Không phân chia địa hạt trong một số hoạt động của Thừa phát lại

Bộ trưởng Lê Thành Long đề nghị cần tiếp tục chủ trương xã hội hóa một số hoạt động tư pháp.
Bộ trưởng Lê Thành Long đề nghị cần tiếp tục chủ trương xã hội hóa một số hoạt động tư pháp.
(PLO) - Hôm qua (19/9), Bộ trưởng Bộ Tư pháp Lê Thành Long cùng các Thứ trưởng đã có cuộc họp nghe các đơn vị báo cáo về nội dung, tiến độ xây dựng các dự thảo Nghị định, đề án. Nhiều nội dung xung quanh các dự thảo Nghị định, đề án này được Lãnh đạo Bộ cho ý kiến chỉ đạo để kịp thời hoàn thiện, làm cơ sở triển khai các hoạt động liên quan.

Đáp ứng yêu cầu đào tạo cán bộ pháp luật

Báo cáo về dự thảo Đề án thành lập Phân hiệu Trường Đại học Luật Hà Nội thuộc khu vực Tây Nguyên, Phó Hiệu trưởng Chu Mạnh Hùng cho biết: Qua hơn 36 năm xây dựng và trưởng thành, Trường đã phát triển khá toàn diện, vững chắc, xứng đáng là cơ sở đào tạo cán bộ pháp luật lớn nhất của cả nước với đội ngũ giảng viên là các nhà khoa học có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cao, năng lực, phẩm chất tốt; cơ sở vật chất khá khang trang, trang thiết bị hiện đại, đáp ứng yêu cầu đào tạo cán bộ pháp luật cho đất nước trong tiến trình hội nhập quốc tế và phát triển bền vững.

Việc thành lập Phân hiệu là một trong những giải pháp căn bản để thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp xây dựng Trường thành Trường trọng điểm đào tạo cán bộ về pháp luật theo Quyết định số 549/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ; đồng thời có ý nghĩa quan trọng trong việc đào tạo nguồn cán bộ pháp luật tại chỗ, đáp ứng tốt hơn nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội, cải cách tư pháp ở khu vực miền Trung, Tây Nguyên.

Sau khi lắng nghe phát biểu của đại diện một số đơn vị, ý kiến của các Thứ trưởng Đinh Trung Tụng, Nguyễn Khánh Ngọc và Lê Tiến Châu về dự thảo Đề án, Bộ trưởng Lê Thành Long hoan nghênh quyết tâm thành lập Phân hiệu của Trường Đại học Luật. Tuy nhiên, Bộ trưởng yêu cầu, việc mở Phân hiệu đòi hỏi phải khảo sát kỹ nguồn tuyển sinh, hoàn thành đầy đủ các thủ tục liên quan và đặc biệt phải đảm bảo chất lượng đào tạo.

Lãnh đạo Bộ cũng nghe về dự kiến sửa đổi Nghị định số 81/2013/NĐ-CP về quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Xử lý vi phạm hành chính, dự thảo Nghị định thay thế Nghị định số 22/2013/NĐ-CP về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tư pháp, dự thảo Nghị định sửa đổi Nghị định số 163/2006/NĐ-CP về giao dịch bảo đảm… Một nội dung đáng chú ý là bổ sung Nghị định số 81/2013/NĐ-CP theo hướng cá nhân, tổ chức vi phạm có thể ủy quyền cho cá nhân, tổ chức kinh doanh dịch vụ bưu điện thực hiện việc thu, nộp hộ tiền phạt vi phạm hành chính. Việc ủy quyền này có thù lao theo quy định của pháp luật dân sự (các hệ thống dịch vụ bưu điện là các cơ quan, tổ chức thực hiện dịch vụ công ích theo quy định của pháp luật). Đây là thực hiện chủ trương của Chính phủ  cho phép thực hiện việc thu, nộp hộ tiền phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ vào Kho bạc Nhà nước thông qua dịch vụ của hệ thống bưu điện.

Sẽ mở rộng phạm vi công việc của Thừa phát lại

Một dự thảo văn bản quan trọng được báo cáo tại buổi làm việc hôm qua là dự thảo Nghị định sửa đổi Nghị định số 61/2009/NĐ-CP, Nghị định số 135/2013/NĐ-CP về Thừa phát lại (TPL). Theo Cục trưởng Cục Bổ trợ tư pháp Đỗ Hoàng Yến, dự thảo Nghị định cơ bản giữ nguyên thẩm quyền, phạm vi công việc của TPL như hiện nay. Bên cạnh đó, có dự kiến mở rộng một số nội dung nhằm tạo điều kiện cho hoạt động của các văn phòng TPL, nhất là không phân chia địa hạt trong tống đạt và lập vi bằng.

Cụ thể, ngoài việc tống đạt văn bản của Tòa án và cơ quan Thi hành án dân sự, dự thảo Nghị định dự kiến mở rộng phạm vi tống đạt theo hướng TPL được tống đạt văn bản liên quan đến việc giải quyết các vụ án dân sự do đương sự trong các vụ án yêu cầu để phục vụ việc thu thập chứng cứ, thực hiện nghĩa vụ chứng minh của đương sự theo quy định tại Bộ luật Tố tụng Dân sự; thực hiện tống đạt văn bản theo Công ước La Hay 1965 và tống đạt văn bản của các cơ quan, tổ chức khác.

Về xác minh điều kiện thi hành án, dự thảo Nghị định dự kiến mở rộng TPL có quyền xác minh điều kiện thi hành án liên quan đến việc thi hành án thuộc thẩm quyền thi hành của các cơ quan thi hành án dân sự trên phạm vi toàn quốc (không chỉ là các cơ quan thi hành án trong phạm vi tỉnh, thành phố nơi đặt văn phòng TPL)… 

Phụ trách công tác bổ trợ tư pháp, Thứ trưởng Nguyễn Khánh Ngọc lưu ý, tống đạt có ranh giới rõ ràng với hoạt động bưu chính và đây cũng là giải đáp băn khoăn của một số ý kiến cho rằng tống đạt có liên quan đến bưu chính. Thứ trưởng nhấn mạnh đến việc quy định đưa vào cuộc sống một chế định thì phải làm sao cho hiệu quả và đối với nghề TPL, tiêu chí hàng đầu là chất lượng, uy tín, đảm bảo công lý, công bằng.

Đồng tình, Bộ trưởng cho rằng, mặc dù còn có một số khó khăn nhưng cần tiếp tục chủ trương xã hội hóa một số hoạt động tư pháp. Điều này đòi hỏi phải thiết kế công việc của TPL thật hợp lý, trong giai đoạn đầu có sự hỗ trợ nhưng tiến tới các tổ chức hành nghề TPL phải tự tồn tại. Bộ trưởng cũng nhất trí mở rộng phạm vi công việc của TPL song đề nghị rà soát kỹ nhằm đảm bảo cơ sở pháp lý, không chồng lấn với các hoạt động khác.

Tin cùng chuyên mục

Bộ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Hải Ninh.

Bộ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Hải Ninh: Ngành Tư pháp vững vàng tâm thế bước vào Kỷ nguyên mới

(PLVN) - Năm 2024, với ngành Tư pháp, là năm của những sự kiện đặc biệt, nhiều lĩnh vực công tác để lại những dấu ấn đậm nét. Với kết quả đó, năm 2025 toàn ngành sẽ ưu tiên tập trung lĩnh vực trọng tâm nào, các giải pháp thực hiện trong năm công tác mới ra sao? Nhân dịp đầu Xuân Ất Tỵ, Báo PLVN đã phỏng vấn Ủy viên Ban chấp hành TW Đảng, Bộ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Hải Ninh.

Đọc thêm

Tách quy trình chính sách khỏi chương trình lập pháp hằng năm

Với quy trình xây dựng VBQPPL gồm cả 2 giai đoạn là xây dựng chính sách và soạn thảo, thời gian ban hành luật có thể rút ngắn từ 22 tháng xuống 12 tháng. Các văn bản thực hiện quy trình soạn thảo gồm 07 bước mà không cần thực hiện quy trình chính sách, thời gian ban hành luật có thể rút ngắn xuống 5 tháng (Ảnh minh hoạ)
(PLVN) -  Tách quy trình chính sách khỏi việc lập chương trình lập pháp hằng năm. Các cơ quan đề xuất lập chương trình lập pháp hằng năm không phải xây dựng hồ sơ chính sách khi đề xuất xây dựng chương trình. Rút ngắn thời gian xây dựng văn bản luật, tiết kiệm từ 5 tháng, tới 1 năm cho 1 văn bản quy phạm pháp luật là những đề xuất mới tại Dự thảo Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật (VBQPPL) sửa đổi. 

Hệ thống thi hành án dân sự chung sức xây dựng nông thôn mới

Cục THADS tỉnh Long An trao tặng Mái ấm tình thương (ảnh Cục THADS tỉnh).
(PLVN) - Cùng với việc triển khai các giải pháp nâng cao kết quả công tác chuyên môn, năm vừa qua, các cơ quan Thi hành án dân sự (THADS) trên cả nước c ũng đã tổ chức nhiều việc làm thiết thực góp phần thực hiện hiệu quả phong trào thi đua “Ngành Tư pháp chung sức góp phần xây dựng nông thôn mới”.

Dấu ấn Báo Pháp luật Việt Nam trên hành trình chia sẻ

Đại diện Bộ Tư pháp, Thứ trưởng Nguyễn Thanh Tịnh trao số tiền 200 triệu đồng hỗ trợ công chức, viên chức ngành Tư pháp và Thi hành án dân sự tỉnh Lào Cai.
(PLVN) -  Thế rồi Làng Nủ, Kho Vàng, Nậm Tông cũng đã dần hồi sinh, những bản làng đẹp như mơ được tái thiết đã góp phần xoa dịu vết thương của núi rừng Tây Bắc. Ngày người Làng Nủ, Kho Vàng, Nậm Tông nhận nhà mới không phải chỉ là ngày vui của người dân nơi đây mà là ngày vui của người dân cả nước.

Nếu cần kíp, có thể trình dự án luật vào bất cứ thời điểm nào trong năm

Trường hợp cần thiết để giải quyết ngay vấn đề bất cập, phát sinh từ thực tiễn, Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ xem xét, cho ý kiến về nội dung dự án luật, nghị quyết, đồng thời với việc quyết định bổ sung vào Chương trình ( Ảnh minh hoạ một phiên họp tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khoá XV)
(PLVN) - Nếu có vấn đề bất cập phát sinh từ thực tiễn, các cơ quan có thể đề xuất đưa các dự án luật, pháp lệnh, nghị quyết vào Chương trình lập pháp của Quốc hội. Hồ sơ đề xuất cũng sẽ rất đơn giản, chỉ có tờ trình. Đây là một trong các đề xuất về đổi mới việc xây dựng chương trình lập pháp của Quốc hội được nêu tại Tờ trình Dự thảo Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật (VBQPPL) sửa đổi đang được Chính phủ trình ra Quốc hội.

Tiếp tục hoàn thiện dự thảo Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật (sửa đổi) sau khi Ủy ban Pháp luật thẩm tra sơ bộ

Tiếp tục hoàn thiện dự thảo Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật (sửa đổi) sau khi Ủy ban Pháp luật thẩm tra sơ bộ
(PLVN) -Chiều và tối ngày 24/01/2025, Bộ Tư pháp đã tổ chức cuộc họp Tổ Biên tập để chỉnh lý, hoàn thiện dự thảo Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật (sửa đổi) sau khi Ủy ban Pháp luật của Quốc hội thẩm tra sơ bộ vào sáng ngày 23/01/2023. Bộ trưởng Nguyễn Hải Ninh chủ trì cuộc họp. Tham dự cuộc họp có Thứ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Thanh Tịnh.

Đề xuất một số trường hợp được quy định thủ tục hành chính trong thông tư

Chính phủ đề nghị trong một số trường hợp, cần bổ sung được quy định thủ tục hành chính trong thông tư để đảm bảo tính linh hoạt trong hoạt động quản lý, điều hành (Ảnh minh hoạ)
(PLVN) - Tiếp tục hoàn thiện các quy định về hệ thống văn bản quy phạm pháp luật ( VBQPPL ) , quy định rõ khi nào được ban hành “luật khung”, “luật ống”, bỏ thẩm quyền ban hành VBQPPL của cấp xã, bổ sung một số trường hợp được quy định thủ tục hành chính trong thông tư, thông tư liên tịch… là đề xuất của Chính phủ tại Tờ trình Dự thảo Luật Ban hành VBQPPL (sửa đổi)

Bổ sung một số nguyên tắc về kiểm soát quyền lực trong xây dựng và thi hành văn bản quy phạm pháp luật

Luật Ban hành VBQPPL đang được đề xuất sửa đổi theo hướng đặt người dân và doanh nghiệp làm trung tâm ( Ảnh Minh hoạ)
(PLVN) - Kế thừa có bổ sung nguyên tắc bảo đảm sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác xây dựng và thi hành pháp luật, đặt người dân và doanh nghiệp là trung tâm, là một trong các điểm mới tại Dự thảo Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật (sửa đổi) đang được Chính phủ trình ra Quốc hội.

BÁO PHÁP LUẬT VIỆT NAM MỞ CHUYÊN MỤC “LUẬT BAN HÀNH VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT (SỬA ĐỔI)"

BÁO PHÁP LUẬT VIỆT NAM MỞ CHUYÊN MỤC “LUẬT BAN HÀNH VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT (SỬA ĐỔI)"
(PLVN) - Từ hôm nay (24/1), Báo Pháp luật Việt Nam mở chuyên mục “Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật (Sửa đổi) ” (VBQPPL) để đăng tải các thông tin mới nhất về quá trình xây dựng Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật (sửa đổi) đáp ứng yêu cầu đổi mới tư duy về xây dựng pháp luật, phục vụ Kỷ nguyên mới của dân tộc.

Thường trực Ủy ban Pháp luật thẩm tra sơ bộ các dự án luật, dự thảo Nghị quyết

Thường trực Ủy ban Pháp luật thẩm tra sơ bộ các dự án luật, dự thảo Nghị quyết
(PLVN) -Sáng 23/1, tại Nhà Quốc hội, Thường trực Ủy ban Pháp luật thẩm tra sơ bộ dự án Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật (sửa đổi) và dự thảo Nghị quyết của Quốc hội quy định về xử lý một số vấn đề liên quan đến sắp xếp, tổ chức bộ máy Nhà nước. Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội Hoàng Thanh Tùng chủ trì phiên họp.

Thư của Bộ trưởng Nguyễn Hải Ninh gửi CBCCVC, người lao động ngành Tư pháp nhân dịp Tết cổ truyền Ất Tỵ

Thư của Bộ trưởng Nguyễn Hải Ninh gửi CBCCVC, người lao động ngành Tư pháp nhân dịp Tết cổ truyền Ất Tỵ
(PLVN) - Nhân dịp năm mới 2025 và đón Tết cổ truyền Ất Tỵ, Uỷ viên Ban chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Ban cán sự đảng, Bộ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Hải Ninh đã gửi thư đến các đồng chí cán bộ lão thành, cán bộ hưu trí, toàn thể công chức, viên chức, người lao động đã và đang công tác trong ngành Tư pháp. Báo Pháp luật Việt Nam trân trọng giới thiệu thư Bộ trưởng.

Bộ Tư pháp giao ban cấp Vụ tháng 1/2025

Bộ Tư pháp giao ban cấp Vụ tháng 1/2025
(PLVN) -Ngày 22/1, Bộ trưởng Nguyễn Hải Ninh chủ trì Hội nghị giao ban cấp Vụ tháng 01/2025. Tham dự Hội nghị có các đồng chí Thứ trưởng: Đặng Hoàng Oanh, Nguyễn Thanh Tịnh, MaiLươngKhôi; các đồng chí Lãnh đạo cấp Vụ các đơn vị thuộc Bộ.

Cụm Thi đua số III: Đẩy mạnh phong trào thi đua, thích ứng với tình hình mới

Cụm Thi đua số III: Đẩy mạnh phong trào thi đua, thích ứng với tình hình mới
(PLVN) -  Chiều 21/1, dự và chỉ đạo Hội nghị Tổng kết công tác thi đua khen thưởng năm 2024 của Cụm thi đua số III - Bộ Tư pháp, Thứ trưởng Mai Lương Khôi nhấn mạnh, năm 2025, các đơn vị cần chú trọng công tác chỉ đạo, tiến hành giải pháp cụ thể để cụm hoàn thành nhiệm vụ trọng tâm cùng những nhiệm vụ mới phát sinh trên tinh thần đảm bảo đoàn kết nội bộ, ổn định và thích ứng với tình hình mới.