Hiệu quả từ những nhà chòi chống lũ lụt tại Nghệ An

Những căn nhà chòi chống lũ đã mang lại hiệu quả rõ rệt cho những hộ dân ở vùng "rốn lũ" Châu Nhân.
Những căn nhà chòi chống lũ đã mang lại hiệu quả rõ rệt cho những hộ dân ở vùng "rốn lũ" Châu Nhân.
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Từ khi những căn nhà chòi chống lũ được xây dựng cuộc sống của bà con vùng “rốn lũ” Nghệ An đã phần nào ổn định hơn, không còn phải đau đáu lo nghĩ khi mùa mưa lũ đến.

Được xem là “rốn lũ” của tỉnh Nghệ An, bởi phần lớn các hộ dân sinh sống ngay đê Tả Lam (thuộc xã Hưng Nhân cũ) nên người dân tại xã Châu Nhân (huyện Hưng Nguyên) đã quá quen với cảnh nước lũ dâng khi mùa mưa đến.

Nguyên nhân là do khu vực này có địa hình trũng thấp, hàng năm cứ hễ vào mùa mưa bão, nước từ trên thượng nguồn đổ về khiến nơi đây lâm vào cảnh ngập lụt.

Cứ mỗi một cơn lũ qua đi, bao nhiêu tài sản, công sức của người dân tích góp cả năm trời cũng theo đó mà ra đi, có chăng những thứ còn sót lại chỉ là đống bùn lầy mà cơn lũ mang đến, hay những vật dụng bị hư hỏng do ngập nước quá lâu.

Những gia đình có điều kiện thì còn đỡ, đối với những gia đình có hoàn cảnh khó khăn thuộc diện hộ nghèo thì coi như còn 2 bàn tay trắng, đã khổ ngày càng khổ hơn.

Tưởng như sẽ phải sống phó mặc cho số phận đến hết đời, nhưng Quyết định số 716 của Thủ tướng Chính phủ ban hành năm 2012, về việc triển khai thí điểm giải pháp hỗ trợ hộ nghèo nâng cao điều kiện an toàn chỗ ở, ứng phó với lũ, lụt vùng Bắc Trung bộ và duyên hải miền Trung, như một làn gió mới đã làm thay đổi hoàn toàn cuộc sống của người dân nghèo nơi đây.

Theo đó, có 700 hộ nghèo tại 14 xã bị ảnh hưởng nặng bởi lũ, lụt thuộc 7 tỉnh gồm: Thanh Hoá, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Phú Yên (mỗi tỉnh 2 xã, mỗi xã 50 hộ nghèo do địa phương lựa chọn) sẽ được xây dựng chòi phòng tránh lũ, lụt.

Chương trình được thực hiện theo phương thức Nhà nước hỗ trợ, cộng đồng giúp đỡ, hộ gia đình tham gia đóng góp để xây dựng được chòi phòng tránh lũ, lụt có sàn sử dụng cao hơn mức ngập lụt từ 1,5 - 3,6m tại vị trí xây dựng, diện tích xây dựng sàn vượt lũ tối thiểu 10m2; các kết cấu chính như móng, khung, sàn tương đương kết cấu của gian nhà ở xây dựng kiên cố; giá thành xây dựng tối thiểu 30 triệu đồng/chòi phòng tránh lũ, lụt.

Nhờ chính sách hỗ trợ xây dựng nhà chòi của nhà nước mà cuộc sống người dân nghèo vùng "rốn lũ" đã ổn định hơn.

Nhờ chính sách hỗ trợ xây dựng nhà chòi của nhà nước mà cuộc sống người dân nghèo vùng "rốn lũ" đã ổn định hơn.

Tại Nghệ An, có 2 địa phương được Nhà nước hỗ trợ theo quyết định này là xã Hưng Nhân (Hưng Nguyên) nay là xã Châu Nhân và xã Nam Cường (Nam Đàn) nay là xã Trung Phúc Cường.

Kể từ khi những căn nhà chòi chống lũ được xây dựng cuộc sống của bà con vùng “rốn lũ” Nghệ An đã phần nào ổn định hơn, không còn phải đau đáu lo nghĩ khi mùa mưa lũ đến.

Gia đình bà Lê Thị Thỏa ở xóm 9, xã Châu Nhân là một ví dụ điển hình. Nhà bà Thỏa thuộc những hộ nghèo tại địa phương được hỗ trợ xây nhà chòi chống lũ. Năm 2013, gia đình bà được Nhà nước hỗ trợ 10 triệu đồng, vay 10 triệu đồng từ Ngân hàng Chính sách xã hội và vay thêm họ hàng cùng với số tiền tích góp nên đã xây được căn nhà chòi 2 lầu với kinh phí khoảng 60 triệu đồng.

“Tuy căn nhà chòi có diện tích khiêm tốn chỉ vỏn vẹn khoảng 15m2 nhưng nó lại giúp gia đình tôi yên tâm hơn khi nước lũ dâng cao. Hễ cứ chuẩn bị tới mùa mưa lũ là gia đình lại chủ động đưa lương thực và đồ đạc lên lầu 2 để tránh bị hư hỏng”, bà Thỏa chia sẻ.

Điều đáng mừng khác là kể từ khi căn nhà được xây dựng đến nay, gia đình bà Thỏa chưa lần nào phải chạy lên đê để tránh lũ như trước kia nữa.

Một hộ khác cùng xã là gia đình nhà ông Phan Văn Hoan ở xóm Phú Xuân, khoảng chục năm về trước, cứ khi lũ lên gia đình ông lại nháo nhào chạy lũ, cuộc sống lúc nào cũng trong tình cảnh bất an, nhiều lúc phải sống cảnh ăn nhờ ở đậu.

Sau khi được hỗ trợ 30 triệu đồng, cộng thêm 10 triệu đồng vay từ Ngân hàng chính sách xã hội cũng như vay mượn chỗ khác thì đến nay gia đình ông Hoan đã xây dựng được một nhà chòi hai tầng kiên cố.

“Trước đây, mỗi khi lũ lên chúng tôi lại phải sơ tán cả nhà lên đê, hoặc sang ở nhờ nhà người khác, chấp nhận bỏ lại tài sản. Phải đến khi có nhà chòi mọi thứ mới đâu vào đấy, con cái nay vững tâm khi đi làm ăn xa, ở nhà ông bà và các cháu nhỏ tự lo liệu được”.

Người dân vùng "rốn lũ" Châu Nhân (Hưng Nguyên) chủ động đưa lương thực và đồ đạc lên lầu 2 của nhà chòi để phòng chống nước lũ dâng cao.

Người dân vùng "rốn lũ" Châu Nhân (Hưng Nguyên) chủ động đưa lương thực và đồ đạc lên lầu 2 của nhà chòi để phòng chống nước lũ dâng cao.

Ông Phan Đình Hoàn - Phó Chủ tịch UBND xã Châu Nhân cho biết, Chính sách hỗ trợ xây dựng nhà chòi chống lũ cho người dân vùng “rốn lũ” xã Châu Nhân đã chứng minh được hiệu quả trong nhiều năm qua. Cụ thể, từ khi có nhà chòi tránh lũ, bà con yên tâm hơn trong mùa mưa bão, ổn định sinh sống, sản xuất, vươn lên thoát nghèo.

Mặt khác, do nhà chòi có kinh phí xây dựng không quá cao, lại được hỗ trợ từ các chính sách của Nhà nước, vay vốn ưu đãi nên dễ dàng triển khai tại địa phương. Mỗi căn nhà chòi có kinh phí xây dựng chỉ từ 30 - 70 triệu đồng, phù hợp với đại đa số thu nhập của người dân nông thôn.

Theo thống kê từ Phòng Quản lý nhà và Thị trường bất động sản (Sở Xây dựng Nghệ An), hiện nay toàn tỉnh có 2.322 hộ khó khăn cần hỗ trợ xây dựng nhà ở phòng tránh bão lụt. Trong đó, 936 hộ có nhu cầu xây mới nhà ở, 1.386 hộ có nhu cầu sửa chữa, cải tạo nhà ở. Đến nay, Bộ Xây dựng đã xây dựng chính sách hỗ trợ hộ nghèo xây dựng nhà ở phòng tránh bão, lụt theo chuẩn nghèo đa chiều giai đoạn 2021 - 2025 để trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

Hy vọng trong tương lai sẽ có thêm thật nhiều căn nhà chòi như thế này để người dân yên tâm hơn mỗi khi có mưa lũ, đảm bảo tính mạng và tài sản, hạn chế thấp nhất những thiệt hại trước thiên tai.

Tin cùng chuyên mục

Tín dụng chính sách - Động lực giúp người dân cao nguyên Gia Lai thoát nghèo bền vững

Tín dụng chính sách - Động lực giúp người dân cao nguyên Gia Lai thoát nghèo bền vững

(PLVN) -  Sau 22 năm ròng rã, đến ngày 30/11 vừa qua Chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) tỉnh Gia Lai đã đạt dư nợ gần 7.500 tỷ đồng, đưa dòng vốn ưu đãi của Nhà nước về khắp thôn làng, đến từng hộ nghèo, từng gia đình đồng bào dân tộc thiểu số khó khăn trên một địa bàn rộng lớn hơn 15 nghìn km2 ở phía Bắc cao nguyên miền Trung.

Đọc thêm

Bàn giao nhà tình nghĩa cho cựu quân nhân ở Bình Định

Đại tá Nguyễn Văn Thành trao bảng biểu trưng hỗ trợ xây dựng nhà tình nghĩa cho vợ chồng ông Bản.
(PLVN) - Nhân kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân, Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Bình Định vừa phối hợp với Sư đoàn 3 Sao Vàng tổ chức bàn giao nhà tình nghĩa cho cựu quân nhân có hoàn cảnh khó khăn về nhà ở.

Quảng Ninh hội thảo thúc đẩy động lực tăng trưởng phát triển kinh tế di sản

Quang cảnh buổi hội thảo
(PLVN) - Ngày 21/12, tại huyện Vân Đồn, Bộ Biên tập Tạp chí Cộng sản, Hội đồng Lý luận Trung ương và Tỉnh ủy Quảng Ninh đồng tổ chức Hội thảo khoa học “Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về thúc đẩy động lực tăng trưởng mới - góc nhìn từ thực tiễn phát triển kinh tế di sản của tỉnh Quảng Ninh”.

Bài học từ quan điểm "trọng tâm, trọng điểm" trong đầu tư công

 Bí thư Tỉnh uỷ, Chủ tịch UBND tỉnh Nghệ An Nguyễn Đức Trung kiểm tra tiến độ dự án đường giao thông trọng điểm
(PLVN) - Quán triệt và thực hiện nghiêm nguyên tắc bố trí vốn có trọng tâm, trọng điểm, việc triển khai kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025 của tỉnh Nghệ An đã khắc phục triệt để tình trạng bố trí vốn dàn trải, manh mún. Nhờ những giải pháp đồng bộ, quyết liệt, kịp thời, đến nay tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công của tỉnh Nghệ An đạt khá cao, phấn đấu hết năm 2024 đạt trên 97%.

Nghệ An: Hiện thực hóa kỳ vọng từ chiến lược đầu tư công dẫn dắt đầu tư tư

Đại lộ Vinh – Cửa Lò được hoàn thành đưa vào sử dụng thành một biểu tượng mới cho thành phố Vinh.
(PLVN) - Trong bối cảnh nhu cầu nguồn lực để đầu tư phát triển là rất lớn, nhưng khả năng đáp ứng lại hữu hạn, Nghệ An đang áp dụng cách tiếp cận mới để khai thông các điểm nghẽn. Phương châm “Trọng tâm, trọng điểm” lấy nội lực làm căn bản, ngoại lực là quan trọng, kết hợp chặt chẽ nội lực với ngoại lực, lấy đầu tư công dẫn dắt đầu tư tư, đã giúp tối ưu nguồn lực và đạt được những kết quả ấn tượng.

Nâng cao chất lượng công tác thông tin đối ngoại tại Hải Dương

: Các đại biểu tham dự Đại hội
(PLVN) - Nhấn mạnh tầm quan trọng của công tác đối ngoại nhân dân trong tình hình mới, Chủ tịch HĐND tỉnh Hải Dương đề nghị Liên hiệp Các tổ chức hữu nghị tỉnh cần phát huy tinh thần “Chủ động, linh hoạt, sáng tạo, hiệu quả" trong triển khai các hoạt động đối ngoại nhân dân. Nâng cao chất lượng công tác thông tin đối ngoại...

Trên 98% doanh nghiệp có tổ chức công đoàn tại Hà Nam ký thỏa ước lao động tập thể

Trên 98% doanh nghiệp có tổ chức công đoàn tại Hà Nam ký thỏa ước lao động tập thể
(PLVN) -  Ngày 20/12, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) tỉnh Hà Nam tổ chức hội nghị sơ kết 3 năm thực hiện Nghị quyết 02-NQ/TW ngày 12/6/2021 của Bộ Chính trị về “Đổi mới tổ chức và hoạt động của Công đoàn Việt Nam trong tình hình mới” (Nghị quyết 02), tổng kết hoạt động công đoàn năm 2024, triển khai nhiệm vụ trọng tâm năm 2025.

Thượng tá Nguyễn Văn Dưỡng nêu gương, dẫn dắt xây dựng đơn vị vững mạnh toàn diện

Đồng chí Nguyễn Văn Dưỡng (thứ 2 từ phải sang) trao đổi công việc, giao nhiệm vụ cho cán bộ.
(PLVN) - Trên cương vị Chỉ huy trưởng Ban Chỉ huy Quân sự (CHQS) huyện Lắk , tỉnh Đắk Lắk, Thượng tá Nguyễn Văn Dưỡng không chỉ tích cực học tập, rèn luyện, nâng cao trình độ mọi mặt mà luôn sâu sát, sáng tạo trong lãnh đạo, chỉ huy, hoàn thành tốt nhiệm vụ quân sự, quốc phòng (QS, QP) với nhiều thành tích nổi bật, được cấp ủy, chính quyền, đồng đội tín nhiệm, đánh giá cao.