Kiểm tra nồng độ cồn ngăn nạn “quái xế” trên… trời ra sao?

Hình minh họa
Hình minh họa
(PLO) - Hàng loạt những những bê bối liên quan đến việc phi công uống rượu say khiến dư luận ăn bất bình thời gian qua đã buộc chính phủ Nhật Bản phải xem xét lại quy định về kiểm tra nồng độ cồn nội bộ đối với các phi công vốn bị chỉ trích là còn lỏng lẻo.

Liên tiếp những bê bối

Bộ Giao thông vận tải Nhật Bản cho biết đang tiến hành cải tổ các quy định về tiêu chuẩn thử nồng độ cồn đối với nhân sự trong ngành công nghiệp hàng không. Động thái này diễn ra sau vụ việc một cơ phó người Nhật Bản vẫn cố lên máy bay trên một chuyến bay quốc tế từ Anh về Nhật Bản hồi cuối tháng 10 vừa qua.

Theo các thông tin được truyền thông quốc tế đăng tải, trong vụ việc này, cơ phó Katsutoshi Jitsukawa, 42 tuổi, bị bắt hôm 28/10 tại sân bay Heathrow, London vì không vượt qua được cuộc thử nghiệm nồng độ cồn.

Vụ bắt giữ diễn ra chỉ 50 phút trước khi Jitsukawa chuẩn bị có mặt trong buồng điều khiển chuyến bay của hãng hàng không Nhật Bản Japan Airlines (JAL) khởi hành từ London, Anh tới Tokyo, Nhật Bản. 

Các thông tin được công bố cho biết, nhân viên an ninh tại sân bay ở Anh phát hiện cơ phó của chuyến bay có mùi rượu, mắt lờ đờ và không đứng vững. Kết quả kiểm tra sau đó cho thấy nồng độ cồn trong máu của Jitsukawa lên đến 189mg/100 ml trong khi giới hạn cho phép đối với một phi công chỉ là 20 mg. 

Tại phiên tòa diễn ra tại Tòa án Isleworth của Anh hôm cuối tháng 11, Thẩm phán Phillip Matthews cho rằng việc Jitsukawa rất say trước chuyến bay đặt ra viễn cảnh vô cùng kinh hãi với những hành khách trên máy bay.

“Quan trọng nhất là sự an toàn của tất cả những người ở trên khoang suốt chuyến bay dài lên tới 12 tiếng. An toàn của họ bị đe dọa bởi sự say xỉn của anh. Hậu quả đối với những người trên khoang nếu xảy ra sẽ vô cùng thảm khốc”, vị thẩm phán tuyên bố trước khi đưa ra bản án 10 tháng tù giam với viên phi công. 

Jitsukawa sau đó thừa nhận đã uống hai chai rượu và 1,8 lít bia vào buổi tối trước chuyến bay. Điều đáng nói ở đây là cơ phó của JAL đã vượt qua được cuộc kiểm tra nồng độ cồn nội bộ của hãng trước khi dự định lên chuyến bay.

Vụ việc chỉ được phát giác khi một người lái xe buýt chở các thành viên phi hành đoàn nên máy bay tại sân Heathrow  nhận thấy người của vị cơ phó nồng nặc mùi rượu nên đã báo giới chức sân bay.

Theo số liệu do Bộ Giao thông vận tải Nhật Bản công bố, kết quả thanh tra đối với JAL cho thấy, kể từ tháng 8/2017, tại hãng này đã phát hiện 19  trường hợp phi công không vượt qua được cục kiểm tra về nồng độ cồn trong hơi thở.

Việc này đã khiến 12 chuyến bay của hãng bị chậm chuyến. JAL cũng đã xác nhận thông tin này. Ngoài JAL, trong thời gian qua, một số hãng hàng không của Nhật Bản như ANA và Skymark Airlines  cũng đã để xảy ra một số trường hợp chuyến bay bị chậm liên quan đến rượu.

Ví dụ, hồi cuối tháng 10 vừa qua, 5 chuyến bay nội địa của ANA đã bị chậm chuyến tại Okinawa do phi công quá say đến mức không thể làm việc được. Giữa tháng 11, một phi công người Mỹ của hãng Skymark Airlines cũng đã bị buộc phải quay trở lại sân bay Haneda ở Tokyo vì không vượt qua được kiểm tra hơi thở trước khi lên máy bay tới Sapporo.

Cải tổ lại quy định

Theo quy định của luật pháp Nhật Bản, việc uống rượu bị cấm trong vòng 8 giờ đồng hồ trước khi một người thực hiện nhiệm vụ. Các hãng hàng không cũng có chính sách an toàn của riêng họ. Ví dụ, JAL nêu rõ các thành viên trong phi hành đoàn không được uống rượu trong vòng 12 giờ trước chuyến bay.

Tuy nhiên, theo quy định hiện hành, các hãng hàng không cũng được tự do thiết lập các quy tắc nội bộ và được tự nguyện thực hiện việc kiểm tra nồng độ cồn. Trong khi đó, hiện ở Nhật không có quy định mang tính pháp lý thống nhất nào về mức độ cồn trong máu và cũng không có quy định tiêu chuẩn nào về việc tiêu thụ rượu bia của các phi công, thành viên phi hành đoàn và thợ máy trên máy bay.

Cho đến tận gần đây, JAL mới thực hiện chính sách cho phép các phi công kiểm tra chéo biên bản kiểm tra hơi thở để xác định nồng độ cồn của nhau. Tuy nhiên, việc kiểm tra này đã bị bỏ ở trong nước vì các kết quả kiểm tra nồng độ cồn qua hơi thở trên máy được đăng tải trực tuyến từ tháng 8/2017.

Mặc dù vậy nhưng tại các văn phòng của hãng hàng không này ở nước ngoài như văn phòng tại Heathrow ở Anh vẫn chưa có đủ điều kiện về cơ sở hạ tầng để có thể lắp đặt thiết bị mới. Do đó, việc kiểm tra về cơ bản vẫn phụ thuộc vào máy phát hiện nồng độ cồn trong hơi thở.

Trong trường hợp của cơ phó Jitsukawa, thiết bị kiểm tra nồng độ cồn trong hơi thở của công ty không phát hiện bất kỳ điều bất thường nào. Điều này cũng được 2 phi công của hãng xác nhận. Việc này, theo lý giải của nhiều người, có thể là do Jitsukawa đã để vị trí thiết bị kiểm tra nồng độ cồn không đúng quy định hoặc các phi công trên cùng chuyến bay đã cố tình phớt lờ kết quả kiểm tra nồng độ cồn của vị cơ phó.

Vẫn theo số liệu thống kê của Bộ Giao thông vận tải Nhật Bản, kể từ năm 2013, 7 hãng hàng không của nước này đã phát hiện 37 trường hợp các phi công đến nơi làm việc trong tình trạng say xỉn.

Khi tiến hành thanh tra đối với hệ thống thu thập dữ liệu đã được số hóa mới JAL, lực lượng chức năng Nhật Bản phát hiện khoảng 3.800 kết quả kiểm tra nồng độ cồn đã  biến mất từ tổng cộng 220.000 cuộc kiểm tra.

Theo lý giải của các hãng, việc này là do sai sót trong khi nhập dữ liệu chứng minh thư của các nhân viên và những sai sót của hệ thống. Song, cũng không loại trừ các kết quả này đã bị bỏ đi.

Xu hướng đáng báo động này không chỉ cho thấy thái độ thờ ơ nguy hiểm của các hãng hàng không mà còn dấy lên những lo ngại về việc phi công không đảm bảo đủ tỉnh táo của phi công trước khi máy bay cất cánh.

JAL cũng thừa nhận rằng trong một số trường hợp các cuộc họp trước chuyến bay kéo dài đã khiến các phi công không thể thực hiện các cuộc kiểm tra nồng độ cồn trong hơi thở dù hãng khẳng định tình trạng này chỉ xảy ra trong một số ít các trường hợp. Chủ tịch JAL Yuji Akasaka tại một cuộc họp báo đã lên tiếng xin lỗi về sự cố, tuyên bố sẽ chịu trách nhiệm hoàn toàn về vụ việc và tự nhận sẽ cắt giảm 20% lương.

 Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải Nhật Bản Keiichi Ishii gọi vụ bê bối của JAL là cực kỳ đáng tiếc và đã đề nghị thành lập một ủy ban bao gồm các chuyên gia để soạn thảo các quy định nghiêm ngặt hơn nhằm đảm bảo an toàn đi lại và lấy lại niềm tin của công chúng đối với anh toàn hàng không. Theo giới thức Nhật Bản các quy định mới của nước này sẽ tương tự với các tiêu chuẩn của EU và Mỹ.

Trong khuôn khổ hoạt động soạn thảo quy định này, hồi tuần trước, người đứng đầu 25 hãng hàng không hàng đầu của Nhật Bản đã được triệu tập tham gia một cuộc họp với Bộ giao thông vận tải Nhật Bản nhằm thảo luận về các biện pháp cụ thể để đối phó với việc các bê bối phi công uống rượu đang ngày càng tăng ở nước này. Tại cuộc họp, các bên đã thảo luận về việc áp dụng trở lại các biện pháp mang tính phòng ngừa như đưa ra một giới hạn thống nhất về nồng độ cồn trong máu đối với phi hành đoàn.  

Các nguồn tin cho biết, Nhật Bản dự kiến cũng sẽ áp dụng các chế tài xử lý các phi công không vượt qua được các kiểm tra về nồng độ cồn. Còn đại diện hãng hàng không All Nippon Airways (ANA)  đề xuất phát các thiết bị kiểm tra nồng độ cồn có tính chính xác hơn và cơ động hơn cho các thành viên phi hành đoàn đồng thời tổ chức các lớp tập huấn về phát hiện cồn trong máu đối với các nhân viên của ngành hàng không.

Về phía JAL, sau sự cố nói trên, hãng này cũng đã tạm thời áp dụng lệnh cấm uống rượu bia trong vòng từ 12 giờ tới 48 giờ đối với thành viên phi hành đoàn trong thời gian chờ chính sách mới được công bố./.

Tin cùng chuyên mục

Bi kịch liên tiếp xảy ra khắp nơi trên thế giới

Bi kịch liên tiếp xảy ra khắp nơi trên thế giới

(PLVN) - Tuần qua, thế giới chứng kiến hàng loạt thảm họa thiên nhiên và sự cố nghiêm trọng xảy ra ở nhiều quốc gia, từ lũ lụt nhấn chìm hàng nghìn ngôi nhà tại Indonesia, vụ nổ xe bồn thảm khốc ở Nigeria, đến sập cáp treo tại Tây Ban Nha...

Đọc thêm

Những lý do đằng sau việc Mỹ muốn đòi lại Kênh đào Panama?

Những lý do đằng sau việc Mỹ muốn đòi lại Kênh đào Panama?
(PLVN) - Tổng thống đắc cử Donald Trump mới đây đã tuyên bố sẽ mở rộng lãnh thổ và sự kiểm soát của quốc gia này, trong đó bao gồm việc sẽ giành lại quyền kiểm soát Kênh đào Panama. Tầm ảnh hưởng của Kênh đào Panama lớn tới đâu và lý do của Mỹ khi bày tỏ mong muốn “đòi lại” con kênh đào này là gì?

Loạt thảm họa xảy ra trên thế giới tuần qua

Loạt thảm họa xảy ra trên thế giới tuần qua
(PLVN) - Tuần qua, thế giới chứng kiến hàng loạt sự cố khiến nhiều người chết và bị thương, từ vụ cháy rừng kinh hoàng ở California, va chạm tàu điện tại Pháp, nổ trạm xăng tại Yemen... đến những tai nạn giao thông nghiêm trọng ở Cuba, Pakistan và Nam Phi.

Bác sĩ quân y thừa nhận lạm dụng tình dục 41 nạn nhân

Bác sĩ quân y thừa nhận lạm dụng tình dục 41 nạn nhân
(PLVN) - Bác sĩ quân y Michael Stockin đã nhận tội lạm dụng tình dục hàng chục binh sĩ tại căn cứ Lewis-McChord, Washington, Mỹ. Vụ việc được xem là một trong những bê bối lạm dụng tình dục lớn nhất trong lịch sử quân đội Mỹ, đặt ra yêu cầu khẩn cấp về việc giám sát và cải thiện chính sách tuyển dụng trong quân đội.