tại chỗ (Đội ứng cứu sự cố; Lực lượng chuyên nghiệp (Doanh nghiệp an toàn thông tin); Kiểm tra đánh giá độc lập; Kết nối về Bộ Thông tin và Truyền thông.

Theo đó, cần nâng cao năng lực Đội ứng cứu sự cố bằng các giải pháp như: Hoạt động ứng cứu sự cố an toàn thông tin mạng phải chuyển từ bị động sang chủ động, săn lùng mối nguy hại và rà quét lỗ hổng 6 tháng 1 lần; Hoàn thiện phương án kịch bản ứng cứu sự cố; Diễn tập thực chiến 1 lần/năm đối với hệ thống thông tin từ cấp độ 3 trở lên; Kiện toàn lại Đội ứng cứu sự cố theo hướng chuyên nghiệp, cơ động, được giao nhiệm vụ thường xuyên; Hệ thống thông tin chưa xác nhận an toàn thì chưa đưa vào sử dụng.

Ông Nguyễn Lưu Trung - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Kiên Giang (đứng thứ 2 từ phải qua) cùng lãnh đạo Sở Thông tin và Truyền thông tặng hoa cho các nhà tài trợ.

Ông Nguyễn Lưu Trung - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Kiên Giang (đứng thứ 2 từ phải qua) cùng lãnh đạo Sở Thông tin và Truyền thông tặng hoa cho các nhà tài trợ.

Ông Võ Minh Trung - Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Kiên Giang tặng hoa cho các nhà tài trợ

Ông Võ Minh Trung - Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Kiên Giang tặng hoa cho các nhà tài trợ

Phó Giám đốc Trung tâm Ứng cứu khẩn cấp không gian mạng Việt Nam thông tin, trong tháng 9/2023 tại các cơ quan, tổ chức nhà nước có 156 địa chỉ IP có kết nối đến các mạng botnet; có gần 58.000 lỗ hổng, điểm yếu an toàn thông tin tại các hệ thống thông tin; 28 đơn vị (18 tỉnh thành, 10 bộ ngành) có các trang web bị lợi dụng chuyển hướng truy cập.

Tại hội thảo, các đại biểu được cung cấp nhiều nội dung như: Nhận diện một số hình thức lừa đảo trên không gian mạng; an ninh mạng không biên giới cho kỷ nguyên chuyển đổi số; giải pháp an toàn thông tin phục vụ chuyển đổi số… Đồng thời, các đại biểu chia sẻ, trao đổi kinh nghiệm nhiều vấn đề liên quan đến việc bảo đảm an toàn thông tin tại các cơ quan đơn vị.

Ban tổ chức hội thảo cũng đã trình bày nội dung diễn tập thực chiến ứng cứu sự cố hệ thống thông tin tỉnh Kiên Giang 2023 và trao giải cho các đội đạt giải. Theo đó, đội diễn tập tỉnh Long An đạt Giải Nhất; đội diễn tập tỉnh Sóc Trăng nhận Giải Nhì và Giải Ba được trao cho đội diễn tập tỉnh An Giang.

Chương trình diễn tập thực chiến ứng cứu sự cố hệ thống thông tin tỉnh Kiên Giang 2023 có sự tham dự của các đội đến từ các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long và VNCERT (Trung Tâm Ứng Cứu Khẩn Cấp Không Gian Mạng Việt Nam).

Tin cùng chuyên mục

Đại biểu HĐND TP Cần Thơ lo ngại về một số dự án 'treo' gây lãng phí ngân sách

Đại biểu HĐND TP Cần Thơ lo ngại về một số dự án 'treo' gây lãng phí ngân sách

(PLVN) - Ngày 11/12, kỳ họp thứ 18 HĐND TP Cần Thơ khóa X, nhiệm kỳ 2021 – 2026 (kỳ họp thường lệ cuối năm), bước vào phiên chất vấn và trả lời chất vấn. Theo đó, đại biểu đã chất vấn nhiều vấn đề liên quan đến việc phát triển kinh tế - xã hội thành phố, đồng thời bày tỏ lo ngại về một số dự án “treo” gây lãng phí ngân sách.

Đọc thêm

Quảng Ngãi chỉ đạo đốc thúc đẩy nhanh tiến độ giải ngân năm 2024

Quảng Ngãi chỉ đạo đốc thúc đẩy nhanh tiến độ giải ngân năm 2024

(PLVN) - Do nhiều nguyên nhân khiến tiến độ triển khai thực hiện một số dự án của tỉnh Quảng Ngãi chưa đáp ứng được yêu cầu so với kế hoạch, ảnh hưởng rất lớn đến công tác giải ngân vốn được giao. Mới đây, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ngãi Trần Phước Hiền có đánh giá và chỉ đạo, để đốc thúc tiến độ giải ngân.

Miếu Tổ sư - Di tích cấp tỉnh có nguy cơ bị tháo dỡ một phần

Miếu Tổ sư - Di tích cấp tỉnh có nguy cơ bị tháo dỡ một phần
(PLVN) - Được xây dựng cách đây hơn 340 năm như một minh chứng về sự hình thành, phát triển của những ngành nghề thủ công gắn liền với địa phương, tuy nhiên ngôi Miếu Tổ sư (chùa Bà Thiên hậu Bửu Long hay Thiên Hậu cổ miếu) đang đứng trước nguy cơ bị tháo dỡ một phần để phục vụ dự án kè ven sông Đồng Nai.

HĐND tỉnh Bạc Liêu thông qua 24 Nghị quyết quan trọng

HĐND tỉnh Bạc Liêu thông qua 24 Nghị quyết quan trọng
(PLVN) - Sau gần 2 ngày làm việc với tinh thần khẩn trương, nghiêm túc, ngày 10/12, Kỳ họp thứ 21 - HĐND tỉnh Bạc Liêu khóa XI (Kỳ họp thường lệ cuối năm) hoàn thành toàn bộ nội dung, chương trình đề ra với nhiều nội dung quan trọng và tiến hành bế mạc.

HĐND tỉnh Bình Dương thông qua 31 Nghị quyết

HĐND tỉnh Bình Dương thông qua 31 Nghị quyết
(PLVN) - Kỳ họp lần thứ 19 - HĐND tỉnh Bình Dương khóa X (diễn ra ngày 9-10/12) đã thông qua 31 Nghị quyết quan trọng nhằm tạo cơ sở pháp lý để các cấp, các ngành tiếp tục triển khai thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội năm 2025.

Bình Định xem xét, quyết định nhiều nội dung quan trọng về kinh tế - xã hội

Quang cảnh kỳ họp.
(PLVN) - Sáng 10/12, tại Trung tâm Hội nghị tỉnh Bình Định, HĐND tỉnh Bình Định khóa XIII, nhiệm kỳ 2021 - 2026 khai mạc kỳ họp thứ 20 (kỳ họp thường lệ cuối năm 2024) để đánh giá tình hình thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh năm 2024, đề ra phương hướng, mục tiêu, nhiệm vụ năm 2025; đồng thời, xem xét, quyết định nhiều nội dung quan trọng khác theo thẩm quyền.

Ông Phạm Đức Ấn giữ chức Phó Bí thư Tỉnh ủy Quảng Ninh

Ông Nguyễn Quang Dương - Phó Ban Tổ chức Trung ương trao Quyết định cho ông Phạm Đức Ấn.
(PLVN) - Theo Quyết định của Ban Bí thư, ông Phạm Đức Ấn - Ủy viên Ban Thường vụ Đảng ủy Khối doanh nghiệp Trung ương, Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch HĐTV Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam, được điều động, chỉ định tham gia Ban Chấp hành, Ban Thường vụ, giữ chức Phó Bí thư Tỉnh ủy Quảng Ninh, nhiệm kỳ 2020-2025.

TP Hồ Chí Minh: Một số cơ chế, chính sách đặc thù đã đi vào cuộc sống, tạo sự đồng thuận cao

Các đại biểu biểu quyết thông qua chương trình kỳ họp. (Ảnh: Việt Dũng)
(PLVN) - Hôm qua (9/12), HĐND TP HCM khai mạc Kỳ họp 20 khóa X. Theo báo cáo kết quả thực hiện chủ đề công tác năm 2024: “Quyết tâm thực hiện hiệu quả chuyển đổi số và Nghị quyết 98/2023/QH15”, một số cơ chế, chính sách đặc thù với TP đã đi vào cuộc sống, tạo sự đồng thuận cao trong xã hội.

Cao nguyên Mộc Châu giảm nghèo bền vững từ nguồn vốn chính sách

Cán bộ tín dụng NHCSXH Mộc Châu thăm hộ gia đình đồng bào DTTS sử dụng vốn chính sách để giảm nghèo, ổn định đời sống. (Ảnh: PV)
(PLVN) - Huyện Mộc Châu (Sơn La) có 88% diện tích là núi đồi bát úp hẹp và dốc, hơn nữa, nơi đây có nhiều xã bản nằm trong vùng đặc biệt khó khăn với tỷ lệ hộ nghèo, nhất là tỷ lệ hộ đồng bào dân tộc thiểu số khá cao, làm cho công cuộc giảm nghèo đã khó càng thêm khó. Nhưng cũng chính những khó khăn đó là minh chứng rõ ràng về sự kiên trì, nỗ lực vượt khó của những người làm tín dụng chính sách suốt 22 năm qua ở Mộc Châu.