Khích lệ sự quan tâm của trẻ em với di sản văn hóa dân tộc

Nhiều trò chơi của Việt Nam và các nước được tổ chức tại chương trình "Vui khám phá di sản các nước". Nguồn BTDTHVN
Nhiều trò chơi của Việt Nam và các nước được tổ chức tại chương trình "Vui khám phá di sản các nước". Nguồn BTDTHVN
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) -Trong 2 ngày 01 và 02/06/2024 (thứ Bảy và Chủ nhật), Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam tổ chức chương trình "Vui khám phá di sản các nước". Đây là sự kiện dành cho tất cả các em thiếu nhi nhằm tăng cường giao lưu học hỏi, khám phá về di sản văn hóa của Việt Nam cũng như các nước trên thế giới nhân dịp đầu hè.

Tham gia chương trình, các em nhỏ được du hành khám phá Đông Nam Á qua tô tranh di sản văn hóa, cũng như tìm hiểu nhiều điều thú vị về quốc kỳ, thủ đô và tiền tệ của các nước. Bên cạnh đó, các bạn yêu thích hội họa sẽ được thỏa sức sáng tạo trên những bức tranh trang phục dân tộc của Việt Nam và một số quốc gia trên thế giới.

Nhiều trò chơi dân gian của Việt Nam và các nước cũng được tổ chức như: Ô ăn quan (Inđônêxia, Malaysia), Tuho (Hàn Quốc), tung túi đậu (Nhật Bản), kéo co (Thái Lan), nhảy lò cò (Ấn Độ, Pê ru), ném lon (Phillipines), Nghệ thuật múa rối nước truyền thống Việt Nam cũng được giới thiệu qua các tiết mục rối vui nhộn của nghệ nhân phường rối nước Đồng Ngư, Thuận Thành, Bắc Ninh.

Những trò chơi dân gian không chỉ mang lại niềm vui, sự kết nối văn hóa đa quốc gia, mà còn là cách để các bạn nhỏ khám phá nét tương đồng và khác biệt giữa các nước.

Đặc biệt vào ngày 01/06, các bạn nhỏ người Mông đến từ Suối Giàng, huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái sẽ trình diễn các tiết mục văn nghệ dân gian và trò chơi truyền thống của người Mông. Khách tham quan có cơ hội hòa mình vào điệu múa khèn Mông, say đắm trong tiếng sáo du dương và chứng kiến màn ném pao ấn tượng, đánh cù điêu luyện và đẩy gậy mạnh mẽ. Bên cạnh những hoạt động trình diễn, các bạn nhỏ người Hmông sẽ chia sẻ những câu chuyện trong đời sống thường ngày ở vùng cao cũng như các hoạt động ở lớp học tại bản. Hoạt động này không chỉ giúp các em thiếu nhi ở thủ đô Hà Nội tìm hiểu về văn hóa người Mông mà còn tạo cơ hội cho các em hiểu biết lẫn nhau.

Tiến sĩ Bùi Ngọc Quang - Phó Giám đốc Phụ trách Bảo tàng DTHVN chia sẻ: “Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam mong muốn chương trình “Vui khám phá di sản các nước" mang đến cho tất cả các em thiếu nhi ngày hội vui chơi, học tập, trải nghiệm văn hóa bổ ích và ý nghĩa sau một năm học tập miệt mài. Bảo tàng có chính sách miễn phí vào cửa cho người khuyết tật và trẻ em người dân tộc thiểu số, với mong muốn truyền đi thông điệp Bảo tàng dành cho tất cả mọi người. Qua chương trình, các em nhỏ sẽ được khích lệ tình yêu và sự quan tâm đối với di sản văn hóa của dân tộc, từ đó nâng cao tinh thần gìn giữ, bảo vệ và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống trong bối cảnh hội nhập quốc tế”.

Đọc thêm

Bảo tồn, phát triển Di sản thế giới Hoàng thành Thăng Long: Thấy gì từ việc UNESCO thông qua đề xuất của Việt Nam?

Không chỉ người dân, du khách, nhiều học sinh hào hứng tham quan, tìm hiểu Hoàng thành Thăng Long - di tích quan trọng bậc nhất trong hệ thống các di tích Việt Nam. (Nguồn: Bảo Châu)
(PLVN) - Ủy ban Di sản thế giới đã ghi nhận và đánh giá cao những thành tựu mà Việt Nam đạt được trong quá trình thực hiện toàn bộ các cam kết của Chính phủ Việt Nam từ khi di sản được ghi danh năm 2010 đến nay. Hồ sơ bảo tồn và phát huy giá trị Di sản thế giới Khu trung tâm Hoàng thành Thăng Long được thông qua mở ra việc khơi thông trục Hoàng Đạo, tiến tới khôi phục không gian và Chính điện Kính Thiên.

Ấm tình đoàn kết tôn giáo từ những mái nhà cho người nghèo Bài 2: Từ bi, bác ái bằng những việc làm cụ thể

Hòa thượng Thích Thọ Lạc, Linh mục Gioan Bùi Văn Kế cùng khánh thành nhà tình nghĩa tặng người nghèo ở giáo xứ Đồng Bài. (Ảnh: MTTQ cung cấp)
(PLVN) - Giáo lý nhà Phật đề cao hạnh từ bi. Triết lý Công giáo nhấn mạnh tinh thần bác ái, yêu người. Chia sẻ với PLVN, Hòa thượng Thích Thọ Lạc, Ủy viên Thư ký Ban Thường trực Hội đồng Trị sự, Trưởng Ban Văn hóa Trung ương Giáo hội Phật giáo (GHPG) Việt Nam, Chứng minh Ban Trị sự GHPG Việt Nam tỉnh Ninh Bình cho rằng: Qua những việc làm cụ thể của các chức sắc, chức việc đã góp phần phát huy nét đẹp của các tôn giáo và đóng góp vào khối đoàn kết toàn dân tộc.

Xử phạt nghiêm hành vi 'xúc phạm' di tích

Hình ảnh nam ca sĩ đứng trên nóc nhà phố cổ Hội An gây bức xúc dư luận. (Ảnh minh họa - Nguồn: FBNV)
(PLVN) - Một thực tế đáng lo ngại đang diễn ra đó là có một bộ phận những cá nhân, thậm chí cả người nổi tiếng để thể hiện “đẳng cấp” đã sẵn sàng lựa chọn cách hành xử phản văn hóa tại chốn linh thiêng, di tích văn hóa, gây phản cảm, bức xúc trong cộng đồng.

Những bức chân dung diệu kỳ của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng được tạc lên từ lòng kính yêu vô bờ

Những bức chân dung diệu kỳ của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng được tạc lên từ lòng kính yêu vô bờ
(PLVN) -  Tin Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng từ trần đã làm triệu trái tim người Việt Nam như nấc nghẹn. Biến nỗi đau buồn thành hành động, một số tác phẩm nghệ thuật có một không hai đã ra đời, khắc họa chân dung Tổng bí thư giản dị mà rực rỡ, ấm áp; thể hiện lòng kính yêu vô bờ của tác giả dành cho Tổng bí thư.

Phát động thi ảnh về miền di sản xứ Nghệ và Trại sáng tác mỹ thuật

Ảnh minh họa. Tác giả: Nguyễn Quang Nam Định
(PLVN) - Sáng 23/7, Sở Văn hóa và Thể thao Nghệ An tổ chức Lễ phát động Cuộc thi ảnh nghệ thuật “Về miền di tích, danh thắng xứ Nghệ” và Trại sáng tác mỹ thuật với chủ đề “Xây dựng con người, văn hóa Nghệ An đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước, xây dựng nông thôn mới”.

Du lịch 6 tháng cuối năm và “đòn bẩy” chính sách visa

Hàn Quốc điều chỉnh chính sách visa và thành công chinh phục thị trường du khách Việt. (Ảnh: Đ.T)
(PLVN) - Du lịch Việt Nam phục hồi mạnh mẽ trong 6 tháng đầu năm 2024, tạo nền tảng vững chắc để tiếp tục đà tăng trưởng trong nửa cuối năm. Để đạt được những mục tiêu đề ra, Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo các cơ quan nghiên cứu chính sách visa phù hợp để tạo thuận lợi hơn nữa cho du khách.

Độc đáo đôi giếng cổ bên ngôi đình Bảo Đà

Độc đáo đôi giếng cổ bên ngôi đình Bảo Đà
(PLVN) - Tọa lạc tại phường Dữu Lâu (thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ) đình Bảo Đà là di tích đã được Bộ Văn hóa xếp hạng Di tích lịch sử cấp quốc gia từ năm 1993. Đình thờ ba vị thánh Cao Sơn đại vương, Quý Minh đại vương và tướng quân Cương Trực - đây là tam vị đại vương thượng đẳng thần, có công trạng “bảo dân hộ quốc” của Đức Thánh Tản Viên.

Bảo tồn văn hóa Chăm gắn với phát triển du lịch

Lễ hội Katê của đồng bào người Chăm. (Ảnh: UBDT)
(PLVN) - Văn hóa Chăm là một nền văn hóa đặc sắc, rất nổi tiếng trong khu vực Đông Nam Á. Nền văn hóa này tồn tại có hệ thống và được bảo tồn khá toàn vẹn. Vì thế, dù trải qua bao đổi thay, biến cố, đồng bào Chăm vẫn giữ được giá trị văn hóa ông cha để lại.