Khi nông dân Hội An học "tiếng bồi" để làm du lịch

Du khách đến ngày càng nhiều, người dân Hội An cũng ý thức hơn về việc học ngoại ngữ. (Ảnh: Ngô Linh).
Du khách đến ngày càng nhiều, người dân Hội An cũng ý thức hơn về việc học ngoại ngữ. (Ảnh: Ngô Linh).
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Ở thành phố Hội An, hầu hết từ trẻ em đến người già, ai cũng "lận lưng" được vài ba câu để giao tiếp với khách nước ngoài.

Muốn làm du lịch trước tiên phải biết ngoại ngữ

Kể từ khi dịch Covid-19 bùng phát, 2 năm nay Hội An vắng khách nước ngoài, tiếng bồi (các câu giao tiếp tiếng nước ngoài được người dân phiên âm ra tiếng Việt để đọc theo), người dân cũng ít có cơ hội sử dụng.

Vốn là dân đi biển, khi khách nước ngoài ghé Hội An ngày càng nhiều, ông Nguyễn Cơ (SN 1960, người có thâm niên hơn 20 năm làm nghề chèo đò sông Hoài) chuyển hẳn sang nghề chèo đò phục vụ khách du lịch trên sông Hoài.

Thời gian đầu, ngày nào ông cũng chèo đò ra rồi lại về không vì gặp khách mà không biết đường mời, có khi khách đi đò ông không biết tính tiền, khách hỏi gì cũng chỉ biết cười trừ.

Ngại quá nên ông Cơ quyết định phải học cho bằng được tiếng Anh. Nhưng từ nhỏ bám sông nước, ông có biết chữ nghĩa đâu mà vào trung tâm học ngoại ngữ. Nghe những người đồng nghiệp bảo cứ tiếp xúc nhiều, họ nói gì thì ghi nhớ rồi nói lại, học mãi thành quen, nhiều người đã thành công, nên ông Cơ cũng mạnh dạn xuống phố học ngoại ngữ.

"Không ngờ học dễ mà nhanh thật, dù không chuẩn nhưng cũng đủ cho khách hiểu. Những lúc vắng khách thì nhờ mọi người bày thêm, có khi học của hướng dẫn viên du lịch, rồi hỏi thêm mấy đứa nhỏ biết ngoại ngữ, vì tụi nó trẻ học nhanh hơn", ông Nguyễn Cơ cho hay.

Theo ông Cơ, đó là thứ tiếng "bồi" thôi chứ ông chẳng qua trường lớp nào cả. Muốn bán được hàng, mời được khách đi thuyền, mua hoa đăng… thì phải biết ít ngoại ngữ, nhất là tiếng Anh.

"Muốn học nhanh thì phải tiếp xúc với khách nhiều, nghe người ta nói rồi học theo. Khách du lịch cũng sẵn lòng sửa giúp cho, bởi thông qua đó họ cũng biết chút ít tiếng Việt", ông Cơ vui vẻ nói về bí quyết học tiếng "bồi" của mình.

Cũng như ông Cơ, ông Phạm Văn Anh (SN 1965), hơn 15 năm cho thuê xe đạp tại phố cổ) cho hay, kể từ khi du khách nước ngoài đến với Hội An ngày càng nhiều, người dân cũng ý thức được việc cần thiết của ngoại ngữ.

Nhiều người làm du lịch du lịch ở Hội An xuất phát từ nông dân, ngư dân nên chữ nghĩa không nhiều, có người còn chẳng biết đọc, biết viết. Nhưng với tinh thần ham học hỏi, sẵn sàng đón nhận cái mới, và quan trọng là họ cần mưu sinh dựa vào du lịch, nên thời điểm đó ai cũng muốn học ngoại ngữ. Để học thì cần xuống phố giao tiếp với khách nước ngoài, đó là kinh nghiệm bao lâu nay người dân truyền tai nhau.

Tiếp xúc nhiều, nói nhiều và giao tiếp nhiều nên có nhiều người còn rành ngoại ngữ (mà họ thường gọi là tiếng bồi) còn hơn tiếng Việt. "Chúng tôi lớn tuổi nên chỉ học vài câu tiếng "bồi" để mời khách, đón tiếp sao cho họ hài lòng. Chứ lớp trẻ là giỏi nhất, có đứa tiếng Việt chưa sành nhưng nói tiếng Anh như "gió", giao tiếp trơn tru", ông Anh chia sẻ.

Ông Anh cũng thật thà cho biết, mọi người chủ yếu nói được thôi chứ bảo viết ra hay đọc chữ thì đành chịu. Ngôn ngữ giao tiếp của họ được trau dồi, rèn luyện qua những lần nói chuyện với khách, hoặc học hỏi bạn bè, người thân, không qua trường lớp nào cả.

Nhưng khách họ hiểu hết, họ rất thích trò chuyện cùng người bản địa, còn nhận cả con nuôi, bạn bè để dù đi xa vẫn có thể liên lạc, như có một "người thân" ở một đất nước xa xôi.

Chỉ biết "tiếng bồi" thì vẫn chưa đủ

Đó là chuyện của những người bán hàng rong, người chèo đò… Nhưng ở phố cổ cũng có những công việc đòi hỏi phải được đào tạo chuyên nghiệp, phải có nghiệp vụ, tiếng Anh giao tiếp chuẩn và biết đọc, viết để giới thiệu cho khách… Trong đó phải kể đến nghiệp đoàn xích lô Hội An, họ được nhiều du khách ưu ái gọi là "đại sứ du lịch" của phố cổ.

Hầu hết người hành nghề xích lô ở Hội An đều nói được tiếng Anh vì đã từng trải qua những lớp học ngoại ngữ. Lúc đầu, họ cũng chỉ sử dụng tiếng "bồi" như những người dân khác ở phố cổ. Dần dà, thấy được sự quan trọng trong việc giao tiếp với du khách, nghiệp đoàn xích lô Hội An đã tổ chức những lớp học tiếng Anh và nghiệp vụ hướng dẫn du lịch cho các thành viên.

Trong gia đình xích lô ở Hội An, ông Trương Hùng nổi danh vì giỏi tiếng Anh. Ông Hùng học hết THPT nên cũng có chút vốn liếng tiếng Anh kha khá. Từ kiến thức nền đó, ông đã theo đuổi các khóa học tiếng Anh tại TP Hội An và nhanh chóng trở thành "ngôi sao" trong nghiệp đoàn.

Gặp du khách Âu - Mỹ nào nói tiếng Anh với những câu chữ khó hiểu, ai cũng "chạy làng" thì mời ông Hùng đến để phiên dịch giúp. Thời gian rảnh rỗi, ông Hùng lại tụ họp đồng nghiệp đến quán cà phê ven đường để chỉ dẫn thêm kỹ năng giao tiếp tiếng Anh cho họ.

Ngoài giao tiếp được bằng tiếng Anh, những người hành nghề xích lô ở Hội An còn học hỏi thêm cách ứng xử. Với họ, mỗi du khách đến từ những vùng miền khác nhau trên thế giới đều cần có một cách ứng xử riêng mà dân xích lô phải ghi nhớ.

Từ các kinh nghiệm phục vụ du khách, những người đạp xích lô ở phố cổ chia sẻ cho nhau để hoàn thiện hơn. "Chúng tôi là những người góp phần làm nên bộ mặt của thành phố du lịch nên cần phải học hỏi nhiều thứ để ngày càng nâng cao vị thế của Hội An, đưa được những nét văn hóa tốt đẹp của phố cổ đến với bạn bè trong nước và thế giới", ông Đinh Văn Phước - Phó Chủ tịch nghiệp đoàn xích lô Hội An cho hay.

Tin cùng chuyên mục

Đọc thêm

Cần có tour du lịch thân thiện dành cho người khuyết tật

 Những người khuyết tật mong có nhiều điểm du lịch tiếp cận thân thiện để họ dễ dàng đi du lịch, trải nghiệm. (Ảnh: Hải Vân)
(PLVN) - Việt Nam đang tích cực phấn đấu trở thành một trong những điểm đến du lịch thân thiện hàng đầu thế giới. Để thực hiện được mục tiêu này, ngành du lịch Việt khó thể bỏ sót một số lượng lớn du khách tiềm năng là người khuyết tật (NKT) và cả người cao tuổi cần hỗ trợ.

Đà Lạt mộng mơ qua ống kính nhiếp ảnh gia

Đà Lạt mộng mơ qua ống kính nhiếp ảnh gia
(PLVN) - 50 tác phẩm ảnh đặc sắc từ các góc máy được đầu tư bài bản, tư duy sáng tạo của các nhiếp ảnh gia, nghệ sĩ yêu mến Đà Lạt vô bờ bến tại triển lãm ảnh nghệ thuật “Những sắc màu thành phố ngàn hoa” đã làm nổi bật lên vẻ đẹp thiên nhiên, di sản, con người Đà Lạt trong cuộc sống đời thường, mang đến cho người xem những cung bậc cảm xúc thú vị.

Nông thôn - “mỏ vàng” du lịch Việt

Du khách hồ hởi khi được trải nghiệm làm nông dân trong tour du lịch nông nghiệp. (Ảnh: B.C)
(PLVN) - Với hơn 60% người dân sống ở nông thôn, việc phát triển du lịch nông thôn không chỉ tạo việc làm, nâng cao thu nhập, bảo đảm đời sống của bà con nông dân mà còn là phương thức gìn giữ, bảo vệ thiên nhiên, truyền thống văn hóa, bản sắc dân tộc của các vùng nông thôn Việt Nam.

Thành phố Huế thúc đẩy du lịch văn hóa với mạng lưới trạm tương tác thông minh

Du khách trải nghiệm trạm tương tác thông minh khi vào tham quan Điện Kiến Trung (Đại nội Huế).
(PLVN) - Huế đang ứng dụng công nghệ mới nhất vào công tác bảo tồn và phát huy các giá trị di sản trong phát triển du lịch, nổi bật là xây dựng thí điểm mạng lưới các trạm tương tác thông minh -TapQuest kết nối với nhau để tạo thành một bản đồ văn hóa và di sản, mang lại trải nghiệm độc đáo cho du khách.

Hoa, cây cảnh Đà Lạt 'khoe sắc'

Hoa, cây cảnh Đà Lạt 'khoe sắc'
(PLVN) - Sáng nay, 5/12, UBND TP Đà Lạt (tỉnh Lâm Đồng) khai mạc “Trưng bày triển lãm hoa, cây cảnh quốc tế” và “Không gian hoa đường phố”.

Gìn giữ truyền thống, đưa ẩm thực Hà Nội vươn xa

Du khách nước ngoài thưởng thức ẩm thực Việt. (Ảnh: Vũ Cường)
(PLVN) - Ẩm thực Hà Nội từ xưa đến nay vốn nổi tiếng với sự phong phú, tinh tế, mang đậm hương sắc truyền thống của người Tràng An. Mặc dù có tiềm năng lớn về văn hóa ẩm thực, nhưng Hà Nội cần đầu tư quy mô, bài bản hơn nữa để phát huy thế mạnh này.

Du lịch biển Việt Nam 'về đích' sớm trong năm 2024

Du lịch biển Việt Nam có những bước phát triển vượt bậc trong năm 2024. (Ảnh minh họa: Hồ Tùng Phương)
(PLVN) - Cuối năm 2024, ngành du lịch biển Việt Nam nhận về nhiều tin vui. Hàng loạt các địa phương có thế mạnh về du lịch “về đích” sớm, hoàn thành mục tiêu năm 2024 với kết quả kinh doanh “bội thu”. Một số địa phương đã và đang lên kế hoạch khai thác các sản phẩm du lịch mới nhằm thu hút khách trong và ngoài nước.

Cà Mau: Phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn

Cà Mau: Phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn
(PLVN) - Là miền đất tận cùng ở cực Nam Tổ quốc, Cà Mau "xứ sở diệu kỳ" được mệnh danh là nơi đất biết nở, rừng biết đi và biển biết sinh sôi, Cà Mau đã và đang có rất nhiều dự án để tập trung xây dựng, phát huy và khai thác tốt lợi thế, tiềm năng du lịch của địa phương, nhằm thu hút du khách trong và ngoài nước.

Quảng Ninh sức hút mạnh mẽ mùa du lịch tàu biển

Tàu Viking Orion cập Cảng tàu khách quốc tế Hạ Long ngày 21/10/2024, đưa vị khách quốc tế thứ 3 triệu đến với Quảng Ninh.
(PLVN) -  Tỉnh Quảng Ninh hiện là địa phương đầu tiên và duy nhất ở Việt Nam có Cảng tàu khách quốc tế Hạ Long là cảng tàu khách chuyên biệt dành cho du lịch, có thể đón cùng lúc nhiều tàu biển quốc tế quy mô lớn. Nhờ vậy, Quảng Ninh đang có sức hút mạnh mẽ từ thị trường du lịch đặc biệt này.

Ẩm thực xứ Lạng níu chân du khách

Các món nướng ở phố đi bộ Kỳ Lừa hấp dẫn du khách. (Ảnh trong bài: Thùy Dương)
(PLVN) - Đến với Lạng Sơn, du khách không chỉ được ngắm nhìn cảnh sắc non xanh hùng vĩ, nên thơ, với các danh lam thắng cảnh đẹp mà còn được thưởng thức nhiều món ăn đặc sản, đong đầy hương vị núi rừng Đông Bắc dung dị mà tinh tế.

Những phản ứng 'bất ngờ' của khách nước ngoài lần đầu thưởng thức chả rươi

Món chả rươi thường ăn kèm với bún, nước chấm, đôi khi thêm chả cốm và nem. (Nguồn: SCM)
(PLVN) - Đặc sản của Hà Nội nói riêng hay ẩm thực Việt Nam nói chung vô cùng đa dạng, phong phú và độc đáo. Đặc biệt, những món ăn đường phố chắc chắn có thể làm bất ngờ và hài lòng những thực khách khó tính nhất. Trong đó phải kể đến món chả rươi, mặc dù có hình thù khiến nhiều người sợ hãi, nhưng hương vị tuyệt vời sau khi nếm thử luôn làm thực khách bất ngờ.