vang bóng một thời

“Kì nữ” Kim Cương: Một đời lận đận, một mối tình chung

0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) -  Trong thi tập của thi sĩ “điên” Bùi Giáng, không thể kể hết số bài thơ, vần thơ viết về “kì nữ” Kim Cương, mối tình khắc cốt ghi tâm của ông. Và Kim Cương cũng dành cho Bùi Giáng một tình thương yêu hết sức bao dung, trìu mến.

Một trong “tứ đại mỹ nhân” của Sài thành

Thời điểm những năm trước 1975, Kim Cương được xưng tụng là một trong “tứ đại mỹ nhân” của Sài Gòn, cùng với Thẩm Thúy Hằng, Thanh Nga, Kiều Chinh. Sinh ra trong gia đình nghệ thuật, bà cố, bà nội và cha ruột đều làm bầu gánh, bên mẹ có 12 người cậu dì thì 4 người nổi danh là Năm Phỉ, Bảy Nam, Chín Bia, Mười Truyền, bà đến với sân khấu từ lúc mới sinh được 10 ngày tuổi trong vai con của Quan Âm Thị Kính. Lớn lên một chút, Kim Cương trở thành cô đào nhí trong đoàn hát Đại Phước Cương, cùng cha mẹ và các thành viên trong gia đình. Với nhiều biến cố của thời cuộc, gánh hát phải di tản, Kim Cương bị mẹ, các dì, những nghệ sĩ lớn thời ấy như Bảy Sang, Phùng Há, Thanh Tùng... quyết liệt cấm cản cô bé theo nghề hát. Nhưng, như một định mệnh, Kim Cương cuối cùng cũng từ bỏ sách đèn, đi theo tiếng gọi của nghề hát.

Nhan sắc của “kì nữ” Kim Cương thời trẻ. (ảnh tư liệu)

Nhan sắc của “kì nữ” Kim Cương thời trẻ. (ảnh tư liệu)

Những năm 1970, Kim Cương tỏa sáng trên sân khấu cải lương Sài Gòn, một đỉnh cao sự nghiệp kéo dài rất nhiều năm. Không chỉ có sắc và giọng hát đắm lòng người, Kim Cương còn là một nghệ sĩ tài hoa có khả năng dàn dựng, soạn vở, rồi chỉ huy gánh hát. Sau này bà còn là người nắm giữ kỉ lục là người soạn nhiều kịch bản kịch nói nhất Việt Nam. Những tài năng ấy đã khiến Kim Cương được vinh danh “kì nữ” ngay từ thời trẻ.

Giữa bao đàn ông dập dìu theo đuổi, trong đó có sĩ quan, thương nhân và không ít người giàu có, nhưng mãi mà duyên số vẫn chưa đến với Kim Cương. Quá tuổi ba mươi, Kim Cương gặp kí giả Trần Trọng Thức trong một cuộc phỏng vấn. Quen nhau, rồi nhiều chia sẻ, đồng điệu, dần dà họ đến với nhau, dù rằng nhiều người vẫn nói ra nói vào, sao mà Kim Cương dại, vì Trần Trọng Thức hồi ấy là một kí giả nghèo, tài sản chẳng có gì ngoài chiếc mô- bi- lét cà tàng. Đám cưới của Kim Cương cũng diễn ra hết sức đơn sơ, giản dị, chỉ là một buổi lễ ra mắt gia đình, ngược lại hoàn toàn với đám cưới của các diễn viên, minh tinh hồi ấy.

Tưởng như cuộc hôn nhân ấy sẽ bền chặt vì xuất phát từ tình yêu đích thực, không mang nặng vật chất. Nhưng rồi lại không nhận cái kết có hậu. Kim Cương, vẫn là người đàn bà cứng cáp tự nhận mọi lỗi lầm về mình. Bà nghĩ rằng chính mình, người nghệ sĩ với danh tiếng và lịch diễn dày đặc đã khiến cuộc sống gia đình “bất bình thường”, khiến chồng không được bàn tay chăm nom từng miếng ăn, giấc ngủ và mất dần niềm vui. Dù rằng, theo lời của nhiều người thì người chồng của Kim Cương đã tìm cho mình một người đàn bà khác, một niềm vui ngoài hôn nhân.

Thất bại trong hôn nhân, Kim Cương tiếp tục là “kì nữ” một tay lèo lái đoàn hát, viết kịch bản, làm đạo diễn, rồi chuyển sang kịch nói, phim... Và, vừa làm mẹ vừa làm cha, tự tay chèo chống gia đình.

Cuộc đời Kim Cương từng trải qua một biến cố kinh hoàng, đó là sự việc con trai bà bị bắt cóc rúng động Sài Gòn. Năm 1977, lúc đó con trai Kim Cương là Toro (tên đầy đủ là Trần Trọng Gia Vinh) mới lên 5 tuổi. Một buổi sáng, khi cháu bé đang được gửi ở nhà trẻ thì có một người đàn ông lạ mặt đến dùng súng hăm dọa cô giáo, bắt cóc cháu bé. Sau đó, bọn bắt cóc liên lạc gia đình Kim Cương đòi giao nộp 20 lượng vàng mới được chuộc con.

Trong suốt nửa tháng con bị bắt cóc là thời điểm kinh hoàng, khủng hoảng nhất trong cuộc đời người kì nữ danh tiếng. Bà bỏ ăn ngủ, hoảng loạn muốn phát điên. Rất may là sau đó, khi giao tiền chuộc, con trai Kim Cương được thả ra, đoàn tụ với gia đình.

Mối “tình điên” bất hủ

Chuyện thi sĩ “điên” Bùi Giáng say đắm nghệ sĩ Kim Cương đã trở thành huyền thoại của giới văn nghệ Sài Gòn. Thậm chí có một nhà thơ từng diễn tả tình yêu đơn phương say đắm của mình bằng câu nói: “Anh yêu em như Bùi Giáng yêu Kim Cương”.

Bùi Giáng bên Kim Cương. (Ảnh tư liệu)

Bùi Giáng bên Kim Cương. (Ảnh tư liệu)

Bùi Giáng gặp Kim Cương khi ông là một giáo sư của Văn khoa. Trong đám cưới một người bạn, lần đầu tiên ông thấy Kim Cương xuất hiện trên sân khấu. Lúc ấy, thiếu nữ Kim Cương 19 tuổi, mà ông ví là “hào quang tỏa lộng lẫy như một tiên nữ”. Mối tình theo ông suốt cả cuộc đời. Kể cả trong những ngày tháng điên dại nhất, hầu như chẳng nhận ra người thân, bạn bè, chỉ duy nhất nhận ra và luôn lẩm bẩm gọi tên “tiên nữ Kim Cương”. Những câu thơ lạ lùng này là dành cho phút đầu gặp gỡ: “Kể từ tao ngộ đầu tiên/Kim Cương vô tận, thuyền quyên vô cùng/Bốn mươi năm đã lẫy lừng/Âm thầm tưởng niệm lạ lùng giai nhân/Trái tim thiết thạch vô ngần/Từ tam thu tới tử phần hôm nay”.

Cách yêu của thi sĩ điên cũng cực kì kì lạ, khiến người chung quanh và chính Kim Cương cũng “dở cười, dở mếu”. Trong hồi kí của mình, Kim Cương từng kể: “Ông thường lui tới nhà tôi chơi, vài lần mời tôi đi uống cà phê nhưng nhất định phải đi bằng xe đạp do ông chở, chứ không chịu đi bằng bất cứ phương tiện nào khác. Một hôm ông trịnh trọng cầu hôn tôi. Tôi thấy thái độ của ông không được bình thường nên tôi đều né tránh. Vài lần sau, ông thở dài nói với tôi: “Thôi, chắc cô không ưng tôi vì tôi lớn tuổi hơn cô, vậy cô hứa với tôi là sẽ ưng thằng cháu của tôi nhé. Nó trẻ, lại đẹp trai, học giỏi”... Tưởng ông nói chơi, ai dè làm thiệt. Ông đùng đùng dắt ngay đứa cháu tới, mà đứa cháu đó chỉ... mới 8 tuổi”.

Ngày nào Bùi Giáng cũng đến tìm Kim Cương, với hình hài kì dị: Tóc đầy rơm rác, vòng hoa, quần áo xộc xệch, vỏ chai, vỏ lon xủng xẻng theo sau. Rồi những lần ông gặp nạn, gây hấn, gặp rắc rối ngoài đường, luôn cho địa chỉ Kim Cương để người ta liên hệ, khiến Kim Cương lần nào cũng tất tả chạy đến lúc thì bảo lãnh đưa về nhà, lúc thì đi bệnh viện. Cái cách mà ông gọi người yêu của lòng mình cũng thật là: Nàng, nương tử, Hằng Nga, tiên nữ, hay... mẫu thân(!).

Nếu là một người đàn bà nào khác, trước một gã si tình kì quặc như thế, hẳn nhiên phải hoảng sợ mà chạy trốn. Cách đối đãi của Kim Cương với Bùi Giáng cũng thật lạ. Bà không yêu thi sĩ họ Bùi, nhưng trước sau bốn mươi năm trời vẫn tiếp nhận tình cảm của ông với một sự trân trọng, bao dung. Không hắt hủi, không thờ ơ, bà với ông ấm áp, chân thành, độ lượng, vừa như một em gái, vừa như một người tri kỉ, một người mẹ.

Bạn bè còn nhớ mãi những cảnh tượng thú vị, khi Bùi Giáng đến nhà Kim Cương chơi, bà ngồi lặng lẽ gọt trái cây cho ông ăn, cười nhẹ nhàng, Bùi Giáng thì ứng tác những vần thơ tặng “nương tử Kim Cương” trên giấy, tờ lịch, quyển sổ... và cao hứng đọc cho bà nghe. Đến giờ, bà vẫn trân trọng cất giữ rất nhiều di cảo do chính tay ông viết tặng: “Thương yêu có lẽ như là/Nghi ngờ nhau mãi vẫn là/Kim Cương/Ta đi đau xiết vui buồn/Một mình ở lại muôn trùng em yêu”.

Nghệ sĩ Kim Cương từng chia sẻ kể lại: “...Tên tôi được ông gọi đi gọi lại bất cứ khi vui, khi buồn, bất cứ khi hạnh phúc, khi đau đớn. Chưa một lần nào ông sàm sỡ bằng hành động hay lời nói. Xưng hô vẫn cứ tôi và cô một cách nghiêm túc và chững chạc. Một tình cảm xuất phát thật hồn nhiên, bản năng và vô điều kiện”.

Những ngày bệnh Bùi Giáng trở nặng, ông chẳng còn nhớ ai, chỉ gọi tên mình Kim Cương. Lúc ông gây rối, điên cuồng, chỉ cần nghe tên “Kim Cương” là bỗng nhiên dịu lại. Trong những ngày ít ỏi tỉnh táo, ông luôn nói, trên đời chỉ có Kim Cương nhân hậu mới chịu đựng Bùi Giáng suốt mấy chục năm trời.

Ngày cuối đời, trước lúc chết, ông vẫn luôn miệng gọi tên bà. Niềm may mắn của Bùi Giáng là được chết mà bên cạnh có Kim Cương. Trong tang lễ Bùi Giáng năm 1998, NSND Kim Cương đến nơi an nghỉ cuối cùng của Bùi Giáng và nói những lời sau cuối: “...Anh Giáng ơi, Kim Cường nè! Tôi đứng đây để nói với anh những câu vĩnh biệt cuối cùng. Câu cuối cùng tôi muốn nói với anh là tôi mang ơn anh, cám ơn anh. Cám ơn tất cả những gì anh để lại cho cuộc đời. Cám ơn những tác phẩm bất hủ anh để lại cho cuộc đời. Cám ơn một mối tình thật đẹp, thật sâu lắng anh đã dành cho tôi suốt 40 năm nay. Cám ơn bài học anh cho tôi thấy rằng sống trên đời cho dù trong hoàn cảnh nào, cho dù nghèo khổ, giàu sang, điên loạn, tỉnh táo, người ta cần thấy những tình yêu…

Vĩnh biệt anh”.

Đọc thêm

Cửa Lò - Khát vọng tỏa sáng

Toàn cảnh đêm khai mạc Lễ hội du lịch Cửa Lò năm 2024. Ảnh: Bùi Hoàng Ý
(PLVN) - Tối 18/4, tại quảng trường Bình Minh (thị xã Cửa Lò), UBND tỉnh Nghệ An tổ chức Khai mạc Lễ hội du lịch Cửa Lò năm 2024 và công bố di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia - Lễ hội Đền Yên Lương.

Ngày thứ 4 giải Vô địch cầu mây Quốc Gia đúng ngày giỗ Tổ Hùng Vương

Pha không chiến trong trận đồng đội 3 nam giữa Hà Nội và Vĩnh Long
(PLVN) - Giải cầu mây vô địch Quốc Gia năm 2024 tại nhà thi đấu thể thao tỉnh Bắc Giang trong ngày thứ 4 đã chứng kiến sự đa dạng trong tư duy chiến thuật của các đội tuyển ở nội dung đồng đội 3 người của cả nam và nữ, cùng với đó là kết thúc nội dung đổi tuyển 3 nữ với vị trí số 1 thuộc về tuyển nữ cầu mây Sóc Trăng.

Sóc Trăng bảo vệ thành công ngôi Vương ở nội dung cầu mây đội tuyển 3 nữ

Sóc Trăng trở thành vô địch nội dung đội tuyển 3 nữ
(PLVN) - Chiều 18/04 tại nhà thi đấu thể thao tỉnh Bắc Giang đã chứng kiến màn đăng quang ngôi vô địch nội dung cầu mây đội tuyển 3 nữ, các cô gái Sóc Trăng một lần nữa bước lên bục cao nhất sau khi chiến thắng đội tuyển cầu mây nữ đến từ thủ đô, qua đó bảo vệ thành công chức vô địch đã có được vào mùa giải năm trước diễn ra tại thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An.

Giỗ tổ Hùng Vương ở đền thờ đầu tiên tại Đồng bằng sông Cửu Long

Văn nghệ chào mừng Lễ Giỗ Tổ Hùng Vương tại Đền thờ Quốc Tổ Hùng Vương (huyện Tân Hiệp, Kiên Giang).
(PLVN) - Ngày 18/4 (nhằm ngày mùng 10/3 âm lịch), tại Đền thờ Quốc Tổ Hùng Vương Tân Hiệp (ấp Đông Bình, thị trấn Tân Hiệp, huyện Tân Hiệp, tỉnh Kiên Giang) diễn ra Lễ dâng hương Quốc Tổ Hùng Vương nhằm bày tỏ lòng thành kính, tri ân công ơn các Vua Hùng đã có công dựng nước và phát huy tinh thần đại đoàn kết toàn dân tộc.​

“Không ai nỡ bỏ chợ Rằm tháng Ba...”

Lễ dâng hương tại Thác Bụt. Ảnh: Thanh Hà
(PLVN) - Đến hẹn lại lên, cứ dịp rằm tháng Ba âm lịch hàng năm, khách thập phương và các tộc người ở huyện Minh Hoá (tỉnh Quảng Bình) từ khắp mọi miền Tổ quốc háo hức tìm về trung tâm huyện lỵ - thị trấn Quy Đạt, để hòa mình vào không khí tưng bừng, vui tươi của lễ hội và những ngày chợ Rằm độc đáo...

“Thần tượng Bolero” Tô Ngọc Hà chìm đắm sắc màu Hà Nội

“Thần tượng Bolero” Tô Ngọc Hà chìm đắm sắc màu Hà Nội (ảnh V.H)
(PLVN) -  Từng tốt nghiệp Học viện Âm nhạc quốc gia Việt Nam, là học trò của nữ ca sĩ Anh Thơ, Tô Ngọc Hà lại chọn theo dòng nhạc Bolero, trữ tình, lãng mạn…Với chất giọng trầm ấm, ngọt ngào nữ ca sĩ thể hiện tình yêu Hà Nội qua những sắc màu thời gian.

Lễ hội tái hiện tích “Tản Viên đón vợ” thời Vua Hùng

Đặc sắc nghi lễ rước Chúa gái. (ảnh: Long Sơn)
(PLVN) - Lễ hội rước Chúa gái là sinh hoạt tín ngưỡng dân gian của cư dân nông nghiệp gắn liền với hai nhân vật lịch sử huyền thoại thời kỳ Hùng Vương dựng nước là Tản Viên Sơn Thánh và Ngọc Hoa Công chúa (con gái Vua Hùng thứ 18), tái hiện lại đoàn rước dâu năm xưa của Tản Viên Sơn Thánh.

Cà Mau trọng thể tổ chức Lễ giỗ Tổ Hùng Vương

Cà Mau trọng thể tổ chức Lễ giỗ Tổ Hùng Vương
(PLVN) - Hòa cùng không khí của cả nước tưởng nhớ Vua Hùng, sáng 18/4 (tức mùng 10/3 âm lịch), tỉnh Cà Mau long trọng tổ chức Lễ giỗ Tổ Hùng Vương tại Đền thờ Vua Hùng (tọa lạc tại ấp Giao Khẩu, xã Tân Phú, huyện Thới Bình) người đã có công khởi dựng cơ đồ cho dân tộc Việt Nam.

Hà Nội đẹp nao lòng mùa sấu trút lá

Ảnh: Nguyễn Thanh Hải

(PLVN) - Những ngày này khi đi qua nhiều con phố của Hà Nội, người ta có thể dễ dàng bắt gặp những thảm lá vàng rụng phủ kín đường, tạo nên một khung cảnh rất nên thơ. Hà Nội đang bước vào mùa sấu trút lá...

Lễ hội Nghinh Ông và trưng bày đặc sản của huyện Đông Hải

Lễ hội Nghinh Ông và trưng bày đặc sản của huyện Đông Hải
(PLVN) - Chiều 17/4, UBND huyện Đông Hải long trọng tổ chức khai mạc lễ hội Nghinh Ông lần thứ XXI tại Lăng Ông Nam Hải, ấp 2, thị trấn Gành Hào, để tưởng nhớ tới công ơn của loài cá voi được ngư dân miền biển phong là thần Đại tướng quân Nam Hải (lễ hội diễn ra từ ngày 17 và 18/4 (nhằm mùng 9 - 10/3 âm lịch).