Khó khăn trong xử lý tài sản của hộ gia đình

Một cuộc cưỡng chế thi hành án.
Một cuộc cưỡng chế thi hành án.
(PLO) - Luật Thi hành án dân sự (THADS) sau thời gian thi hành đã tạo nhiều thuận lợi cho người dân, tuy nhiên cũng phát sinh nhiều vấn đề gây khó khăn cho cơ quan THADS. Lâu dài theo các cơ quan THADS, cần sửa đổi, bổ sung trong quá trình hoàn thiện thể chế.

Có cần phân chia tài sản chung của hộ gia đình?

Vấn đề kê biên, xử lý tài sản của hộ gia đình đang thế chấp để đảm bảo thực hiện nghĩa vụ thi hành án của thành viên hộ gia đình hiện nhiều địa phương đang gặp vướng mắc. Trong một số trường hợp có một hoặc một số thành viên trong hộ gia đình phải thi hành nghĩa vụ thanh toán theo bản án, quyết định của Tòa án nhưng tài sản duy nhất của hộ gia đình đang thế chấp vay tiền tại Ngân hàng (các thành viên trong hộ gia đình đều ký đồng ý thế chấp), tài sản đủ điều kiện cưỡng chế kê biên theo Điều 90 Luật THADS.

Tuy nhiên, pháp luật chưa quy định rõ cần phân chia tài sản chung của hộ gia đình trước để kê biên hay cần phải cưỡng chế kê biên, xử lý tài sản theo Điều 90 Luật THADS để trả cho Ngân hàng trước rồi mới hướng dẫn đương sự phân chia số tiền còn lại để thi hành án. 

Theo Tổng cục THADS, do tài sản của người phải thi hành án trong khối tài sản chung với các thành viên hộ gia đình đang thế chấp hợp pháp cho Ngân hàng nên cơ quan THADS cần làm việc với Ngân hàng để kê biên tài sản khi có đủ điều kiện quy định tại Điều 90 Luật THADS mà không cần hướng dẫn phân chia tài sản chung của hộ gia đình.

Khi thanh toán tiền thu được từ việc xử lý tài sản thì ưu tiên thanh toán cho Ngân hàng nhận thế chấp theo quy định tại khoản 3 Điều 47 Luật THADS. Đối với số tiền còn lại thì thực hiện theo quy định tại điểm c khoản 2 Điều 24 Nghị định số 62/2015/NĐ-CP (để trả cho các thành viên trong hộ gia đình), sau đó, thu tiền của người phải thi hành án để thi hành án. 

Trường hợp Ngân hàng nhận thế chấp tiến hành xử lý để thu hồi nợ vay theo quy định của pháp luật về xử lý tài sản bảo đảm thì chấp hành viên không thực hiện việc kê biên, xử lý đối với tài sản đó nhưng phải có văn bản yêu cầu Ngân hàng thông báo ngay kết quả xử lý tài sản cho cơ quan THADS, giữ số tiền còn lại (nếu có) để cơ quan THADS giải quyết theo quy định của pháp luật.

Bảo đảm quyền có chỗ ở hợp pháp 

Theo quy định tại khoản 5 Điều 115 Luật THADS: Trường hợp cưỡng chế giao nhà là nhà ở duy nhất của người phải thi hành án cho người mua được tài sản bán đấu giá, nếu xét thấy sau khi thanh toán các khoản nghĩa vụ thi hành án mà người phải thi hành án không còn đủ tiền để thuê nhà hoặc tạo lập nơi ở mới thì trước khi làm thủ tục chi trả cho người được thi hành án, chấp hành viên trích lại từ số tiền bán tài sản một khoản tiền để người phải thi hành án thuê nhà phù hợp với giá thuê nhà trung bình tại địa phương trong thời hạn 01 năm. Nghĩa vụ thi hành án còn lại được tiếp tục thực hiện theo quy định của Luật này.

Tuy nhiên, pháp luật chưa quy định việc có trích tiền thuê nhà cho người thứ ba đã dùng nhà ở duy nhất của mình để đảm bảo cho người phải thi hành án vay tài sản đã được Tòa án tuyên trong bản án, quyết định. Do đó, một số cơ quan THADS đề nghị hướng dẫn để thống nhất thực hiện. 

Tổng cục THADS cho rằng, quy định nói trên nhằm đảm bảo quyền có chỗ ở hợp pháp, đảm bảo an ninh chính trị, trật tự - an toàn xã hội tại địa phương. Với nguyên tắc được quy định tại khoản 5, trường hợp xử lý tài sản là nhà ở duy nhất để thi hành án, kể cả trường hợp tài sản là thuộc quyền sở hữu, sử dụng của bên thứ ba bảo lãnh cho người phải thi hành án mà sau khi thanh toán họ không còn đủ tiền để thuê nhà hoặc tạo lập nơi ở mới thì trước khi làm thủ tục chi trả cho người được thi hành án, chấp hành viên có thể áp dụng quy định tại khoản 5 Điều 115 Luật THADS để trích lại từ số tiền bán tài sản một khoản tiền phù hợp với giá thuê nhà trung bình tại địa phương trong thời hạn 01 năm để họ tạo lập nơi ở mới.

Tin cùng chuyên mục

Vụ trưởng Vụ truyền thông Ngân hàng nhà nước Việt Nam Lê Thị Thúy Sen

Vụ trưởng Lê Thị Thúy Sen và “Khéo khôn với tiền…”

(PLVN) - Ngay sau khi ra mắt, "Khéo khôn với tiền - Tránh những ưu phiền” của tác giả Lê Thị Thúy Sen đã trở thành hiện tượng xuất bản trong hệ thống sách kiến thức khoa học của NXB Kim Đồng. Hóa ra những kiến thức khô khan, khó hiểu về tài chính- ngân hàng được tác giả khéo léo hóa giải để trở nên đơn giản, dễ hiểu…

Đọc thêm

Hội nghị bàn tròn “Văn hoá pháp luật”: Tăng cường nghiên cứu văn hoá pháp luật trong khoa học pháp lý

Hội nghị bàn tròn “Văn hoá pháp luật”: Tăng cường nghiên cứu văn hoá pháp luật trong khoa học pháp lý
(PLVN) - Văn hoá pháp luật là một chủ đề nghiên cứu còn khá mới song lại hết sức cần thiết để tạo dựng niềm tin pháp luật trong quần chúng, là cơ sở thúc đẩy các hành vi hợp pháp, hợp lý. Nhằm làm rõ hơn khái niệm, bản chất, cấu trúc và vai trò xã hội của văn hoá pháp luật, sáng 14/11, Tạp chí Luật học, Trường Đại học Luật Hà Nội đã tổ chức Hội nghị bàn tròn: “Văn hoá pháp luật”. PGS.TS Vũ Thị Lan Anh, Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Luật Hà Nội dự và phát biểu khai mạc hội nghị.

Bộ trưởng Nguyễn Hải Ninh dự Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc tại khu dân cư ở Khánh Hòa

Bộ trưởng Nguyễn Hải Ninh dự Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc tại khu dân cư ở Khánh Hòa
(PLVN) - Nhân kỷ niệm 94 năm Ngày thành lập Mặt trận Dân tộc thống nhất Việt Nam (18/11/1930 - 18/11/2024), chiều 16/11, Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Hải Ninh đã đến dự và chung vui Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc tại khu dân cư thôn Phong Ấp, xã Ninh Bình, thị xã Ninh Hòa, tỉnh Khánh Hòa.

Sửa đổi Luật Công chứng: Đề xuất quy định mua bảo hiểm nghề nghiệp là nghĩa vụ

Bộ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Hải Ninh báo cáo một số nội dung về dự thảo Luật Công chứng sửa đổi. (Ảnh Cổng TTĐTQH)
(PLVN) - Về bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp của công chứng viên, theo Bộ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Hải Ninh, nếu quy định việc mua bảo hiểm nghề nghiệp là nghĩa vụ thì sẽ mua trên cơ sở thỏa thuận giữa doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm và tổ chức hành nghề. Nhưng nếu là loại hình bảo hiểm bắt buộc thì sẽ phải quy định rõ mức mua và mức bồi thường.

Noi gương Đại tướng Nguyễn Chí Thanh - Vị Chủ tịch đầu tiên của Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam

Đại tướng Nguyễn Chí Thanh - Vị Chủ tịch đầu tiên của Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam (Ảnh: T.Ư Hội LHTN Việt Nam)
(PLVN) - Đại tướng Nguyễn Chí Thanh, vị Chủ tịch đầu tiên của Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam, không chỉ là nhà lãnh đạo quân sự tài ba mà còn là người đặt nền móng vững chắc cho tổ chức thanh niên lớn mạnh, gửi gắm niềm tin vào thế hệ trẻ - những người chủ tương lai của đất nước.

Quảng Bình: Tập huấn nghiệp vụ và kỹ năng cho tất cả công chức tư pháp, hộ tịch

Toàn cảnh hội nghị tập huấn.
(PLVN) - Sở Tư pháp Quảng Bình vừa tổ chức hội nghị tập huấn nghiệp vụ hộ tịch, chứng thực, nuôi con nuôi và kỹ năng, nghiệp vụ liên quan đến quy trình tiếp nhận, xử lý hồ sơ chứng thực bản sao điện tử , thực hiện 02 nhóm TTHC liên thông theo Đề án 06 cho công chức Tư pháp - Hộ tịch trên địa bàn tỉnh .

Chú trọng hoàn thiện thể chế thúc đẩy phát triển khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo

Quang cảnh Hội nghị.
(PLVN) -Ngày 14/11, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam, Bộ Khoa học & Công nghệ phối hợp với Đại học Quốc gia Hà Nội, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh, Viện Hàn lâm Khoa học & Công nghệ Việt Nam tổ chức Hội nghị thường niên 1M4W năm 2024 với chủ đề “Hoàn thiện thể chế thúc đẩy phát triển khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo”.

Cơ đồ, tiềm lực, vị thế và uy tín quốc tế của Việt Nam bước vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam

PGS.TS Vũ Văn Phúc.
(PLVN) -Sự nghiệp xây dựng đất nước và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa đạt được những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử; lý luận đường lối đổi mới, lý luận về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội được định hình sáng rõ, được thực tiễn kiểm nghiệm là đúng đắn.