Đại hội Đại biểu Toàn quốc lần thứ XIII của Đảng

Không để lọt những người không xứng đáng vào Ban Chấp hành Trung ương

Công tác nhân sự cho Đại hội Đảng XIII đã được chuẩn bị kỹ lưỡng. Ảnh minh hoạ: QĐND
Công tác nhân sự cho Đại hội Đảng XIII đã được chuẩn bị kỹ lưỡng. Ảnh minh hoạ: QĐND
(PLVN) - Trước thềm Đại hội XIII của Đảng, đồng chí Nguyễn Thanh Bình, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Trưởng ban Thường trực Ban Tổ chức Trung ương đã trả lời phỏng vấn báo chí liên quan đến công tác chuẩn bị nhân sự Đại hội XIII.

Xin đồng chí cho biết, số lượng, chất lượng cán bộ được quy hoạch Ban Chấp hành Trung ương khóa XIII so với khóa XII như thế nào?

Đồng chí Nguyễn Thanh Bình: Trên cơ sở tổng kết công tác quy hoạch cán bộ cấp chiến lược nhiệm kỳ 2016-2021 và các nhiệm kỳ tiếp theo; Bộ Chính trị đã chỉ đạo xây dựng và triển khai kế hoạch về xây dựng quy hoạch Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư và các chức danh lãnh đạo chủ chốt của Đảng, Nhà nước nhiệm kỳ 2021-2026 (số 11-KH/TW, ngày 06/11/2018) bảo đảm dân chủ, chặt chẽ, đồng bộ, khách quan, minh bạch, hiệu quả; có nhiều nội dung đổi mới về quan điểm, mục tiêu, yêu cầu, quy trình, cách làm đối với từng nhóm chức danh; đồng thời, xác định rõ thẩm quyền, trách nhiệm của các cấp ủy, tổ chức đảng, cơ quan tham mưu trong công tác giới thiệu, đề xuất và thẩm định nhân sự quy hoạch cán bộ cấp chiến lược.

Các đồng chí quy hoạch Ban Chấp hành Trung ương, về cơ bản bảo đảm số lượng, cơ cấu, chất lượng; đã được đào tạo qua 5 lớp bồi dưỡng kiến thức mới cho cán bộ cấp chiến lược, là nguồn nhân sự hết sức quan trọng để chủ động chuẩn bị công tác nhân sự Đại hội XIII của Đảng.

Xin đồng chí cho biết những điểm mới, nổi bật trong Phương hướng xây dựng Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư, giới thiệu cán bộ chủ chốt nhiệm kỳ Đại hội XIII?

Đồng chí Nguyễn Thanh Bình: Công tác chuẩn bị nhân sự được Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư lãnh đạo, chỉ đạo trực tiếp, toàn diện, thường xuyên, chặt chẽ, bảo đảm nguyên tắc tập trung dân chủ, sự đoàn kết, thống nhất cao; đồng thời, tiến hành một cách khoa học, bài bản, khách quan, toàn diện, hiệu quả theo phương châm: Làm từng bước, từng việc, từng khâu, từng nhóm chức danh từ thấp đến cao, bảo đảm thận trọng, chặt chẽ, kỹ lưỡng, làm đến đâu chắc đến đó.

Thực hiện có hiệu quả quan điểm xử lý hài hoà, hợp lý giữa tiêu chuẩn và cơ cấu; giữa tính phổ biến và tính đặc thù; giữa chuyên môn đào tạo và sở trường, năng lực thực tiễn; giữa kinh nghiệm công tác và chiều hướng phát triển; trong đó, đặc biệt coi trọng chất lượng, hiệu quả; bảo đảm phù hợp về cơ cấu theo địa bàn, lĩnh vực công tác, độ tuổi, giới tính, dân tộc…, nhưng không vì cơ cấu mà hạ thấp tiêu chuẩn. Kiên quyết không để lọt những người không bảo đảm tiêu chuẩn, điều kiện, không xứng đáng vào Ban Chấp hành Trung ương nhưng cũng không bỏ sót những người thật sự có đức, có tài, có uy tín trong Đảng và trong Nhân dân.

Quy trình nhân sự được tiến hành theo các bước chặt chẽ, kỹ lưỡng, dân chủ, khách quan, công khai, minh bạch; đồng thời, được cụ thể hoá cho cả tái cử, lần đầu tham gia và theo từng nhóm đối tượng chức danh. Ban Chấp hành Trung ương khóa XIII phải bảo đảm chất lượng, có số lượng và cơ cấu hợp lý; bảo đảm sự kế thừa, ổn định, đổi mới, phát triển liên tục và có sự chuyển tiếp vững vàng giữa các thế hệ.

Trên cơ sở kết quả công tác chuẩn bị nhân sự, tại các hội nghị Trung ương lần thứ 13, 14 và 15, Ban Chấp hành Trung ương khóa XII đã xem xét thận trọng, kỹ lưỡng và thống nhất cao danh sách nhân sự đề cử để trình Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng xem xét, bầu cử theo quy định.

Đồng chí Nguyễn Thanh Bình, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Trưởng ban Thường trực Ban Tổ chức Trung ương.
Đồng chí Nguyễn Thanh Bình, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Trưởng ban Thường trực Ban Tổ chức Trung ương.

Xin đồng chí cho biết, Ban Chấp hành Trung ương khóa XIII dự kiến có bao nhiêu đồng chí?

Đồng chí Nguyễn Thanh Bình: Phương hướng công tác nhân sự Ban Chấp hành Trung ương khóa XIII đã xác định: Ban Chấp hành Trung ương khóa XIII có 200 đồng chí, trong đó 180 Uỷ viên Trung ương Đảng chính thức và 20 Uỷ viên Trung ương Đảng dự khuyết.

Xin đồng chí cho biết thêm về trường hợp đặc biệt giới thiệu tái cử Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị khóa XIII?

Đồng chí Nguyễn Thanh Bình: Xuất phát từ tình hình thực tiễn; căn cứ vào tiêu chuẩn, điều kiện, nhất là trên cơ sở sự tiêu biểu, nổi trội về phẩm chất chính trị, năng lực thực tiễn, uy tín trong Đảng, trong Nhân dân và yêu cầu, đòi hỏi của các vị trí, nhiệm vụ đặc biệt quan trọng, lĩnh vực công tác trọng yếu ở các cơ quan của Trung ương Đảng và cơ quan Nhà nước; Ban Chấp hành Trung ương khóa XII đã cân nhắc thận trọng, xem xét tổng thể, thực hiện quy trình chặt chẽ, kỹ lưỡng, khách quan và đã thống nhất cao lựa chọn một số đồng chí thuộc trường hợp “đặc biệt” cả với nhân sự tái ứng cử và lần đầu tham gia để trình Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng và Ban Chấp hành Trung ương khoá XIII xem xét, lựa chọn bầu tham gia Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị khóa XIII.

Xin đồng chí cho biết một số nét về tiêu chuẩn, cơ cấu, thành phần dự Đại hội lần thứ XIII của Đảng?

Đồng chí Nguyễn Thanh Bình: Về tiêu chuẩn của đại biểu dự Đại hội XIII, Ban Chấp hành Trung ương đã ban hành quy định cụ thể về tiêu chuẩn của đại biểu dự Đại hội XIII để các đảng bộ trực thuộc Trung ương lựa chọn, bầu những đại biểu thực sự tiêu biểu về phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống, năng lực, uy tín trong đảng bộ tham dự Đại hội XIII và nhất là phải bảo đảm đủ điều kiện sức khỏe để tham gia Đại hội.

Về cơ cấu, thành phần đại biểu dự Đại hội XIII: Tổng số đại biểu dự Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng là 1.587 đại biểu, gồm: 1381 đại biểu chính thức do đại hội các đảng bộ trực thuộc Trung ương nhiệm kỳ 2020 - 2025 bầu, 15 đại biểu ngoài nước được Bộ Chính trị chỉ định và 191 đại biểu đương nhiên là các đồng chí Ủy viên chính thức và Ủy viên dự khuyết Ban Chấp hành Trung ương khóa XII. Trong đó, về giới tính có 222 đại biểu nữ (chiếm 13,99%); về dân tộc, có 175 đại biểu là dân tộc thiểu số (chiếm 11,03%); về độ tuổi, có 57 đại biểu dưới 40 tuổi (chiếm 3,59%), 03 đại biểu trên 70 tuổi, độ tuổi trung bình của đại biểu dự Đại hội là 52,2 tuổi, đại biểu cao tuổi nhất là 76 tuổi, đại biểu thấp tuổi nhất là 33 tuổi; về trình độ chuyên môn, nghiệp vụ có 1.067 đại biểu có trình độ thạc sỹ, tiến sĩ (chiếm 67,32%), 71 đại biểu là giáo sư, phó giáo sư (chiếm 4,47%); về trình độ lý luận chính trị, có 1.579 đại biểu có trình độ cử nhân, cao cấp (chiếm tỷ lệ  99,49%).

Xin đồng chí cho biết, dự thảo Quy chế làm việc, Quy chế bầu cử có những điểm mới như thế nào để góp phần bảo đảm Đại hội XIII thành công tốt đẹp?

Đồng chí Nguyễn Thanh Bình: Dự thảo Quy chế bầu cử và Quy chế làm việc của Đại hội XIII đã được Trung ương chuẩn bị công phu, bài bản, kỹ lưỡng trên cơ sở tổng kết việc thực hiện Quy chế bầu cử và Quy chế làm việc của Đại hội XII, nghiên cứu công tác tổ chức đại hội đảng bộ các cấp nhiệm kỳ 2020-2025, tình hình, bối cảnh của Đại hội XIII và thực tế hiện nay. Quá trình xây dựng dự thảo 2 Quy chế Đại hội XIII đã được Bộ Chính trị, Ban Bí thư chỉ đạo sát sao, kịp thời cho ý kiến những nội dung khó, phát sinh trong thực tế. Dự thảo 2 Quy chế Đại hội XIII đã được xin ý kiến nhiều lần của các cấp ủy, tổ chức đảng trực thuộc Trung ương, các ban đảng, ban cán sự đảng, đảng đoàn ở Trung ương và các đồng chí Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII.

Quy chế bầu cử Đại hội XIII có bố cục gồm 5 chương và 24 điều (như Quy chế Đại hội XII). Về đối tượng, phạm vi điều chỉnh: Được áp dụng đối với việc bầu cử tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng và tại Hội nghị lần thứ nhất Ban Chấp hành Trung ương khóa XIII. Quy chế bầu cử tại Đại hội XIII có một số điểm mới cơ bản là: (1) Quy định cụ thể về trách nhiệm của người đề cử nhân sự trong việc đề cử nhân sự tham gia Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Tổng Bí thư, Ban Bí thư, Ủy ban Kiểm tra Trung ương, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương khóa XIII phải bảo đảm các tiêu chuẩn, điều kiện theo quy định. (2) Sử dụng phần mềm kiểm phiếu do Quân ủy Trung ương cung cấp. (3) Việc ghi phiếu bầu cử được thực hiện tại Hội trường và phòng họp của Đoàn đại biểu (Đại hội XII, đại biểu có thể ghi phiếu bầu cử tại nơi ở).

Quy chế làm việc của Đại hội XIII có bố cục gồm 6 chương 16 điều (tăng 1 điều so với Quy chế làm việc Đại hội XII). Về đối tượng, phạm vi điều chỉnh: Gồm các hoạt động, nhiệm vụ, trách nhiệm, quyền hạn của Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư khóa đương nhiệm, đại biểu dự Đại hội, các đoàn đại biểu và các cơ quan điều hành, giúp việc Đại hội trong thời gian diễn ra Đại hội XIII của Đảng.

Quy chế làm việc của Đại hội XIII có một số điểm mới cơ bản là: (1) Quy định cụ thể hơn về trách nhiệm nêu gương của đại biểu dự Đại hội. (2) Quy định rõ hơn trách nhiệm của đồng chí Trưởng đoàn đại biểu và nhiệm vụ của các đồng chí Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương tham gia sinh hoạt cùng đoàn đại biểu. (3) Về nhiệm vụ của Ban thẩm tra tư cách đại biểu và trách nhiệm của Trưởng Ban thẩm tra tư cách đại biểu. (4) Về thực hiện phòng, chống dịch bệnh, trong đó có phòng, chống dịch bệnh COVID-19./.

Đọc thêm

Thủ tướng Phạm Minh Chính làm Trưởng Ban Chỉ đạo tổng kết thực hiện Nghị quyết sắp xếp bộ máy tinh gọn, hiệu quả

Thủ tướng Phạm Minh Chính làm Trưởng Ban Chỉ đạo tổng kết thực hiện Nghị quyết 18-NQ/TW về sắp xếp bộ máy tinh gọn, hiệu quả.
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính mới ký Quyết định thành lập Ban Chỉ đạo về tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW ngày 25/10/2017 của Hội nghị Trung ương 6 khóa XII "Một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả".

Việt Nam đóng góp tích cực thúc đẩy chủ nghĩa đa phương

Việt Nam đóng góp tích cực thúc đẩy chủ nghĩa đa phương
Nhà báo Oliveira khẳng định chuyến thăm tới Brazil lần thứ hai của Thủ tướng Phạm Minh Chính cho thấy Việt Nam rất coi trọng các cuộc họp đa phương trong bối cảnh tình hình thế giới hiện nay, khi các nước đang phát triển nỗ lực thúc đẩy đoàn kết và hợp tác để tiếp tục phát triển, trên cơ sở tôn trọng chủ quyền của mỗi quốc gia và góp phần xây dựng một thế giới ngày càng công bằng hơn...

Tổng Bí thư Tô Lâm dự Chương trình 'Hồ Chí Minh - Hành trình khát vọng 2024'

Tổng Bí thư Tô Lâm dự Chương trình 'Hồ Chí Minh - Hành trình khát vọng 2024'
Tối 15/11, tại Cung Văn hóa Lao động hữu nghị Việt Xô, Hà Nội, Ban Tuyên giáo Trung ương chủ trì, phối hợp với Đài Truyền hình Việt Nam tổ chức Chương trình “Hồ Chí Minh - Hành trình khát vọng 2024” - Tôn vinh các điển hình tiêu biểu toàn quốc trong học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh. Tổng Bí thư Tô Lâm dự và phát biểu tại Chương trình.

Hoàn thiện pháp luật đáp ứng yêu cầu xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam - Kỳ 2: Tháo gỡ 'điểm nghẽn', khơi thông nguồn lực​

Phát biểu tại Phiên khai mạc Kỳ họp thứ 8, QH khóa XV, Tổng Bí thư Tô Lâm nhấn mạnh yêu cầu chuyển đổi tư duy xây dựng pháp luật theo hướng vừa bảo đảm yêu cầu quản lý nhà nước, vừa khuyến khích sáng tạo. (Ảnh: CTTĐTQH)
(PLVN) -   Đổi mới tư duy, quan điểm, quy trình xây dựng pháp luật là một trong những yêu cầu, nhiệm vụ trọng tâm, cấp bách nhằm tháo gỡ “điểm nghẽn”, tạo đột phá mạnh mẽ hơn về thể chế phát triển, huy động và khơi thông mọi nguồn lực để đưa đất nước vững bước vào kỷ nguyên mới - kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.

Sự phát triển mạnh mẽ của Việt Nam sẽ mở nhiều cơ hội mới cho cả doanh nghiệp trong nước và quốc tế

Phát biểu của Chủ tịch nước Lương Cường tại Hội nghị đã nhận được sự hưởng ứng, đánh giá cao của các Lãnh đạo APEC và cộng đồng doanh nghiệp. (Ảnh: Tuấn Anh/Báo Quốc tế)
(PLVN) - Chủ tịch nước Lương Cường khẳng định, sự phát triển mạnh mẽ của Việt Nam sẽ mở ra nhiều cơ hội mới cho cả doanh nghiệp trong nước và quốc tế trên các lĩnh vực. Thị trường Việt Nam đã, đang và sẽ mang đến nhiều lợi ích, ưu thế mà không mấy nơi có được cho các doanh nghiệp, nhà đầu tư quốc tế.

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Tạo đột phá về thể chế để phát triển ngành giáo dục

Thủ tướng Phạm Minh Chính gặp mặt đại diện các nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục tiêu biểu - Ảnh VGP/Nhật Bắc
Gặp mặt đại diện các nhà giáo tiêu biểu năm 2024 nhân dịp kỷ niệm Ngày Nhà giáo Việt Nam, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh, hướng tới kỷ nguyên mới, giáo dục tiếp tục là quốc sách hàng đầu, sự nghiệp giáo dục và đào tạo nước nhà phải quyết liệt đổi mới căn bản và toàn diện hơn nữa, tạo sự đột phá về thể chế, tạo cơ sở pháp lý vững chắc để phát triển ngành giáo dục.

Phải tiến hành đồng thời, thắng lợi quá trình 'đột phá kép'

Quang cảnh Hội thảo. Ảnh: V.Anh
(PLVN) - Công tác cán bộ, tổ chức bộ máy, xây dựng, hoàn thiện thể chế... là những vấn đề được các chuyên gia, nhà khoa học tập trung thảo luận tại Hội thảo khoa học quốc gia: “Kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam - Những vấn đề lý luận và thực tiễn”, do Hội đồng Khoa học các cơ quan Đảng Trung ương chủ trì, phối hợp với Bộ Biên tập Tạp chí Cộng sản tổ chức sáng nay (15/11), tại Hà Nội.

Cân nhắc bổ sung đối tượng tham gia bảo hiểm y tế

Phiên họp thứ 39 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội vào sáng 15/11. (Ảnh: Cổng TTĐTQH)
(PLVN) - Về đề xuất bổ sung cựu Công an nhân dân vào đối tượng tham gia bảo hiểm y tế, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh nêu rõ, trong quá trình thực hiện việc sửa đổi, bổ sung Luật Bảo hiểm y tế chưa có điều kiện đánh giá kỹ tác động về đối tượng này. Do đó, việc bổ sung đối tượng này sẽ được thực hiện khi sửa đổi toàn diện Luật Bảo hiểm y tế.

'Chìa khóa' để Việt Nam vươn mình, bứt phá vào kỷ nguyên mới

Quang cảnh Hội thảo. Ảnh: Vân Anh
(PLVN) - Sáng nay (15/11), tại Hà Nội, Hội đồng Khoa học các cơ quan Đảng Trung ương phối hợp với Bộ Biên tập Tạp chí Cộng sản tổ chức Hội thảo khoa học quốc gia: “Kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam - Những vấn đề lý luận và thực tiễn”.