Không có chuyện ấn vàng 'Hoàng đế chi bảo' bị bán ra nước ngoài một lần nữa

Ấn vàng “Hoàng đế chi bảo”. Ảnh VTV
Ấn vàng “Hoàng đế chi bảo”. Ảnh VTV
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Thông tin này được ông Trần Đình Thành - Phó Cục trưởng Cục Di sản văn hóa thông tin trong khuôn khổ cuộc họp báo thường kỳ Quý I/2023 của Bộ VHTTDL ngày 24/3/2023.

Ấn vàng “Hoàng đế chi bảo” mà hãng Millon (Pháp) rao bán được các chuyên gia xác định là hiện vật nguyên gốc, chuẩn xác, được đúc vào năm Minh Mạng thứ 4 năm 1823. Đây không chỉ là chiếc ấn vàng lớn nhất, đẹp nhất của triều Nguyễn mà còn là một cổ vật mang những giá trị đặc biệt về văn hóa, lịch sử của Việt Nam trong giai đoạn cận hiện đại.

Tháng 2/2023, theo thông tin từ truyền thông, ấn vàng đã được một cá nhân nhà sưu tập đàm phán mua với sự hỗ trợ, đồng hành rất lớn từ các cơ quan văn hóa, ngoại giao của Việt Nam. Hiện cá nhân nhà sưu tập này và các cơ quan chức năng của Việt Nam đang nỗ lực với các thủ tục nhập cảnh cổ vật khá phức tạp để đưa ấn vàng về nước sớm nhất, đúng pháp luật của hai nước Việt Nam và Pháp.

Trả lời câu hỏi của các phóng viên tại cuộc họp báo ngày 24/3 về những thông tin liên quan đến vấn đề hồi hương của ấn vàng “Hoàng đế chi bảo”, ông Trần Đình Thành cho biết hiện Cục Di sản văn hóa chưa thể công bố thông tin chính thức bởi quá trình đàm phán, thương lượng và tiến hành thủ tục hồi hương vẫn đang diễn ra, nhưng sẽ sớm có kết quả vào tầm giữa năm 2023.

Các chuyên gia của Việt Nam nghiên cứu, đánh giá tính xác thực của ấn vàng Hoàng đế chi bảo tại hãng đấu giá Millon. Ảnh Cục DSVH

Các chuyên gia của Việt Nam nghiên cứu, đánh giá tính xác thực của ấn vàng Hoàng đế chi bảo tại hãng đấu giá Millon. Ảnh Cục DSVH

Về vấn đề các phóng viên lo ngại việc ấn vàng “Hoàng đế chi bảo” khi được mua thành công bởi một cá nhân nhà sưu tập thì liệu sau này có bị bán ra nước ngoài lần nữa theo quyền sở hữu, định đoạt tài sản hay không, ông Trần Đình Thành thông tin, theo Thông tư số 19/2012/TT-BVHTTDL của Bộ VHTTDL quy định loại di vật cổ vật không được đưa ra nước ngoài thì trong đó bao gồm di vật, cổ vật bằng các chất liệu có giá trị tiêu biểu về lịch sử, văn hóa, khoa học thuộc các giai đoạn lịch sử Việt Nam trước tháng 9/1945 trong đó bao gồm ấn tín.

Bên cạnh đó, Điều 44 Luật Di sản văn hóa số 28/2001/QH10 ngày 29 tháng 6 năm 2001 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Di sản văn hóa số 32/2009/QH12 ngày 18 tháng 6 năm 2009 cũng có quy định việc đưa di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia ra nước ngoài để trưng bày, triển lãm, nghiên cứu hoặc bảo quản phải có sự bảo hiểm từ phía tiếp nhận di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia; có quyết định của Thủ tướng Chính phủ cho phép đưa bảo vật quốc gia ra nước ngoài; quyết định của Bộ trưởng VHTTDL cho phép đưa di vật, cổ vật ra nước ngoài.

Theo đại diện Cục Di sản văn hóa cổ vật có thể đưa ra nước ngoài để trưng bày, triển lãm để quảng bá văn hóa Việt Nam hoặc nghiên cứu, bảo quản, phục chế do điều kiện công nghệ trong nước chưa đáp ứng được.

Cũng trong khuôn khổ buổi họp báo, Bộ VHTTDL cho biết trong quý II sẽ tập trung vào các hoạt động kỷ niệm 75 năm Ngày Chủ tịch Hồ Chí Minh ra lời kêu gọi thi đua ái quốc (11/6/1948 - 11/6/2023), phối hợp các địa phương để bảo vệ các hồ sơ khoa học trình UNESCO ghi danh trong 2023...

Tin cùng chuyên mục

Các địa phương đang tích cực nâng cấp các điểm đến du lịch để thu hút du khách tới nghỉ dưỡng, tham quan. (Ảnh minh họa: Hoàng Tuấn)

Các địa phương tích cực nâng cấp điểm đến du lịch

(PLVN) - Nhiều năm trở lại đây, ngành du lịch ở các tỉnh, địa phương có những bước phát triển mạnh mẽ ở cả lượng khách và tổng thu từ việc làm du lịch. Từ đó, đóng góp tích cực vào sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Có được kết quả đó, ngoài làm mới và nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch, công tác bảo vệ, giữ gìn cảnh quan môi trường luôn được coi là nhân tố quyết định.

Đọc thêm

'Culture in you - Điểm tựa văn hoá, cầu nối nghệ thuật'- đề cao sự đa dạng văn hóa

BTC mong muốn chương trình trang bị cho thế hệ trẻ hành trang văn hóa vững chắc thông qua các hoạt động nghệ thuật. (Ảnh: Hà An)
(PLVN) - “Culture in you - Điểm tựa văn hoá, cầu nối nghệ thuật” mong muốn trang bị cho thế hệ trẻ hành trang văn hóa vững chắc thông qua các hoạt động nghệ thuật sáng tạo, để từ đó các bạn hiểu rõ về cội nguồn, trân trọng giá trị văn hóa truyền thống của Việt Nam, đề cao sự hội nhập và đa dạng văn hóa, đồng thời khơi dậy niềm đam mê sáng tạo.

Biểu tượng con tôm Cà Mau và cây đàn kìm Bạc Liêu - điểm “check in” lý tưởng

Biểu tượng con tôm Cà Mau và cây đàn kìm Bạc Liêu - điểm “check in” lý tưởng
(PLVN) - Biểu tượng con tôm Cà Mau và biểu tượng cây đàn kìm Bạc Liêu, không chỉ tạo sự khác biệt về sản phẩm du lịch mà còn trở thành điểm check in lý tưởng của vùng đồng bằng sông Cửu Long - là địa phương được đánh giá có nhiều tiềm năng, thế mạnh về phát triển du lịch sinh thái và du lịch văn hóa tín ngưỡng.

Trình diễn trang phục dân tộc thiểu số trên ruộng bậc thang

Trình diễn trang phục DTTS người Dao Thanh Phán, Dao Thanh Y tại ruộng bậc thang.
(PLVN) - Trong khuôn khổ Tuần Văn hóa - Du lịch, Hội Mùa vàng Bình Liêu năm 2024, ngày 03/11, tại thôn Cao Thắng, xã Lục Hồn, huyện Bình Liêu (Quảng Ninh) gần 100 diễn viên không chuyên là người đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) đã tham gia trình diễn trang phục dân tộc trên ruộng bậc thang.

Quốc tế ca ngợi cách bảo tồn và phát triển hệ sinh thái Cù Lao Chàm

Cù Lao Chàm được UNESCO công nhận là Khu dự trữ sinh quyển thế giới.
(PLVN) - Cách Hội An khoảng 20km, Khu dự trữ sinh quyển thế giới Cù Lao Chàm đang trở thành điểm đến hấp dẫn của du khách bởi hệ động thực vật phong phú và những di tích lịch sử hàng trăm năm trước. Qua 15 năm bảo tồn và phát triển, hệ sinh thái Cù Lao Chàm không chỉ được phục hồi tương đối nguyên vẹn mà còn trở thành điểm đến hấp dẫn trên bản đồ du lịch cả nước. Nơi này còn được báo chí quốc tế khen ngợi về công tác bảo tồn hệ sinh thái.

Lễ hội Thiết kế Sáng tạo Hà Nội 2024: Khám phá nhiều câu chuyện lịch sử còn ẩn giấu

Vòm trần đậm chất kiến trúc - mỹ thuật Đông Dương sẽ được sống lại bằng những sắp đặt ánh sáng kỳ ảo và hiện đại. (Ảnh: Mai Thương)
(PLVN) - Việc trải nghiệm “Lễ hội Thiết kế Sáng tạo Hà Nội 2024” không những giúp tạo hành trang kiến thức mà còn khơi gợi niềm tự hào, cảm giác gắn bó và giúp định hướng sự nghiệp tương lai, để những bạn trẻ có thể gia nhập và trở thành những chủ nhân của công nghiệp văn hóa - sáng tạo trong tương lai. “Lễ hội Thiết kế Sáng tạo Hà Nội 2024” còn là dịp để các bậc phụ huynh cùng các con khám phá nhiều di sản kiến trúc, nhiều câu chuyện lịch sử còn ẩn giấu.

Bay lên từ nước

Bay lên từ nước
(PLVN) - Màn đen hun hút, gió thổi rát mặt đêm. Bà Nhường cảm nhận chuyện chẳng lành với đàn cò nên đã gọi con trai dậy, cầm đèn pin ra vườn.

Vượt qua 'vết thương' để sống và yêu

Cuốn sách “Phá vỡ khuôn mẫu”.
(PLVN) - Vienna Pharaon là một nhà trị liệu hôn nhân và gia đình được cấp phép và là một trong những chuyên gia được săn đón nhiều nhất ở New York trong lĩnh vực này. Vienna đã sáng lập nhóm thực hành Mindful Marriage and Family Therapy, với tài khoản @mindfulMFT trên Instagram, giúp hơn 600 nghìn người trên khắp thế giới chữa lành vết thương.

Sài Gòn trong cơn mưa…

Những cơn mưa Sài Gòn thường chọn cho mình giờ rơi khắc nghiệt nhất, ấy là buổi tan tầm.
(PLVN) - Nhiều người hay bảo thích ngắm mưa rơi. Vì nhìn mưa rơi sao mà tươi mát, mà dịu dàng đến thế, như một bản nhạc của đất trời.

Trình diễn văn hóa các dân tộc huyện Bình Liêu, Quảng Ninh

Chương trình trình diễn giới thiệu văn hoá dân gian đặc sắc của các dân tộc thiểu số tỉnh Quảng Ninh.
(PLVN) -  Nhằm tôn vinh, quảng bá những giá trị văn hoá đặc sắc của các dân tộc thiểu số (DTTS) tỉnh Quảng Ninh, từ tối 2/11 đến hết tháng 12/2024 tại Quảng Trường 25/12 huyện Bình Liêu sẽ tổ chức Trình diễn và giới thiệu văn hoá dân gian vào các ngày cuối tuần.