Khổ tâm vì theo nghề... cha mẹ chọn

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa
(PLO) - Những người làm cha, làm mẹ luôn luôn muốn con mình có một cuộc đời tốt nhất. Đó cũng là lý do vì sao các bậc cha mẹ thường định hướng việc học tập cho con để chuẩn bị cho công việc mà họ đã sắp đặt sẵn  mà hầu như không để ý đến cảm nghĩ của con, vô tình gây ra những chấn động tâm lý cho con. 

Chùn vai vì “gánh nặng” truyền thống gia đình

Sinh ra và lớn lên trong một gia đình có ông bà, cha mẹ là những nghệ sỹ có tên tuổi trong làng chèo, V.A một sinh viên của Trường Đại học Sân khấu điện ảnh cho biết, từ nhỏ đến khi học trung học phổ thông V.A  vẫn được học văn hóa như bình thường, đến lớp 12 V.A  dự định học quản trị kinh doanh nhưng lại bị bố và ông bà phản đối và bày tỏ mong muốn V.A sẽ tiếp nối truyền thống của gia đình.

Lúc đó khi đang cố gắng học để thi đỗ đại học, bố mẹ V.A  liên tục gọi điện nói rằng V.A  không thể học trường đại học bình thường được mà phải theo chèo thì sau này bố mẹ mới lo cho được công việc sau này. Trước sức ép từ phía gia đình ,V.A buộc lòng phải chiều theo lòng bố mẹ và thi và Đại học Sân khấu điện ảnh.

Dù đang là sinh viên năm gần cuối của Đại học Sân khấu điện ảnh nhưng suy nghĩ bỏ học vẫn luôn hiện hữu trong đầu V.A. Em luôn cảm thấy mình bị lạc lõng trong lớp, trong trường. Về nhà, V.A  luôn cảm thấy mình như một kẻ tội đồ trong con mắt của bố mẹ vì “ba mẹ không hiểu mình và mình cũng chưa bao giờ hiểu suy nghĩ của ba mẹ ”.

V.A  chia sẻ: “ Nếu bây giờ được quay trở lại quá khứ, được lựa chọn lại mình chắc chắn sẽ cố gắng đấu tranh để được làm những gì mình muốn, làm theo những gì mà con tim mình mách bảo”. Và đến hiện tại thì V.A  đã quyết định tạm gác lại mong muốn của gia đình và thực hiện ước mơ của mình. V.A đang cố gắng học tiếng Anh để xin học bổng du học sang Úc theo học ngành quản trị kinh doanh hằng ấp ủ suốt 5 năm qua.

Học cách để cần bằng cả hai phía

Định hướng việc học tập, sở thích hay công việc của con cái là việc mà bố mẹ mong muốn để giúp con có được tương lai tốt đẹp, trở thành người có ích. Tuy nhiên, qua câu chuyện của V.A thì phải chăng còn một phần rất quan trọng mà bố mẹ thường hay bỏ quên, đó là những mong muốn của con cái. Bàn về vấn đề này có quan điểm cho rằng, định hướng của bố mẹ đối với việc học tập hay công việc là cần thiết, tuy nhiên ở mức độ nào đó khi con cái có sở thích hay năng khiếu nào khác, bố mẹ cũng nên tôn trọng thì mới phát huy được năng lực của con, nếu không “quả quýt mà muốn thành cây cam” thì rất khó, đặc biệt là khó thành đạt trong cuộc sống sau này.

Vậy việc định hướng theo mong muốn cho con cái có phải là phương án hợp lý và nên hay không nên chiều theo sở thích của con cái? Trả lời câu hỏi này, một giảng viên đại học chia sẻ: “Điều này là vừa nên vừa không nên. Ở đây là mỗi trẻ có một sắc thái, một năng lực, năng khiếu khác nhau cho nên cái mà các em thích nó bộc lộ ra thì đó chính là cái tự nhiên của người đó và có thể đấy chính là sở trường, tiềm năng của các em.

Các bậc phụ huynh nên tôn trọng điều đó và nên định hướng chiều theo mong muốn của trẻ. Còn không nên ở chỗ, đôi khi mong muốn của con cái mang tính chủ quan, không thực tế và quá lý thuyết, trong trường hợp này bố mẹ cần can thiệp và giúp con cái nhận biết được được điều đó không thực tế, nhận thức được khả năng thực tế là cái gì, đây là phần có vai trò của cha mẹ trong đó”.

Qua câu chuyện của V.A  có thể dễ dàng nhận thấy, việc định hướng không dựa trên sở thích, năng khiếu của con sẽ tạo ra những mâu thuẫn, xung đột khó mà hòa giải. Mâu thuẫn kéo dài sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến tâm lý con người và để lại những hậu quả tâm lý nghiêm trọng.  

Vậy phải làm sao để có thể giải quyết mâu thuẫn và hạn chế những hệ quả tâm lý đối với con cái? Chia sẻ về vấn đề này Tiến sỹ Trương Quang Lâm – chuyên ngành tâm lý học cho biết, vấn đề ở đây là xung đột gia đình, xung đột giữa các thế hệ giữa cha mẹ và con cái, bao giờ cũng vậy cha mẹ cũng phải tự đặt câu hỏi liệu mình đã định hướng đúng cho con hay chưa và người con cũng phải như vậy cũng phải tự đặt câu hỏi liệu đó có phải là điều mình muốn hay chưa, mình có quyết tâm làm hay không.

Ở Việt Nam cha mẹ gần như luôn song hành với con cái trong suốt cuộc đời, vấn đề ở đây là cha mẹ cần phải thay đổi cách ứng xử, cha mẹ cũng phải học cách để làm cha mẹ, cái gì cũng có hai mặt của nó. Đứa trẻ mong muốn nhưng không đạt được điều đó thì nó cũng đau khổ, mà bố mẹ mong muốn nhưng con không đạt được thì bố mẹ cũng đau khổ. Cho nên chúng ta phải nhìn ở hai mặt, một là sở thích năng lực thực tế của trẻ, hai là cha mẹ định hướng phải dựa trên sự quan tâm, giao quyền và giao trách nhiệm cho con,có như vậy thì mọi thứ mới được hài hòa.

Tin cùng chuyên mục

Đọc thêm

Sỹ tử lớp 12 quyết tâm đạt kết quả thi tốt nhất

Trước kỳ thi THPT quốc gia, các thí sinh “quay cuồng” tham gia hàng loạt kỳ thi để mong có một suất vào đại học sớm. (Ảnh: PV)
(PLVN) - Chỉ còn khoảng 2 tháng nữa sẽ diễn ra kỳ thi tốt nghiệp THPT quốc gia 2024. Đây là năm cuối cùng thi theo chương trình giáo dục phổ thông 2006, dự kiến năm sau có nhiều thay đổi. Điều này khiến các “sĩ tử” quyết tâm đạt được kết quả tốt nhất cho kỳ thi sắp tới.

Căng thẳng chuẩn bị kỳ thi vào lớp 10

Niên học 2024 - 2025 là năm cuối cùng thi vào lớp 10 theo chương trình giáo dục phổ thông cũ. (Ảnh: Anh Nhi)
(PLVN) - Niên học 2024 - 2025 là năm cuối cùng thi vào lớp 10 theo chương trình giáo dục phổ thông cũ, nhiều sự thay đổi về phương thức, chỉ tiêu xét tuyển khiến học sinh (HS), phụ huynh lo lắng. Đặc biệt, chỉ còn hơn tháng nữa kỳ thi sẽ diễn ra, nên đây là thời điểm HS cấp tốc ôn tập...

Sau bài viết nam sinh lớp 6 gần như không biết đọc, biết viết tại Quảng Bình: Rà soát chất lượng học sinh toàn huyện Minh Hóa

Trường THCS Hồng Hóa. (Ảnh: Nguyên Phong)
(PLVN) - UBND huyện Minh Hóa (tỉnh Quảng Bình), Phòng GD&ĐT huyện cho biết sẽ rà soát lại kiến thức cơ bản của học sinh ở tất cả các trường học trên địa bàn để phân loại và có phương án nâng cao chất lượng giáo dục. Riêng trường hợp học sinh lớp 6 gần như không biết đọc, biết viết, sẽ đưa về cấp tiểu học để phụ đạo thêm.

'Thổi hồn' vào thư viện trường học

Nhiều trường học ở Việt Nam đã áp dụng các mô hình thư viện mới để thu hút học sinh. (Ảnh minh họa, nguồn: lamdong.gov.vn)
(PLVN) - Công nghệ thông tin phát triển, những thú vui trên mạng xã hội khiến học sinh không còn mặn mà với những thư viện truyền thống nữa. Hiện nay, nhà trường và ngành Giáo dục đang có những nỗ lực đổi mới sáng tạo các mô hình, hoạt động ở thư viện, nâng cao văn hóa đọc cho học sinh.

Nuôi dưỡng tình yêu sách thời mạng xã hội

Người trẻ vẫn chọn đọc sách, yêu sách giữa thời buổi mạng xã hội lên ngôi. (Nguồn: Tạp chí công dân & khuyến học)
(PLVN) - Giờ đây, mạng xã hội lên ngôi với biết bao điều hay ho, hấp dẫn. Thế nhưng, tình yêu sách vẫn luôn là dòng chảy âm thầm mà bền bỉ, được nuôi dưỡng qua nhiều thế hệ. Để rồi, thế giới số bao la không thể làm lu mờ sức hút của sách, mà còn là công cụ để vun đắp thêm lòng say mê với sách, với việc đọc.

Nhiều điểm mới trong chương trình 'Tiếp sức mùa thi' năm 2024

Buổi gặp mặt báo chí, triển khai Chương trình “Tiếp sức mùa thi” 2024 được tổ chức sáng (16/4), tại Hà Nội.
(PLVN) - Chương trình “Tiếp sức mùa thi” năm nay triển khai nhiều nội dung và hình thức mới: mở sớm tổng đài tư vấn tâm lý, tổ chức hành trình tiếp sức tinh thần tại các điểm trường trên cả nước, tập trung hướng đến hỗ trợ các thí sinh thi vào lớp 10, thí sinh tham gia các kỳ thi đánh giá năng lực và học sinh có nguyện vọng du học ở nước ngoài...

Lịch nghỉ lễ 30/4 - 1/5 của học sinh, sinh viên

Ảnh minh họa
(PLVN) - Đa số sinh viên cả nước đều được nghỉ lễ 30/4 - 1/5 trong 5 ngày, một số trường đại học cho sinh viên nghỉ dài hơn, có nơi kéo dài 8 ngày. Lịch nghỉ và học bù của học sinh sẽ được điều chỉnh phù hợp.