'Khủng bố' đẫm máu ở Na Uy, 16 người thương vong

0:00 / 0:00
0:00
- Cảnh sát Na Uy hôm 25-6 cho biết vụ xả súng ở thủ đô Oslo khiến 2 người thiệt mạng và 14 người bị thương có thể là một vụ tấn công khủng bố.

Trong một cuộc họp báo hôm 25-6, các quan chức cảnh sát cho biết người đàn ông bị bắt sau vụ xả súng là một công dân Na Uy gốc Iran. Nghi phạm trước đây từng phạm tội nhưng không nghiêm trọng.

Hai khẩu súng liên quan đến vụ tấn công đã bị thu giữ, bao gồm một khẩu súng ngắn và một khẩu súng tự động.

Theo hãng tin AP, hiện trường vụ xả súng nằm bên ngoài quán bar London Pub, nơi những người đồng tính thường hay lui tới, khoảng vài giờ trước khi cuộc diễu hành Oslo’s Pride diễn ra. Sự kiện này sau đó bị huỷ bỏ.

Người phát ngôn cảnh sát Na Uy Tore Barstad cho biết 14 người đang được điều trị y tế, trong đó 8 người phải nhập viện.

Khủng bố đẫm máu ở Na Uy, 16 người thương vong - Ảnh 1.

Cảnh sát phong toả hiện trường vụ xả súng ở Oslo. Ảnh: AP

Anh Olav Roenneberg, phóng viên của đài truyền hình công cộng Na Uy NRK, đã chứng kiến ​​vụ xả súng và kể lại: "Tôi thấy một người đàn ông tới hiện trường cùng với một chiếc túi. Hắn ta lấy vũ khí và bắt đầu xả đạn. Đầu tiên, tôi nghĩ đó là một khẩu súng hơi. Khi tấm kính của quán bar bên cạnh vỡ tan tành, tôi mới nhận ra rằng mình phải tìm chỗ ẩn nấp".

Thủ tướng Na Uy Jonas Gahr Stoere mô tả đây là một cuộc tấn công tàn ác và gây sốc nhằm vào những người vô tội. Ông Stoere cho hay dù động cơ chưa được làm rõ nhưng vụ xả súng đã khiến cộng đồng đồng tính sợ hãi và đau xót.

Nhân chứng tên Christian Bredeli, người có mặt tại quán bar, nói với tờ VG của Na Uy: "Tôi trốn trên tầng 4 với một nhóm khoảng 10 người cho đến khi được thông báo là an toàn mới ra ngoài. Nhiều người lo sợ cho tính mạng của họ. Trên đường thoát ra, chúng tôi thấy một số người bị thương. Vì vậy, chúng tôi hiểu rằng có điều gì đó nghiêm trọng đã xảy ra".

Đài truyền hình Na Uy TV2 chiếu cảnh nhiều người chạy xuống đường phố ở Oslo trong hoảng loạn khi những tiếng súng vang lên ở đằng sau.

Na Uy ghi nhận các cuộc tấn công bạo lực do những kẻ cực đoan cánh hữu thực hiện, bao gồm một trong những vụ xả súng hàng loạt tồi tệ nhất ở châu Âu năm 2011. Khi đó, một tay súng giết chết 69 người trên đảo Utoya sau khi đặt bom ở Oslo khiến 8 người thiệt mạng.

Đọc thêm

Nghề giáo bốn phương

Giải thưởng Nhà giáo Ghana 2024 là một trong những giải thưởng cao quý nhất để công nhận, tôn vinh những đóng góp của các giáo viên khắp cả nước này. (Ảnh: UNICEF)
(PLVN) - Giáo viên tại các quốc gia đang phát triển thường xuyên đối diện với nhiều thách thức lớn như nghèo đói, thiếu hụt nguồn lực, lớp học quá tải, điều kiện công nghệ hạn chế. Tuy nhiên, họ vẫn luôn kiên trì và tận tâm, không ngừng nỗ lực vượt qua mọi khó khăn để mang lại tri thức và hy vọng cho từng học sinh, dù cho điều đó đôi khi vượt xa trách nhiệm công việc của họ.

Nghề độc đáo ở Nhật Bản: Ra sức 'nhồi nhét' khách lên tàu, mỗi năm thu nhập trên 800 triệu đồng

 Số lượng người dân đi tàu điện ngầm ở Nhật Bản lúc nào cũng quá tải. (Ảnh: Japan Insider)
(PLVN) - Nhật Bản vốn nổi tiếng là đất nước sử dụng tàu điện ngầm là phương tiện giao thông chính và quan trọng, phục vụ hàng triệu người mỗi ngày. Với hệ thống tàu điện hiện đại, hiệu quả và có mặt khắp các thành phố lớn, việc sử dụng tàu điện là cách tốt nhất để di chuyển trong và ngoài thành phố.

Úc cấm trẻ em dưới 16 tuổi sử dụng mạng xã hội

Hình minh họa
(PLVN) - Chính phủ Úc vừa cam kết sẽ ban hành luật giới hạn độ tuổi sử dụng mạng xã hội là 16 tuổi, kèm theo hình phạt cho các nền tảng không tuân thủ. Tuy nhiên, vẫn chưa rõ làm thế nào để các ông lớn công nghệ như Facebook, Instagram, TikTok... có thể thực thi hiệu quả quy định này.