Kiên Giang có 6 chỉ tiêu đạt vượt mức Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh đề ra

Kiên Giang có 6 chỉ tiêu đạt vượt mức Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh đề ra
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Ngày 22/8, Ban Thường vụ Tỉnh uỷ Kiên Giang tổ chức hội nghị sơ kết giữa nhiệm kỳ thực hiện Nghị quyết Đại hội XI Đảng bộ tỉnh, nhiệm kỳ 2020-2025 (gọi tắt là Nghị quyết). Nửa nhiệm kỳ qua, Kiên Giang có 6 chỉ tiêu vượt mức Nghị quyết đề ra...

Theo báo cáo tại hội nghị, nửa nhiệm kỳ qua, trong 27 chỉ tiêu Nghị quyết Đại hội đề ra, có 6/27 chỉ tiêu vượt, 14/27 chỉ tiêu đạt từ 50% trở lên. Kinh tế tiếp tục phát triển, nông nghiệp trở thành trụ đỡ của nền kinh tế trong tình hình nhiều khó khăn, biến động; tốc độ tăng trưởng GRDP bình quân giai đoạn 2021-2023 ước đạt 5,29%/năm. Giá trị sản xuất nông, lâm, thủy sản bình quân giai đoạn 2021-2023 ước tăng 1,2%/năm.

Xây dựng nông thôn mới được quan tâm chỉ đạo và đạt được kết quả tích cực. Đến nay, toàn tỉnh có 108/116 xã, 5/15 huyện, thành phố đạt chuẩn, hoàn thành nhiệm vụ nông thôn mới (có 5 xã nông thôn mới nâng cao); đang trình Hội đồng Trung ương xét công nhận thêm 2 huyện đạt chuẩn nông thôn mới.

Quang cảnh hội nghị

Quang cảnh hội nghị

Công nghiệp - xây dựng tiếp tục phát triển, bình quân giai đoạn 2021-2023 tăng 8,26%. Tổng vốn huy động đầu tư toàn xã hội từ năm 2021 ước đến cuối năm 2023 đạt 121.445 tỷ đồng. Các ngành dịch vụ tăng trưởng khá (bình quân giai đoạn 2021-2023 tăng 11,33%). Thu ngân sách từ năm 2021 ước đến cuối năm 2023 được 35.653 tỷ đồng, đạt 48,41%(Nghị quyết đề ra giai đoạn 2021-2025 đạt 73.645 tỷ đồng).

Bên cạnh đó, kinh tế tư nhân phát triển khá, tiếp tục có nhiều doanh nghiệp thành lập mới, là động lực quan trọng của nền kinh tế. Kinh tế tập thể được quan tâm chỉ đạo; đa dạng các hình thức liên kết giữa hợp tác xã với các doanh nghiệp theo chuỗi giá trị từ sản xuất, chế biến đến tiêu thụ sản phẩm theo hướng giá trị gia tăng, giảm chi phí và tăng lợi nhuận.

Giáo dục - đào tạo của địa phương tiếp tục phát triển, đổi mới, chất lượng được nâng lên. Hệ thống trường, lớp được đầu tư, nâng cấp, sáp nhập một số điểm trường không đủ điều kiện hoạt động. Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”, gắn với cuộc “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh” ngày càng nâng lên về chất lượng. Hoạt động khoa học - công nghệ có bước tiến bộ. Nhiều đề tài, dự án được nghiệm thu, ứng dụng vào thực tiễn, phục vụ phát triển kinh tế - xã hội. Quan tâm đẩy mạnh xây dựng chính quyền số, chuyển đổi số. Tăng cường hoạt động thông tin truyền thông, quản lý hoạt động báo chí, chất lượng phát thanh, truyền hình được nâng lên.

Phó Bí thư Thường trực Tỉnh uỷ, Chủ tịch HĐND tỉnh Kiên Giang Mai Văn Huỳnh phát biểu tại hội nghị

Phó Bí thư Thường trực Tỉnh uỷ, Chủ tịch HĐND tỉnh Kiên Giang Mai Văn Huỳnh phát biểu tại hội nghị

Các chính sách an sinh xã hội được thực hiện khá tốt nhất là các hoạt động đền ơn, đáp nghĩa, huy động nguồn lực xã hội chăm lo đời sống các đối tượng chính sách, người có công, đối tượng bảo trợ xã hội. Đời sống nhân dân được cải thiện, tỷ lệ hộ nghèo còn 1,9% (ước đến hết năm 2023 còn 1,7%).

Công tác quốc phòng, an ninh được thường xuyên quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo và triển khai thực hiện đồng bộ, hiệu quả. Công tác phòng, chống tội phạm được đẩy mạnh, huy động được sức mạnh của hệ thống chính trị và quần chúng nhân dân tham gia.

Địa phương cũng chú trọng nhiều hơn việc sắp xếp tổ chức bộ máy trong hệ thống chính trị tinh gọn, gắn với nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ và tinh giản biên chế; thực hiện khá tốt công tác quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, luân chuyển cán bộ, nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của tổ chức đảng, đảng viên, quan tâm phát triển đảng viên. Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, phòng chống tham nhũng, tiêu cực, qua đó kịp thời chấn chỉnh, ngăn chặn, xử lý nghiêm các sai phạm. Hiệu lực, hiệu quả quản lý, điều hành của chính quyền các cấp tiếp tục nâng lên; tập trung huy động, đầu tư khai thác, phát huy các lĩnh vực có tiềm năng, lợi thế, nhất là nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, du lịch, dịch vụ; quan tâm chỉ đạo xây dựng nông thôn mới và đạt được một số kết quả tích cực.

Phát biểu kết luận tại Hội nghị, Bí thư Tỉnh uỷ Kiên Giang Đỗ Thanh Bình cho biết, mặc dù gặp rất nhiều khó khăn, thách thức nhưng kinh tế của Kiên Giang vẫn duy trì tăng trưởng ở mức khá, ước tăng trưởng bình quân giai đoạn 2021-2023 đạt 5,29%. Quy mô kinh tế vươn lên đứng thứ hai khu vực ĐBSCL (năm 2022 đạt 116 nghìn tỷ đồng, đứng sau tỉnh Long An 156 nghìn tỷ đồng; dự kiến cuối năm 2023 đạt 129,6 nghìn tỷ đồng, tăng khoảng 30 nghìn tỷ đồng so với năm 2020).

Bí thư Tỉnh uỷ Kiên Giang Đỗ Thanh Bình phát biểu kết luận

Bí thư Tỉnh uỷ Kiên Giang Đỗ Thanh Bình phát biểu kết luận

Bí thư Tỉnh uỷ Kiên Giang Đỗ Thanh Bình nhận định, nhiệm vụ của nửa nhiệm kỳ còn lại rất nặng nề, đặc biệt là các nhiệm vụ, chỉ tiêu về kinh tế. Từ nay đến cuối nhiệm kỳ, dự báo bên cạnh những thời cơ, thuận lợi sẽ có nhiều khó khăn, thách thức tác động như báo cáo đã đề cập. Do đó, phải nỗ lực, quyết tâm cao hơn nữa, mới hoàn thành các nhiệm vụ, chỉ tiêu của Nghị quyết Đại hội XI Đảng bộ tỉnh.

“Nhiệm vụ còn lại của nhiệm kỳ khá nhiều và rất quan trọng. Tôi đề nghị các sở, ngành, địa phương và từng đồng chí Uỷ viên Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh nêu cao tinh thần đoàn kết, với quyết tâm cao nhất, hành động quyết liệt, thực hiện hoàn thành tốt nhiệm vụ, chỉ tiêu Đại hội đã giao, đáp ứng sự kỳ vọng của cán bộ đảng viên, nhân dân vào sự phát triển nhanh, bền vững của tỉnh nhà trong thời gian tới”, Bí thư Tỉnh uỷ Kiên Giang Đỗ Thanh Bình phát biểu tại hội nghị.

Tin cùng chuyên mục

Gia Lâm phát động thi đua xây dựng 'Trường học hạnh phúc"

Gia Lâm phát động thi đua xây dựng 'Trường học hạnh phúc"

(PLVN) - Sáng 26/10, tại Trường Mầm non Bình Minh, xã Ninh Hiệp, Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Gia Lâm phát động thi đua xây dựng "Trường học hạnh phúc", hướng tới kỷ niệm Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, 70 năm thành lập ngành Giáo dục và Đào tạo Thủ đô (1954 - 2024).

Đọc thêm

Thừa Thiên Huế nghiên cứu tháo gỡ một số vướng mắc trong đấu giá quyền khai khoáng

Tại Thừa Thiên Huế, trước đây một số DN đã trúng đấu giá quyền khai khoáng nhưng trong quá trình thực hiện xuất hiện một số vướng mắc nên đã xin trả lại mỏ. (Ảnh: Thùy Nhung)
(PLVN) -  Trong các mỏ khoáng sản được tổ chức đấu giá thành công tại tỉnh Thừa Thiên Huế, đã có một số doanh nghiệp (DN) có văn bản gửi UBND tỉnh xin trả lại mỏ do quá trình thực hiện, xuất hiện một số vấn đề khó khăn, vướng mắc; dẫn đến tính không khả thi khi thực hiện đấu giá quyền khai thác khoáng sản (QKTKS).

HĐND tỉnh Quảng Trị thông qua 23 nghị quyết quan trọng

Quang cảnh kỳ họp.
(PLVN) -  Ngày 25/10, dưới sự chủ trì của Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Quảng Trị Nguyễn Đăng Quang và Phó Chủ tịch HĐND tỉnh Nguyễn Trần Huy, HĐND tỉnh Quảng Trị khóa VIII tổ chức kỳ họp thứ 27.

Tàu hàng trôi dạt mắc cạn ở biển Dung Quất

Tàu hàng trôi dạt mắc cạn ở biển Dung Quất
(PLVN) - Tàu hàng Minh Tuấn 26 bị hỏng máy, đứt neo trôi dạt và bị mắc cạn tại bãi đá cạnh nhà máy đóng tàu Dung Quất (huyện Bình Sơn tỉnh Quảng Ngãi). Hiện tàu và 9 thuyền viên vẫn bình thường, chưa ghi nhận thiệt hại.

Bắc Giang phấn đấu có 2 khu dịch vụ kinh tế đêm

Một góc TP Bắc Giang.
(PLVN) - Tỉnh ủy Bắc Giang mới ban hành Nghị quyết số 371-NQ/TU của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về phát triển một số ngành dịch vụ trọng tâm, giai đoạn 2024 - 2030, trong đó phấn đấu có 2 khu dịch vụ kinh tế đêm.